Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo các chuyên gia văn hóa, tết Hàn thực và Tết Thanh minh là 2 dịp hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về 2 dịp lễ này, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Nguồn gốc Tết Hàn thực và Tết Thanh minh

Nguồn gốc tết hàn thực

Theo một số tài liệu, Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có nguồn gốc từ Trung Quốc, gắn liền với điển tích từ thời Xuân Thu. Để tưởng niệm lòng trung thành của hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, vua nước Tấn đã lập miếu thờ, hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa trong 3 ngày. Bên cạnh đó, chỉ được ăn đồ ăn nguội (từ ngày mùng 3 – 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó, ngày 3/3 âm lịch được dân gian gọi là Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn những người đã khuất.

Một năm sau khi lập miếu thờ, nhà vua cùng quần thần đến viếng mộ của Giới Tử Thôi thì thấy nơi phát hiện ra thi thể của người này đã mọc lên cây liễu lớn khỏe, cành lá xum xuê. Lúc này, vua chợt nhớ ra cụm từ “thanh minh” trong lời di cảo của Giới Tử Thôi. Vì vậy, vua đã đặt tên cho ngày này là Thanh minh. Từ đó về sau, Tết thanh minh trở thành dịp lễ quan trọng của người Trung Quốc, nhằm nhớ đến ông bà, tổ tiên.

Nguồn gốc Tết Hàn thực và Tết Thanh minh - Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?
Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?

Do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thời kỳ Bắc thuộc nên người Việt cũng làm Tết Hàn thực. Tuy nhiên, kể từ thời Lý, Tết Hàn thực đã được Việt hóa, hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay (Tết tháng 3) của người Việt. Theo đó, người Việt tổ chức Tết Hàn thực để cúng gia tiên, Phật và không kiêng lửa như người Trung Quốc. Ngoài ra, Tết Hàn thực ở Việt Nam không tưởng nhớ đến Giới Tử Thôi mà nhớ đến công lao của ông bà, tổ tiên, những người đã khuất. Đây cũng là dịp để gia đình sum vầy.

Tuy nhiên, Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương lại cho rằng, Tết Hàn thực không phải của người Trung Quốc mà là của người Việt. Theo đó, ngày 3/3 âm lịch đánh dấu cho ngày kết thúc của mùa xuân, bắt đầu cho mùa hè. Do vậy, vào ngày này, người Việt tổ chức Tết Hàn thực, ăn và cúng đồ nguội, tiêu biểu là bánh trôi, bánh chay để mong mùa hè bớt nóng. Mặc dù vậy, phân tích của trung tâm này lại có nhiều điểm đáng ngờ, ví dụ như xem Tết Hàn thực là Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch).

Nguồn gốc Tết Thanh minh

Với Tết Thanh minh (Tiết Thanh minh), một số quan niệm khác cho rằng nó không liên quan gì đến điển tích của Trung Quốc. Tiết Thanh minh đơn giản là một trong 24 Tiết khí hàng năm, được tính theo lịch dương, bắt đầu từ ngày 4 – 5/4, kết thúc vào ngày 20 – 21/4. Trong từ Hán Việt, “thanh” nghĩa là “trong”, “minh” nghĩa là “sáng”. Vì vậy, Tiết Thanh minh nghĩa là khoảng thời gian quang đãng, khí trời mát mẻ nhất, thích hợp để tảo mộ. Cho nên, khoảng thời gian này, người Việt sẽ tổ chức Tết Thanh minh.

Nguồn gốc Tết Hàn thực và Tết Thanh minh - Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?
Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?

2. Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?

Do Tết Hàn thực và Tết Thanh minh diễn ra trong khoảng thời gian gần nhau nên nhiều người lầm tưởng rằng 2 Tết này là một. Thực chất, đây là 2 dịp lễ hoàn toàn khác nhau. Để phân biệt rõ hơn về Tết Thanh minh và Tết Hàn thực, hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của 2 dịp Tết trên.

Ý nghĩa Tết Hàn thực

  • Tết Hàn thực là Tết ăn đồ lạnh, được tính theo lịch âm, diễn ra vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Vào dịp này, cúng bánh trôi, bánh chay cho tổ tiên, thần linh là nét đặc trưng trong văn hóa người Việt. Tết Hàn thực ở nước ta có ý nghĩa:
  •  Là dịp để tưởng nhớ đến nguồn cội, thể hiện lòng biết ơn với tổ tiên: Thể hiện qua việc cúng bánh trôi, bánh chay cho tổ tiên, thần linh.
  • Thể hiện truyền thống dân tộc: Dân tộc là dân tộc có nền văn minh lúa nước nên bánh trôi, bánh chay (được làm từ bột gạo nếp thơm) đã trở thành món ăn đặc trưng. Vào dịp Tết Hàn thực, làm 2 loại bánh này thể hiện cho văn hóa của dân tộc ta.

