- Cúng Rằm tháng Giêng 2023 ngày giờ nào đẹp, lễ vật cúng gồm những gì
- Tử vi 2023 của 12 con giáp: Tổng hợp chi tiết tất cả các tuổi
- Tử vi tháng 2/2023 của 12 con giáp dương lịch: Hãy nắm bắt lấy cơ hội
Ngày rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu được coi là một trong ngày lễ lớn theo quan niệm của người Việt.
Nhà nhà không chỉ cúng gia tiên mà còn lên chùa thắp hương, cầu mong sức khỏe, bình an; gia đình hạnh phúc, con cháu học hành tấn tới. Dưới đây là một số chùa được nhiều người viếng thăm dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng ở Hà Nội.
Đền/chùa ở miền Bắc:
1. Chùa Phúc Khánh
Nhắc đến ngôi chùa dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng linh thiêng bậc nhất Hà thành không thể không kể đến chùa Phúc Khánh.
Chùa Phúc Khánh còn có tên là chùa Sở, hay chùa Thịnh Quang, nằm trên phố Tây Sơn, gần Ngã Tư Sở, thuộc phường Thinh Quang, Đống Đa, Hà Nội.
Dù là một ngôi chùa nhỏ nhưng lại thu hút nhiều người đến hành lễ. Hàng năm, dòng người đổ về đây chiêm bái, lễ Phật cầu an, dâng sao giải hạn, cầu siêu rất đông.
Trong đó, rằm tháng Giêng là thời điểm đông nhất. Sau những lời cầu khấn cho một năm mới làm ăn sung túc, suôn sẻ thuận hòa, nhiều người sẽ đến ban thờ Đức Ông để rút quẻ đầu năm. Nhiều người tin rằng chùa Phúc Khánh rất linh thiêng, cầu gì được nấy, nên khách thập phương đến dâng lễ vào những ngày lễ, Tết năm nào cũng nườm nượp như trẩy hội.
Đặc biệt trong các khóa lễ người dân thường đứng kín từ trong chùa tràn ra đến ngoài phố Tây Sơn, lan sang cả Ngã Tư Sở, nhiều người còn chấp nhận đứng xa cả cây số để vái vọng.
Không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cầu an, giải hạn linh thiêng có tiếng ở Hà Nội, chùa Phúc Khánh còn được biết đến là một trong những ngôi chùa cầu duyên và cầu tự nức tiếng Hà thành. Nhất là với những người trắc trở về tình duyên, họ tìm đến chúc Phúc Khánh để nhờ nhà chùa làm lễ cắt tiền duyên, cầu mong cắt được duyên âm để sớm tìm được ý trung nhân thích hợp.
2. Chùa Hà
Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, trước thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc quận Cầu Giấy – Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497).
Nếu như những ngôi chùa khác tập trung nhiều tầng lớp trung niên, các cụ ông cụ bà đến để giải hạn, để lễ bái thì chùa Hà được đông đảo học sinh, sinh viên biết đến với một cái tên khác – Chùa Tình yêu.
Chùa Hà nổi tiếng là linh thiêng nên chùa thu hút rất đông khách thập phương đến tham quan, lễ Phật. Trai chưa vợ, gái chưa chồng đến sắp lễ xin tìm được một nửa của mình. Những đôi yêu nhau cũng đến chắp tay thành kính cầu cho tình duyên trăm năm hạnh phúc.
Thêm vào đó, trong giới trẻ còn lan truyền những tin đồn về sự linh ứng của ngôi chùa Hà cầu duyên linh thiêng này: nào là trai gái độc thân đến đây xin cầu duyên đều nhanh chóng tìm đuợc ý chung nhân của mình. Thậm chí có những bạn còn khăng khăng kéo người yêu mình đến đây thề yêu nhau, vì đã thể ở đây rồi sẽ không bao giờ thay lòng đổi dạ.
Chính điều đó khiến chùa Hà trong tư tưởng của những người đến cầu càng mang đậm nét huyền bí linh thiêng. Ai đã một lần đến đây thắp hương, xin đài xin lộc đều mang trong mình một niềm tin vào sự linh ứng.
5 ngôi chùa cầu được ước thấy nên đi lễ đầu năm
3. Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nằm cạnh Hồ Tây, ở cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội.
Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
Điều thu hút nhất của chùa Trấn Quốc chính là Bảo tháp lục độ đài sen có 11 tầng và cao 15m. Mỗi tầng tháp có 6 ô cửa hình vòm, trong mỗi ô đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Đỉnh tháp cũng có đài sen 9 tầng cũng bằng đá quý.
Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng của người dân Hà thành. Vì vậy mà không có gì lạ khi chùa Trấn Quốc là một trong những nơi được nhiều người tìm đến để cầu bình an và cả cầu duyên.
Vào những ngày rằm, đặc biệt là rằm tháng Giêng, người dân tấp nập đổ về đây để mong cầu những điều tốt đẹp nhất cho bản thân cũng như gia đình và những người thân yêu.
Đầu xuân mà vừa đi cầu bình an, tài lộc còn được ngắm cảnh đẹp đầu xuân thì còn gì bằng. Vậy nên người kéo đến đây rất đông vào ngày đầu xuân. Đặc biệt là những bạn trẻ thường tìm vừa đến chùa để cầu duyên đầu năm vừa tạo cho mình những bức ảnh đẹp nhất.
4. Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ là một ngôi chùa ở số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Chùa Quán Sứ được biết đến là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa và là một trong rất ít ngôi chùa ở phía Bắc mà tên chùa cũng được viết bằng chữ Quốc Ngữ.
Năm 1943, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ. Năm 1942, chùa được xây lại theo quy mô kiến trúc và trang trí nội thất như ngày nay. Chùa có quy mô kiến trúc lớn, tam quan kiểu 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông.
Qua tam quan đến một sân rộng lát gạch. Giữa sân xây tòa chính điện cao, hình vuông, có hành lang bao quanh. Hai bên và đằng sau là dãy nhà dung làm thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng. Chùa Quán Sứ hiện nay là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Với lịch sử lâu đời nhất, chùa Quán Sứ cũng là một trong những ngôi chùa dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng rất linh thiêng ở Hà Thành.
Vào những ngày rằm, ngày mùng 1 đầu tháng, đặc biệt là ngày rằm tháng Giêng đầu xuân, dòng người dân đến chùa để khấn bái cho công việc làm ăn thuận lợi, phát đạt, cầu tình duyên, cầu sức khỏe và cả những người hiếm muộn cầu con... rất đông.
5. Phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây.
Phủ Tây Hồ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, một người phụ nữ tài hoa giỏi cầm ca, thơ phú và đức độ. Là một trong bốn vị thánh Tứ bất tử trong tín ngưỡng của người Việt, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ mà bản chất là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.
Cũng theo như truyền thuyết, Phủ Tây Hồ được dựng lên do trạng nguyên Phùng Khắc Khoan lập nên để tưởng nhớ về người tri âm.
Vào dịp tết đến xuân về, du khách thường đổ về đây rất đông. Cùng với việc lễ cầu may, họ còn thưởng ngoạn cảnh đẹp Tây Hồ. Được coi là nơi linh thiêng nên phủ Tây Hồ được nhiều người đến cúng lễ và cầu phúc, cầu lộc.
Không chỉ để cầu tài lộc, dâng sao giải hạn cho gia đình mà còn người tới lễ phủ còn để cầu duyên mỗi dịp đầu xuân năm mới.
6. Đền Quán Thánh
Trấn giữ phía bắc là đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ. Ngôi đền có vị trí đẹp, nằm đúng ngã tư giao đường Thanh Niên với đường Quán Thánh, nhìn sang Hồ Tây.
Năm 1962, đền đã được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa. Dịp đầu xuân hay mồng 1, ngày rằm hàng tháng, đền luôn tấp nập khách thập phương đến dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng. Nơi đây tổ chức chính hội vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.
Ngoài bức tượng đồng thờ thần Huyền Trân Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, nơi đây còn có quả chuông đồng trên gác tam quan với tiếng ngân đã đi vào lòng người dân Việt Nam: “Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”.
Tuy nhiên, chẳng cần dâng sao giải hạn cũng có thể hóa giải xui xẻo nếu biết làm việc này.
7. Đền Kim Liên
Đền Kim Liên - hay còn được gọi là đền Cao Sơn - trấn giữ ở phía nam của kinh thành Thăng Long. Được Bộ VHTT&DL xếp hạng danh mục di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1990, đây là một trong hệ thống những di tích quan trọng và nổi tiếng ở Hà Nội.
