- Bốc bài Tarot - Bạn sẽ gặt hái thành công nếu hợp tác với ai?
- Top 3 con giáp chạy trời không khỏi nắng, xui xẻo đủ bề trong tháng 8/2021 là ai?
- Tháng cá nhân trong thần số học: Cách tính và luận giải vận mệnh trong tháng 8
1. Ảnh hưởng của việc thiết kế cầu thang đối với phong thủy của ngôi nhà
Trong phong thủy nhà ở, cầu thang luôn được xem là trung tâm của ngôi nhà. Cầu thang như một cầu nối giữa các không gian với nhau từ tầng thấp nhất cho tới tầng cao nhất.
Chiếc cầu thang còn là nơi thu hút mọi yếu tố tự nhiên cũng như phong thủy cho ngôi nhà. Cầu thang không chỉ đóng vai trò là phương tiện giúp di chuyển mà nó còn là lối dẫn cho không khí, ánh sáng của ngôi nhà.
Do đó, gia chủ không nên xem thường việc thiết kế cầu thang bởi đây là lối dẫn của các luồng sinh khí vào bên trong ngôi nhà. Nếu để sai vị trí có thể nó sẽ hạn chế sức khỏe, tài lộc cho chính gia chủ.
2. Ưu, khuyết điểm của các loại cầu thang thường dùng
2. 1. Thang xoắn ốc
Ưu điểm của loại thang này là tiết kiệm không gian và có tính nghệ thuật, cũng có tác dụng phong thủy khá tốt. Thang xoắn ốc tốt nhất là xoay trong 270 độ, nếu độ xoay quá nhỏ thì vợ chồng trong nhà không hòa thuận. Khuyết điểm của loại thang này là không phù hợp với nhà có người già và trẻ nhỏ.
2.2. Thang gấp khúc
Loại cầu thang này ưu điểm là ngắn gọn, dễ tạo hình và phong phú về thể loại, có loại gấp khúc 90 độ, 360 độ hay có 2 lần gấp khúc. Khuyết điểm là tốn diện tích. Hơn nữa, phong thủy nhà ở cũng không khuyến khích loại thang này vì ngụ ý vận thế khấp khệnh, tài khí không liền mạch.
2.3. Thang vòng cung
Đây là loại cầu thang lý tưởng vì có vẻ đẹp thẩm mĩ lại an toàn, trên phương diện phong thủy cũng rất được, thông suốt, khí tụ khí lưu đều được nên gia trạch phúc ấm. Song loại thang này lại tốn diện tích, cần có không gian rộng mới bố trí được.
3. Nguyên tắc thiết kế cầu thang
3.1. Cầu thang không nên đối diện với cửa trước
Quy tắc thiết kế cầu thang hợp phong thủy cần chú ý điều gì để kích hoạt và mang tài vận tốt cho gia chủ? Cầu thang bao gồm rất nhiều bậc nhỏ, nếu thiết kế cầu thang đối diện với cửa trước, nguồn năng lượng tích cực sẽ bị cản trở, khó lưu thông vào nhà bạn, làm luồng không khí trong ngôi nhà trở nên hỗn loạn.
Một khi bầu không khí bị rối loạn, môi trường chung của ngôi nhà chắc chắn sẽ không tốt. Chủ sở hữu của ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe, con đường tài lộc từ đó cũng bị hao tán.
Đề xuất các biện pháp khắc phục:
Thứ nhất, thay đổi hướng của cầu thang. Ví dụ, sử dụng thiết kế cầu thang vòng cung để thay đổi hướng của cầu thang.
Thứ hai, thiết kế cầu thang ẩn giấu đằng sau bức tường và bao quanh nó bằng hai bức tường, nó sẽ không cản trở nguồn năng lượng tốt mà còn tăng gấp đôi cảm giác an toàn của bạn khi đi lên cầu hoặc xuống cầu thang. Không gian dưới cầu thang có thể được thiết kế như một nhà kho.
3.2. Cầu thang không nên ở trung tâm của ngôi nhà
Cầu thang lý tưởng nên ở cạnh tường chứ không phải ở trung tâm của ngôi nhà, hoặc bởi thiết kế ở vị trí đó, ngôi nhà bị tách thành hai phần, điều này sẽ mang lại tranh chấp, bất hòa cho gia đình bạn.
Cầu thang ở trung tâm của ngôi nhà sẽ gây ồn ào, xáo trộn trong sinh hoạt chung, ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình, cũng cản trở may mắn cho chủ sở hữu của ngôi nhà.
Cũng như trường hợp không nên đặt cầu thang đối diện với cửa, các biện pháp khắc phục bao gồm:
- Thứ nhất, thay đổi hướng của cầu thang.
- Thứ hai, thiết kế cầu thang ẩn giấu đằng sau bức tường.
4. Xây cầu thang hợp mệnh gia chủ
Các nước phương Tây theo Tây lịch, quỹ đạo chịu ảnh hưởng của mặt trời, tức là xuôi chiều kim đồng hồ. Còn các nước phương Đông có quỹ đạo chịu ảnh hưởng của mặt trăng, ngược chiều kim đồng hồ.
Từ xưa, những con Chim Lạc được bố trí bay ngược chiều kim đồng hồ cũng thể hiện sự tuân thủ quy luật của một khu vực chịu ảnh hưởng của mặt trăng.
Theo phong thủy, áp dụng ngược hay xuôi cũng cần lưu ý tính chất dương hay âm từ ảnh hưởng của mặt trời hay mặt trăng. Cụ thể, những người thuộc Trạch Mệnh là Kiền, Ly, Tốn thuộc sự ảnh hưởng của mặt trời. Vì vậy quỹ đạo sẽ được chuyển động xuôi theo chiều kim đồng hồ (theo quỹ đạo mặt trời).
Ngược lại Khảm, Khôn, Cấn thuộc sự ảnh hưởng của mặt trăng, vì vậy quỹ đạo sẽ được chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Theo lý đó, người mệnh Kiền, Ly, Tốn nên chọn xây cầu thang xuôi chiều kim đồng hồ, người thuộc mệnh Khảm, Khôn, Cấn nên chọn xây cầu thang ngược theo chiều kim đồng hồ. Bên cạnh đó, hình dáng, màu sắc, tính chất vật liệu… của thang cũng cần được lựa chọn kỹ càng.
Gia chủ mệnh Đoài, Chấn quyết định xây cầu thang ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ sẽ tùy thuộc vào nghề nghiệp, tính chất công việc. Ví dụ, nếu làm việc về công nghệ, kinh doanh…, tính dương nhiều thì bạn nên chọn quỹ đạo của mặt trời (xuôi chiều kim đồng hồ). Còn hoạt động trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp…, tính âm nhiều thì bạn nên chọn quỹ đạo của mặt trăng (ngược chiều kim đồng hồ).
5. Bố trí cầu thang ở giữa nhà: Tại sao không nên?
5.1. Theo yếu tố phong thủy
Một số người chưa thực sự nắm được những kiến thức cơ bản về vị trí đặt cầu thang nên vô tình đặt cầu thang ở vị trí giữa nhà tạo nên thế xấu về phong thủy. Vậy tại sao không nên bố trí cầu thang ở giữa nhà?
- Cầu thang ở giữa nhà là vị trí được đánh giá là xấu nhất trong phong thủy bố trí cầu thang. Khu vực giữa nhà là nơi quan trọng nhất của ngôi nhà, nếu cầu thang đặt ở vị trí này chẳng khác nào ngôi nhà bị cắt đôi, làm mất đi vẻ hoàn chỉnh của ngôi nhà đó.
- Không những thế việc đặt cầu thang giữa nhà sẽ khiến phần lớn năng lượng tốt ở trung tâm ngôi nhà bị hút cạn đi theo lối dẫn cầu thang. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lượng của những người sinh sống và làm việc bên trong ngôi nhà.
- Bố trí cầu thang giữa nhà được cho là sẽ mang lại những năng lượng xấu. Khiến gia đình lục đục, tranh cãi, tán tài tán lộc, làm ăn hụt những cơ hội lớn. Các thành viên dễ mất đi nhiều dịp có những mối quan hệ quan trọng.
- Đặc biệt, cầu thang đặt ở giữa nhà lại có hướng đối diện với cửa ra vào sẽ khiến cho gia chủ gặp nhiều vấn đề không thuận về sức khỏe, tạo ra một trạng thái bất ổn và mang nhiều yếu tố vội vã thất thường, cũng sẽ gây những ảnh hưởng nhất định lên phong thủy của toàn bộ ngôi nhà.
5.2. Dựa theo cung mệnh ngũ hành
Dựa theo cung mệnh ngũ hành để thiết kế cầu thang là một trong những yếu tố cần thiết để kích hoạt may mắn, tài lộc cho gia đình. Cầu thang là lối dẫn các luồng năng lượng di chuyển từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên của một căn nhà, do đó một cầu thang tốt về phong thủy sẽ giúp cho gia chủ phát tài, phát lộc, dồi dào sức khỏe và luôn hạnh phúc, ấm êm.
Phần giữa nhà được gọi là trung cung. Như vậy, cầu thang giữa nhà thuộc hành Thổ, mà Mộc khắc Thổ. Khi luồng khí di chuyển tức là có sự vận động. Trong khi đó cầu thang đặt giữa nhà sẽ tác động không nhỏ đến các không gian khác.