Ý nghĩa Tết Thanh minh

  • Tết Thanh minh (Tiết Thanh minh) là một trong 24 Tiết khí hàng năm, được tính theo lịch dương, bắt đầu từ ngày 4 – 5/4, kết thúc vào ngày 20 – 21/4. Đây là khoảng thời gian khí trời mát mẻ nên đã trở thành dịp tảo mộ, thể hiện lòng biết ơn đến công lao của con cháu với người thân đã khuất.
  • Ngoài ra, Tết Thanh minh còn được xem là ngày giỗ họ chung của các dòng tộc trên cả nước. Do vậy, vào Tết Thanh minh, các dòng họ thường tổ chức giỗ ở nhà thờ họ. Trước là để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, sau là để anh em, họ hàng gặp gỡ để biết mặt nhau.

Kết luận: Tại Việt Nam, Tết Hàn thực không phải là Tết Thanh minh.

Nguồn gốc Tết Hàn thực và Tết Thanh minh - Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?
Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?

3. Tết Hàn thực và Tết Thanh minh ăn gì, làm gì và cúng gì?

Vào dịp Tết Hàn thực, bạn nên ăn bánh trôi, bánh chay, bánh quả nhót vì đây là các món ăn đặc trưng trong dịp này. Ngoài ra, bạn nên làm những điều sau:

Chuẩn bị mâm cúng đầy đủ

  • Mâm cúng bao gồm 3 – 5 đĩa bánh trôi, bánh chay, hoa tươi, trầu cau, nước sạch.
  • Nhắc nhở con cháu, người thân về cội nguồn: Đây là dịp để các thành viên sum họp bên nhau, cũng là dịp tốt để ông bà, cha mẹ nhắc nhở cho con cháu về công ơn, nguồn cội tổ tiên.
  • Nên nói lời hay, ý đẹp để có một năm may mắn, trọn vẹn.

Vào dịp Tết Thanh minh, ngoài ăn bánh trôi, bánh, chay, người ta còn ăn các món mặn (gà luộc, thịt lợn quay…), tùy vào điều kiện của từng gia đình. Bên cạnh đó, bạn nên làm những việc sau:

Tảo mộ

  • Quét dọn mộ phần của người thân, đắp thêm đất mới và cắm hoa tươi.
  • Chuẩn bị mâm cúng chỉn chu: Mâm cúng ở mộ thường gồm xôi chè, oản, chuối, hoa quả, gạo muối, bỏng. Còn mâm cúng ở bàn thờ tổ tiên tại nhà bao gồm bánh trôi, bánh chay, xôi, gà luộc, canh măng, miến xào, hoa quả, vàng mã…

Làm cỗ mời họ hàng

  • Tết Thanh minh là dịp để con cháu sum họp. Với gia đình nào là trưởng họ thì đây là việc không thể thiếu.

Dã ngoại, ngắm cảnh

  • Thời tiết vào Tết Thanh minh mát mẻ, cây cối phát triển mạnh, nhiều loài hoa nở rộ nên đây là lúc thích hợp để đi ngắm cảnh.

Trồng cây

  • Tiết Thanh minh thường có mưa xuân, làm cây cối phát triển nhanh. Do đó, từ xưa đến nay, người ta thường có thói quen trồng cây vào thời điểm này. Vì lý do đó, trong dân gian hay gọi Tết Thanh minh là Tết trồng cây.
Nguồn gốc Tết Hàn thực và Tết Thanh minh - Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?
Tết Hàn thực có phải là Tết Thanh minh không?

4. Tết Hàn thực và Tết Thanh minh có ở nước nào?

Tết Hàn thực là dịp lễ truyền thống của Trung Quốc, Việt Nam (chủ yếu ở miền Bắc) và một số cộng đồng người gốc Hoa trên thế giới. Cứ vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm, người dân nước ta lại làm bánh trôi, bánh chay, xôi chè để cúng gia tiên, thần linh, lễ Phật. Riêng ở Trung Quốc thì chỉ làm chè trôi nước, chơi các trò chơi như đánh đu, đua thuyền…

Tết Thanh minh thì diễn ra với quy mô rộng hơn, có ở Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Việt Nam. Với các nước trên (trừ Việt Nam) thì Tết Thanh minh được xem là quốc lễ. Do đó, Tết Thanh minh tại các nước này được tổ chức lớn.

Tại Trung Quốc, Đài Loan, Ma Cao, người dân thường thả đèn trời, tụ họp cả ngày lẫn đêm và làm 2 món ăn truyền thống là bánh thanh đoàn tử, bánh vặn thừng. Ở nước ta thì Tết Thanh minh được tổ chức nhỏ hơn, không có tục lệ thả đèn trời và chỉ làm bánh trôi, bánh chay cùng một số món ăn mặn khác.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp