Nguồn gốc về con Trâu
Loài trâu phân ra thành 2 loài sống ở 2 nơi chính đó là châu Âu và châu Á. Châu Á chiếm 95% tổng số trâu trên thế giới và một nửa trong số đó sống ở Ấn Độ. Họ Bovidae được biết đến từ các mẫu hóa thạch từ Tiền Miocen, xuất hiện khoảng 20 triệu năm về trước.
Loài trâu ở Việt Nam có tổ tiên là trâu rừng đầm lầy thuần hóa, chúng để làm giúp nhiều công việc đồng áng, chúng được sinh ra ở vùng Đông Nam Á nhiệt đới, hiện nay vẫn còn tồn tại ở miền Trung nước ta.
Chưa có thông tin xác thực về việc con trâu xuất hiện từ khi nào và chúng được con người thuần hoá để cày ruộng vào thời gian nào. Theo chuyện cổ tích Việt Nam thì trâu là một vị tiên trên trời, mang danh hiệu Ngưu Thần
Theo phân công của Ngọc Hoàng, Ngưu Thần giữ một chức vụ quan trọng trong đời sống nhân gian, phụ trách việc sản xuất ra lương thực nuôi sống con người và thú vật trên dương trần. Được giữ một chức vụ sang cả như vậy, Ngưu Thần rất chăm chỉ, lầm lũi làm việc, không quản ngại cực nhọc.
Ngưu Thần tính tình điềm đạm, không rượu chè say xỉn, không thích đồ ăn cao lương mỹ vị, mà thú tiêu khiển duy nhất của ông chỉ là mê nghe đàn bầu.
Khi Ngọc Hoàng thấy loài người ngày càng đông đúc, sống chen chúc mà chỉ sống bằng săn bắt, hái quả thì không đủ ăn nên sai Ngưu Thần đến, trao cho hai thúng hạt giống: thúng màu vàng là lúa, đem gieo vãi trên đồng bằng lưu vực các sông lớn, làm lương thực cho con người.
Còn thúng màu xám là hạt giống cỏ, đem gieo trên các bình nguyên ven đồi núi để các thú rừng có thức ăn.
Trước khi Ngưu Thần xuống trần gian, ông tổ chức một đêm chào biệt, nên suốt đêm Ngưu Thần vểnh tai nghe cách nghệ tiên đàn bầu. Đến khi tiếng gọi mặt trời ló dạng ông mới giật mình, vôi cắp hai thúng hạt giống bay xuống trần.
Năm Sửu bàn về con trâu để ta hiểu thêm về nguồn gốc và đặc tính loài vật này
Ông vẫn chưa tỉnh táo còn tiếng gió vù vù bên tai khiến đầu óc Ngưu Thần mụ mi khi vừa đáp xuống một ngọn núi. Ông nghĩ mãi cũng không nhớ ra được thúng nào là lúa giống. Ông bèn nghĩ cách là đưa hai tay ra “oản tù tì” bên nào thắng đem gieo xuống đồng bằng.
Kết thúc trò chơi, ông cắp một thúng bay xuống đồng bằng gieo vãi, thúng còn lại, ông gieo quanh vùng đồi núi.
Kết quả, cỏ mọc đầy đồng, còn lúa vì gieo nơi đất cao, thiếu nước nên èo uột không trổ được bông. Cả người và vật đều đói khổ, tiếng kêu thấu trời.
Trời ngó xuống, thấy Ngưu Thần làm việc tắc trách, bèn giáng xuống trần, cho làm một con vật bắt phải gặm hết cỏ mới được phục chức, nên có cái bụng to như trống cái đình làng, có cái mõm dài hàm rộng để mà nhai cỏ.
Người trần thấy con vật mới cứ lầm lũi kiên nhẫn gặm cỏ, nên muốn giúp nó một tay để trừ cỏ. Sẵn trâu to lớn có sức khoẻ, nên đề nghị trâu kéo cày vỡ đất cấy lúa.
Trâu được người giúp, nhăn răng cười ngất đến rớt cả hàm mà không biết, vì tai trâu còn vương vấn tiếng đàn bầu hoá ra nghễng ngãng nên bị nói là: “Đàn bầu đem gẩy tai trâu”. Con trâu có từ ngày đó.
Vị trí và ý nghĩa của con Trâu trong 12 con giáp
Trong 12 con giáp, theo quy ước thì con Trâu được gọi là Sửu, nó đứng ở vị trí thứ hai trong 12 con giáp, vị trí của Trâu là đứng sau con Chuột (Tí). Không phải vì Trâu bé hơn con Chuột, mà vì nó bị chậm chân khi đến xếp hàng, để Ngọc Hoàng Đại Đế xếp ngôi vị.
Sửu trong 12 con giáp của người Việt Nam không phải là Ngưu trong 12 con giáp của người Trung Quốc. Ngưu của người Trung Quốc lại là con Bò, chắc do đây là dấu vết của nền văn minh gốc du mục của người cổ đại Trung Quốc.
Theo truyền thuyết Trung Quốc cho biết Xuy Vưu có đầu là đầu bò đực và Xuy Vưu thường thường gây ra rối loạn làm cho trật tự thế giới không ổn định, vì thế mà Hoàng Đế đã trừng phạt y.
Trong đời sống tâm linh của người Trung Quốc, họ dùng con bò đất để biểu thị cho giá lạnh và cứ đến mùa xuân, con bò đực lại được ném đi với ý nguyện là cầu mong cho thiên nhiên hồi sinh thuận lợi, và cũng từ đó con bò mang đặc trưng âm tính.
Trong 12 con giáp Trâu (Sửu), trong một vòng “lục thập hoa giáp” ứng với các năm thứ tự như sau: Tân Sửu ứng với đuôi số thứ tự trong bảng Can – Chi là: 01 – 21– 41 – 61 - 81; Quý Sửu ứng với các đuôi số là: 13 – 33 – 53 – 73 – 93; Ất Sửu ứng với các đuôi số là: 05 – 25 – 45 – 65 – 85; Đinh Sửu ứng với các đuôi số là: 17 – 37– 57 – 77 – 97; Kỷ Sửu ứng với các đôi số là: 09 – 29 – 49 – 69 – 89.
Trên đây là các đuôi số của Sửu trong bảng Can – Chi, và theo “Tam hợp” Sử - Tỵ - Dậu, sở dĩ chúng hợp với nhau là bởi vì các đuôi số của Tỵ và Dậu cũng đều là tất cả các số trên.
Năm 2021 theo Can Chi là năm Tân Sửu, cứ 12 năm là một giáp thì đến năm Sửu tiếp theo sẽ là năm Quý Sửu 2033, và đến năm 2081 theo một vòng “lục thập hoa giáp” sẽ là năm Tân Sửu.
Những điều thú vị về những chú trâu
Trâu giỏi thích nghi
Con trâu có khả năng thích nghi với môi trường rất tốt. Có sức chịu với bệnh tật cũng như có thể sống tốt trong điều kiện khó khăn và thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm..
Trâu có lớp da dày và đen bóng với bộ lông mao bao phủ lấy toàn thân. Đuôi trâu dài và hay phe phẩy qua lại để đuổi ruồi muỗi. Hai tai dài và thính, giúp nó có thể nghe được mọi thứ.
Động vật nhai lại
Thức ăn của con trâu chủ yếu là cỏ trên các cánh đồng hay là các cây cỏ khô như cây lạc, cây lúa…
Con trâu là loài động vật dạ dày có 4 túi, là loài động vật nhai lại, nó không có hàm răng trên. Điều này có thể lý giải vì sao trâu phải nhai lại thức ăn. Mà chúng ta thường nghe trong câu chuyện cổ tích Việt Nam: “Trí Khôn Của Ta Đây”.
Động vật đơn thai
Năm Hợi bàn về con lợn ta biết rằng lợn đẻ rất nhiều nhưng trâu lại ngược lại.
Mỗi năm trâu chỉ đẻ từ 1 đến 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1 con. Thông thường trâu cái đẻ 3 năm 2 lứa. Trâu mẹ cũng nuôi con bằng sữa của mình. . Sức sản xuất sữa của trâu cái thấp, chỉ đủ cho con bú. Bởi thế, chẳng bao giờ có bán sữa trâu trên thị trường.
Trâu con được gọi là nghé, khi mới sinh ra khoảng mấy giờ, nghé con đã có thể đứng thẳng. Vài ngày sau nghé con có thể mở mắt và đi theo trâu mẹ.
Nghé con lớn rất nhanh, nghé sinh ra chưa có sừng. Khoảng một thời gian sau sừng của nghé con mới nhú dần ra.
Tốc độ sinh trưởng của loài trâu phải tùy thuộc vào giống nòi, chế độ nuôi dưỡng cũng như điều kiện chăm sóc.
Trâu béo tốt nặng trên 400kg
Con trâu tùy từng giai đoạn trưởng thành mà có cân nặng khác nhau, lúc sơ sinh trâu có cân nặng từ 20 đến 25kg. Lúc 1 năm tuổi có cân nặng 120 đến 140kg, đến 2 năm tuổi đạt từ 200 đến 220kg. Trâu cần từ 2 đến 4 năm mới trưởng thành. Khi trưởng thành, cân nặng lên tới 400 - 450 kg nếu nuôi dưỡng đúng cách.
Con trâu trưởng thành có cân nặng khoảng từ 300 đến 700kg.
Riêng loài trâu rừng thì có kích thước lớn hơn rất nhiều. Trung bình con đực có cân nặng khoảng 600 – 700kg còn con cái có cân nặng khoảng 300 đến 500kg. Chiều cao của chúng khoảng từ 1,3 đến 1,8 m.
Cơ thể trâu rất lớn, kèm theo 4 cặp chân mạnh khỏe. Điều đó giúp chúng có sức mạnh để giúp những người nông dân cày cấy. Chúng có tư thế ngủ rất là lạ, khi ngủ 2 chân trước gập vào trong, để đầu ghé lên ngủ.
Để lại bình luận
5