- Amway có lừa đảo không? Amway có phải đa cấp không?
- Tìm hiểu một số thông tin về công ty đa cấp Unicity
- Tìm hiểu thông tin về sản phẩm và công ty Siberian Health
Herbalife có phải đa cấp?
Herbalife được thành lập vào năm 1980, có trụ sở tại Los Angeles chuyên bán các sản phẩm dinh dưỡng như sữa trứng giảm cân và các loại vitamin, thực phẩm chức năng. Herbalife là một trong những công ty sử dụng mô hình bán hàng đa cấp nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên sau những cáo buộc của FTC, cụm từ bán hàng đa cấp được Herbalife khôn khéo thay bằng “sản phẩm được phân phối thông qua mạng lưới các nhà phân phối độc lập”.
Herbalife có mặt tại Việt Nam từ tháng 11/2009. Herbalife Việt Nam cung cấp 7 nhóm sản phẩm gồm: Dinh dưỡng hỗ trợ về cân nặng, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, hỗ trợ xương khớp, dinh dưỡng bổ sung dành cho vận động, tăng cường năng lượng, dinh dưỡng cho da, tóc, mắt. Hình ảnh mà Herbalife đưa đến thị trường người tiêu dùng Việt Nam là một tập đoàn dinh dưỡng toàn cầu của Mỹ cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng, kiểm soát cân nặng, và chăm sóc cá nhân hỗ trợ lối sống lành mạnh.
Đầu năm 2018, Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam đã bị xử phạt 140 triệu đồng vì có hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp với các vi phạm:
- Quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm.
- Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy tắc hoạt động.
- Ký kết hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật…
(Trích dẫn thông tin về việc Herblife bị xử phạt theo báo Anninhthudo.vn do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) thông báo)
Theo như Reviews365 được biết thì Herblife tại Việt Nam tổ chức bán hàng theo mô hình đa cấp với việc phát triển các "nhóm dinh dưỡng", các nhóm này hoạt động độc lập và sẽ có trưởng nhóm dẫn dắt cùng với các thành viên. Nhóm dinh dưỡng thường được mở ở các nơi đông dân cư, kết hợp mô hình bán hàng và tập luyện yoga hoặc các loại vân động thư giãn.
Đầu tiên các Nhóm dinh dưỡng này sẽ mời khách hàng sử dụng sản phẩm, sau đó sẽ dần dần mời các khách hàng này trở thành nhà phân phối với nguyên lý "trước hết vào làm để sử dụng". Tuy rằng đây cũng là một lý lẽ tốt để gia tăng lượng khách hàng và nhà phân phối, tuy nhiên cách làm này cũng dẫn đến sự nghi ngờ của nhiều người. Vì để bán được hàng, và duy trì mức chiết khấu cao thì doanh thu phải đạt các mức nhất định.
Herbalife lừa đảo
Có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng sữa Herbalife lừa đảo, vậy đâu mới là sự thật? Hiện tại hình thức bán hàng đa cấp của Herbalife vẫn đang diễn ra dưới hình thức biến tướng, lừa đảo nên tiếng xấu của đa cấp Herbalife vẫn luôn đeo bám thương hiệu này. Đối với sản phẩm của herbalife, phương pháp giảm cân bằng thực phẩm chức năng Herbalife kết hợp từ bộ 3 sản phẩm giảm cân cơ bản đó là: Sữa herbalife F1 công thức dinh dưỡng thay thế bữa ăn chính, Vitamin herbalife, thực phẩm ăn kiêng protein herbalife. Thế nhưng trong dư luận vẫn nổi dậy làn sóng “Sử dụng thực phẩm chức năng herbalife có tốt như những lời quảng cáo đồn thổi”.
Hơn thế nữa, Herbalife được đánh giá, gắn mác là sản phẩm“chất lượng thấp mà giá trên trời” từ người tiêu dùng. Về chất lượng của các sản phẩm của herbalife được các chuyên gia y tế, dinh dưỡng đưa vào danh mục thực phẩm chức năng chứ không phải là các loại thuốc do đó người tiêu dùng cần sử dụng theo hướng dẫn sử dụng hoặc theo lời khuyên của các bác sĩ. Khuyến cáo của các chuyên gia y tế đưa ra rằng: “Người tiêu dùng khi chọn bất cứ sản phẩm nào liên quan đến sức khoẻ cần xem kỹ nguồn gốc, xuất xứ, thương hiệu vì nếu không, khi bị tai biến thì không thể kêu ai.
Ngoài việc biết nguồn cung cấp còn cần biết cả giá vì những sản phẩm hướng dẫn truyền miệng sử dụng kiểu này đôi khi giá không phản ánh đúng giá trị thực vì đã đội lên nhiều lần”. Đối với người tiêu dùng, có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra về chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm giảm cân herbalife. Một khách hàng ở Tây Sơn-Hà Nội chia sẻ về sản phẩm của herbalife: “Có những sản phẩm được bán với giá lên tới hàng ngàn đô” nhưng hiệu quả thì chưa thấy đâu dù khách hàng đã sử dụng trong một thời gian dài. Nhưng có những khách hàng lại cho rằng thực phẩm giảm cân của herbalife thực sự hiệu quả và tin dùng.
Thực tế đối với các sản phẩm dạng thực phẩm chức năng, việc phát huy tác dụng với thể trạng mỗi người là khác nhau. Không kể cách sử dụng và nếp sống của mỗi người cũng tác động tới hiệu quả của sản phẩm. Tuy nhiên, quan trọng là người bán hàng có giải thích rõ cho khách hàng hiểu điều này hay không, nếu không giải thích rõ, dẫn tới hiểu lầm và nghi ngờ "herbalife lừa đảo", hoặc các nhận định khác nhau về sản phẩm là bình thường.
Herbalife có tốt không?
Việc Herbalife có tốt không? giống như bất kỳ sản phẩm nào khác, nếu người nào thấy phù hợp với thể trạng dùng thấy tốt, người nào không phù hợp, hoặc dùng chưa đúng cách có thể không thấy phát huy hiệu quả gì. Như vậy, về sản phẩm này, theo July mọi người cũng không nên quá kỳ vọng coi như thần dược, hay một loại thực phẩm vạn năng.
Người bán hàng khi không có đủ hiểu biết và kỹ năng bán hàng thường ca ngợi sản phẩm lên tận mây xanh. Một loại thực phẩm lành mạnh có thể chữa bách bệnh, đây là một sai lầm trong bán hàng. Sai lầm này có thể bắt đầu từ người dẫn dắt của tổ chức, dẫn đến khuếch trương các thông tin tích cực một cách thái quá. Khi người sử dụng dùng không đạt được như mong đợi, họ sẽ kết luận sản phẩm không tốt, sản phẩm lừa đảo.
Có thể sản phẩn Herbalife là một thực phẩm dinh dưỡng dễ sử dụng, tiện lợi trong việc thay thế một bữa ăn hàng ngày, giúp kiểm soát cân nặng. Nhưng nếu như người bán hàng ca ngợi thêm nhiều tính năng khác như chữa bệnh, như dùng sẽ có những tác động kỳ diệu, khỏi bệnh tiểu đường, khỏi đau xương khớp ..vv. Thì có thể sản phẩm này sẽ vượt quá sự mong đợi của người dùng.
Như vậy, sản phẩm Herbalife có tốt không là một câu trả lời bỏ ngỏ, hiệu quả với mỗi người có thể khác nhau. Nếu sản phẩm vẫn đang được cấp phép lưu hành trên thị trường thì có thể không vi phạm gì về an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên nếu chỉ để sử dụng, có lẽ chúng ta không quá phải lo lắng. Tuy nhiên cách bán hàng và giá cả sản phẩm là một câu chuyện khác. Ngoài phạm vi bàn luận của bài viết này.
THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ HERBALIFE VIỆT NAM
Herbalife là tên gọi ngắn gọn của Herbalife Nutrition - là một công ty kinh doanh đa cấp toàn cầu chuyên về chế phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm quản lý cân nặng, chất bổ dùng trong thể thao và sản phẩm làm đẹp cá nhân. Công ty được Mark R. Hughes thành lập năm 1980 tại Los Angeles, với số nhân viên toàn cầu hiện tại là khoảng 7800 người. (Theo Wiki) -> Herbalife có tốt không?
Những lần Herbalife Việt Nam bị xử phạt
Công ty Herbalife hoạt động tại Việt Nam đã bị cơ quan chức năng xử phạt một vài lần. Cụ thể như sau:
Theo báo Kiến Thức, năm 2018, Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam bị xử phạt 140 triệu đồng vì có hành vi vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, quảng cáo sai công dụng sản phẩm.
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng - Bộ Công Thương đã tiến hành điều tra và xử phạt Công ty đối với các vi phạm: Quảng cáo đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về công dụng của sản phẩm; Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy tắc hoạt động.
Trước đó, hồi năm 2016, Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cũng từng ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH MTV Herbalife Việt Nam vì đã có hành vi vi phạm trong việc quảng cáo sản phẩm có nội dung không phù hợp với nội dung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Theo đó, Herbalife Việt Nam bị xử phạt với số tiền 25 triệu đồng vì hành vi quảng cáo sản phẩm thức uống dạng bột Beauty Powder Drink –Hương Cam (Supplement Food: Beauty Powder Drink – Orange Flavor) trên các trang thông tin điện tử và trên hộp đèn có nội dung không phù hợp với nội dung được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Cũng trong năm 2016, Herbalife Việt Nam từng bị Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) xử phạt 50 triệu đồng vì bán hàng đa cấp tại các tỉnh, thành phố khi chưa được địa phương thông báo tiếp nhận.
Theo Tạp chí Gan lâm sàng và Thực nghiệm, dù nhân viên y tế không thể lấy mẫu sản phẩm Herbalife mà cô gái xấu số 24 tuổi người Ấn Độ tử vong đã dùng từ gia đình, nhưng đã lấy sản phẩm tương tự từ câu lạc bộ dinh dưỡng, nơi bán các sản phẩm Herbalife, thậm chí các chuyên gia còn lấy 08 mẫu sản phẩm Herbalife được bán trực tuyến trên internet và kết quả phân tích cho thấy, sản phẩm Herbalife chứa kim loại nặng, các hóa chất độc hại và chất hướng thần, cũng như bị nhiễm khuẩn.
Các trường hợp suy gan tương tự liên quan đến sử dụng sản phẩm Herbalife cũng được báo cáo ở Israel, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Iceland, Argentina và Mỹ. Tỷ lệ nhiễm độc gan ước tính là 25-30 người/100.000 người tiêu dùng sản phẩm Herbalife. Một loạt các trường hợp xảy ra gần nhất được biết đến là từ năm 2015.
- Tinh dầu Hoa Anh Thảo Hàn Quốc có tốt không? review tinh dầu hoa anh thảo hàn quốc
- Review vườn vua resort - vườn vua resort có gì?
- Amway có phải đa cấp không? Amway có lừa đảo không?
- Unicity lừa đảo NPP như thế nào?
Để lại bình luận
5