Hội đền và đình Kim Liên được tổ chức thường niên vào ngày 16/3 âm lịch, thu hút đông đảo du khách và người dân Hà thành. Trong dịp này, người ta tổ chức các sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi chim, thi nấu cơm trên thuyền, chơi bấp bênh dưới nước, thi tài dọn cỗ cúng thần với những mâm cỗ rất thú vị.
Đền/chùa ở miền Nam:
8. Chùa Vĩnh Nghiêm
Nằm trong danh sách các ngôi chùa dâng sao giải hạn rằm tháng Giêng linh thiêng của khu vực phía Nam, chùa Vĩnh Nghiêm là một công trình tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại.
Tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất của TP HCM. Chùa có khuôn viên khá rộng với diện tích sử dụng khá rộng khoảng hơn 7000m2.
Bước vào chùa là tượng Phật Mẹ Quan Âm cao lớn. Lên cầu thang quẹo qua tay trái là Tháp Quan Thế Âm cao 7 tầng, bên trong tháp mỗi tầng đều có bàn thờ Bồ Tát Quan Thế Âm.
Đây là địa điểm mà các tăng ni phật tử thường đến nghiên cứu Phật học. Ngôi chùa là nơi các du khách thập phương thường đến tham quan và người dân đi cầu may mắn, hạnh phúc.
Nhiều người dân thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Vĩnh Nghiêm là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thành phố vì thế, người dân đến đây thường khá đông trong dịp rằm tháng Giêng để dâng lễ cầu bình an, dâng sao giải hạn cho cả gia đình.
Nhang trong bảo điện lúc nào cũng nghi ngút khói. Chùa đã và đang là địa chỉ tin cậy để người dân thành phố có được một điểm tựa về mặt tinh thần trong cuộc đời đầy bộn bề vất vả, lo toan này.
9. Chùa Phổ Quang
Chùa Phổ Quang tọa lạc ở số 64/3 Huỳnh Lan Khanh, phường 2, quận Tân Bình. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông gắn liền với những thăng trầm của lịch sử, đây là địa điểm thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Điều đặc biệt khi ghé thăm ngôi chùa này là ở đây vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, bạn cũng có thể nghe được tiếng chim kêu ríu rít, mọi âu lo phiền muộn cùng những bon chen tất bật gác bỏ lại bên ngoài.
Có lẽ vì thế mà hàng năm chùa Phổ Quang chào đón rất nhiều du khách tìm đến chiêm bái, vãn cảnh, thả mình vào không gian thoáng tịnh.
Ngôi chùa này là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động lễ bái lớn trong năm như: cúng rằm tháng Giêng, Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan, Lễ Hạ Nguyên, Giao thừa, Tân niên… Ngoài ra chùa cùng là nơi thường xuyên lui tới thắp hương và nguyện cầu mỗi ngày 15 và mùng 1 hàng tháng.
Bên cạnh đó, chùa Phổ Quang Tân Bình còn là nơi học tập Phật pháp và thường xuyên tổ chức các buổi lễ cầu nguyện, cầu siêu cho nhân dân và đất nước.
10. Chùa Hoằng Pháp
Tọa lạc tại ấp Tân Thới 3, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM, chùa Hoằng Pháp cũng là một chốn linh thiêng với người dân miền Nam tìm đến mỗi dịp đầu xuân năm mới, các ngày lễ hoặc ngày mồng 1, ngày rằm hàng tháng để lễ Phật, cầu an cho gia đình.
Chùa Hoằng Pháp có rất nhiều hoạt động quy mô hoành tráng và rất thú vị như: Lễ giỗ tổ chùa (lễ húy kỵ), khóa tu Phật thất, khóa tu mùa hè, lễ Vu Lan, vía A Di Đà, lễ Phật đản sanh…
Đặc biệt, chùa Hoằng Pháp đã tổ chức rất nhiều khóa tu Phật thất thu hút hàng nghìn thiện nam thiện nữ từ khắp nơi về đăng ký tham gia. Trong 7 ngày tu tại chùa bạn sẽ được học rất nhiều điều, nhiều văn hóa trong cuộc sống đạo Phật như: Cách lễ bái, cách chắp tay, xá chào, cách lễ lạy và ý nghĩa của chúng.
Đến đây không chỉ tu tâm, tu tính mà người tham gia còn được rèn luyện sức khỏe dẻo dai.
Để lại bình luận
5