- 5 điều đại kỵ trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể không biết
- Nên cúng ông Công ông Táo ở bếp hay trên bàn thờ?
- Đón ông Công ông Táo trở lại trần gian vào ngày nào?
Cúng ông Công ông Táo năm 2022 ngày nào tốt
Cúng Táo quân 2022 ngày nào tốt?
Thông thường, nghi lễ cúng Táo quân được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp. Năm Tân Sửu 2021, ngày này rơi vào thứ Ba, ngày 25/1/2022 dương lịch. Đây là ngày phù hợp nhất, tốt nhất cúng Táo quân về chầu trời.
Ngoài ra, xem ngày tốt xấu theo Lịch vạn niên 2022, ngoài ngày 23 tháng Chạp, năm 2022, còn có thêm 1 ngày đẹp và phù hợp để tiến hành cúng Táo quân là ngày 21 tháng Chạp (tức 23/1/2022 dương lịch).
Cúng Táo quân trước 1 ngày có được không?
Lệ xưa cứ nhằm ngày 23 tháng Chạp là cúng Táo quân, nhưng ngày nay cuộc sống biến đổi nhiều. Nếu không có điều kiện tiến hành nghi lễ vào đúng ngày này, các gia đình cũng có thể tiến hành trước 1 hoặc 2 ngày cũng không sao.
Có điều cần hết sức lưu ý, nghi lễ này nên được tiến hành trước giờ Ngọ (11h-13h), tốt nhất trước 12h ngày 23 tháng Chạp. Nếu quá muộn sẽ mất tính linh thiêng.
Cúng ông Công ông Táo năm 2022 giờ nào tốt
Trong ngày 21 tháng Chạp
Giờ đẹp gồm: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).
Trong đó, giờ Ngọ ngày 21 tháng Chạp là giờ Tốc hỷ, là khung giờ đẹp nhất để cúng Táo quân.
Tốc hỷ mọi việc mỹ miều
Cầu tài cầu lộc thì cầu phương Nam
Mất của chẳng phải đi tìm
Còn trong nhà đó chưa đem ra ngoài
Hành nhân thì được gặp người
Việc quan việc sự ấy thời cùng hay
Bệnh tật thì được qua ngày
Gia trạch đẹp đẽ tốt thay mọi bề.
Theo quan niệm người xưa, nếu tiến hành cúng Táo quân vào khung giờ này, hứa hẹn trong năm mới cả gia đình gặp nhiều may mắn, niềm vui và sự hóa giải kịp thời cho những xui xẻo có thể gặp phải.
Trong ngày 23 tháng Chạp
Giờ tốt gồm: Thìn (7h-9h), Tị (9h-11h).
Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời (như đã nêu phía trên).
Riêng với giờ Ngọ:
Theo tín ngưỡng dân gian, giờ Ngọ (từ 11h – 13h) ngày 23 tháng Chạp là thời điểm các Thần bếp quy tụ để chuẩn bị về trời. Nên đây được coi là khung giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời hơn cả (tốt hơn hết là trước 12h trưa).
Tuy nhiên, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Ngọ là giờ Hắc đạo. Vì thế, tùy quan niệm mỗi gia đình mà có thể đưa ra lựa chọn phù hợp. Không nhất thiết phải cúng Táo quân vào lúc giữa trưa (chính Ngọ), mà có thể cúng vào các khung giờ đẹp nêu trên (như giờ Thìn hoặc Tị).
Lễ vật cúng ông Công ông Táo năm 2022 gồm những gì
Lễ vật cúng ông Công ông Táo truyền thống, chung nhất thường gồm:
Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Nhiều người chỉ cúng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) để tượng trưng.
Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện di chuyển của ông Công, ông Táo. Bạn có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép thật đều được.
Thường ở miền Bắc người ta còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước ngụ ý "cá chép hóa rồng" nhưng tại Nam Bộ thường dùng cá chép giấy nhiều hơn.
Tiền vàng
1 chiếc áo
1 đôi hia bằng giấy
Những đồ "vàng mã" (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo quân.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo năm 2022 gồm những gì
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân. Thông thường vào ngày này, mọi người cúng cỗ mặn.
Mâm cỗ mặn cúng ông Táo về cơ bản gồm có:
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- 5 lạng thịt vai luộc (hoặc con gà luộc ngậm hoa hồng)
- 1 bát canh mọc
- 1 đĩa xào thập cẩm
- 1 đĩa giò
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa chè kho
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 1 quả bưởi
- 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
- 3 chén rượu
- 1 quả cau, lá trầu
- 1 lọ hoa đào nhỏ
- 1 lọ hoa cúc
- 1 tập giấy tiền, vàng mã
Gia chủ có thể cúng đồ chay hay mặn, đồ cúng nhiều hay ít tùy vào gia cảnh từng nhà, không phải cứ mâm cao cỗ đầy là được hưởng nhiều lộc, mâm cỗ đơn giản mà gia chủ tâm thành kính vẫn tốt hơn.
Kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo năm 2022
Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong ngày cúng ông Công ông Táo chớ phạm phải kẻo mất linh:
- Kiêng kỵ làm lễ cúng các táo sau ngày 23 tháng Chạp.
- Kiêng kỵ dâng cúng Táo quân những món ăn kiêng kỵ như thịt chó, thịt vịt, thịt chim…
- Kiêng kỵ cầu xin tài lộc khi cúng ông Táo.
- Kiêng kỵ ném cá chép từ trên cao, ném cả túi nylon.
Lưu ý khi thả cá phóng sinh ngày ông Công ông Táo: Phóng sinh bằng cái tâm chứ đừng theo phong trào, không chạy theo số đông. Tuyệt đối không nên mê tín, hay vụ lợi, đầu cơ công đức. Nên tránh những hành động như thả cá từ trên cao, thả cả túi nylon, cầm cả xô đổ xuống, xem giờ lành để đi thả cá…
Hậu Táo quân, gia chủ nên làm gì để gặp may mắn?
Hậu Táo quân nên làm gì, trong 7 ngày ông Công ông Táo lên chầu trời, thông thường các gia chủ sẽ tiến hành những việc như sau:
- Bao sái, dọn dẹp bàn thờ.
- Tỉa chân nhang (thay bát hương cũ nếu cần thiết).
- Dâng lễ mời các Táo về an vị ngày cuối năm và cúng Tất niên.
- Dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón nguồn năng lượng mới.
- Mở cửa để đón sinh khí vào nhà.
- Cùng quây quần bên bữa cơm tất niên đầm ấm.
Để lại bình luận
5