Sự vận động của các luồng năng lượng qua cầu thang ảnh hưởng đến phòng ngủ hay đè nén không gian bếp đều là điều đại kị nếu không có cách khắc phục cầu thang giữa nhà có thể gây nên những xui xẻo, tai họa cho gia chủ. Cần thiết phải đặt cầu thang trong một góc riêng, không vướng víu, không liên quan đến các không gian chức năng khác trong một ngôi nhà.
Bố trí cầu thang ở giữa nhà được coi là trảm tâm sát, có thể khiến gia đình thường xuyên lục đục dẫn đến ly tán hoặc tài sản bì mất mát, tiêu hao, những mối quan hệ, những cơ hội lớn trong cuộc đời cũng dễ dàng bị bỏ lỡ, vụt qua.
6. Thiết kế cầu thang ở cuối nhà hợp phong thủy
6.1. Bố trí cầu thang cuối nhà hợp với những mẫu nhà nào?
Mỗi một kiến trúc nhà sẽ có một vị trí khác nhau để đặt cầu thang, có thể đặt ở cuối nhà, ở giữa nhà, bên trái nhà, bên phải nhà,…Theo các chuyên gia của Lịch Ngày Tốt, việc bố trí cầu thang cuối nhà hợp với những mẫu nhà sau:
- Những ngôi nhà ống: Giúp tiết kiệm diện tích cầu thang và cũng khiến cho ngôi nhà trở nên rộng rãi hơn.
- Những ngôi nhà thường được sử dụng với mục đích kinh doanh, cho thuê văn phòng, buôn bán: Giúp tiết kiệm được khá nhiều diện tích ở phía trước nhà để từ đó giúp cho ngôi nhà trở nên thoáng hơn, và có thêm nhiều không gian để thực hiện việc khác.
- Những ngôi nhà có chiều sâu: Có tác dụng giảm được chiều sâu của ngôi nhà, giúp cho mang lại sự cân bằng, hài hòa cho ngôi nhà.
6.2. Những lưu ý phong thủy đặc biệt cần phải nhớ khi thiết kế cầu thang ở cuối nhà
Tránh không xây bậc thang hở khi thiết kế cầu thang ở cuối nhà
Cầu thang là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết tạo nên điểm nhấn cho ngôi nhà, vừa có tính thẩm mĩ lại có tác dụng phong thủy quan trọng. Vì thế, gia chủ cần tìm hiểu thật kĩ lưỡng trước khi lựa chọn mẫu cầu thang phù hợp với ngôi nhà mình.
Thiết kế cầu thang ở cuối nhà hợp phong thủy nên chú ý điều gì đầu tiên? Đó là không để các bậc thang có khoảng cách hở để cho ngôi nhà có được vượng khí tốt, luôn được thông suốt từ dưới lên trên.
Cầu thang hở được xem là không hợp phong thủy với mỗi ngôi nhà. Nếu gia chủ xây cầu thang không đúng theo phong thủy, có kẽ hở giữa các bậc sẽ ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình, các nguồn vượng khí sẽ bị phân tán.
Ngoài ra việc thiết kế các bậc cầu thang hở gây nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình đặc biệt là trẻ em và người già trong việc di chuyển.
Khi thiết kế nội thất nhà phố, biệt thự hay nhà ống, gia chủ nên lưu ý về vị trí của chiếc cầu thang vì nó ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy của ngôi nhà.
Lưu ý, không nên đặt cầu thang ngay cạnh cửa ra vào, hay phòng ngủ vì như vậy sẽ dẫn làm tiêu táng tài sản của gia đình, gia chủ sẽ mất lộc và gặp những điều không tốt đến sức khỏe.
Theo nguyên tắc thiết kế cầu thang trong phong thủy, nếu gia chủ bài trí chân cầu thang ngay trước cửa ra vào thì nên sắp xếp lại khu vực đó gọn gàng, thông thoáng và sáng sủa. Như vậy mới có thể hong tỏa được nguồn khí không tốt cho căn phòng.
Nên đặt cầu thang ở bên trái hay bên phải ở cuối nhà?
Thiết kế cầu thang ở cuối nhà hợp phong thủy nên đặt cầu thang bên trái hay phải thì hợp lý nhất? Đây là câu hỏi không ít người băn khoăn.
Theo phong thủy, gia chủ nên thiết kế cầu thang ở phía bên trái nhà, như vậy sẽ tiện nghi, khoa học và thẩm mỹ hơn cho ngôi nhà.
Khi chọn thiết kế cầu thang bộ ở cuối nhà, các gia chủ nên chọn các chất liệu như đá, gạch hoa, hoặc gỗ ốp để mang đến cho các thành viên trong gia đình một cảm giác an toàn và tiện nghi hơn.
Bạn cũng nên chú ý tới việc trang trí gầm cầu thang khi thiết kế cuối nhà sao cho phù hợp nhất. Bạn nên để nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang hoặc thiết kế thêm tủ sách, khu vực làm việc cho các thành viên trong gia đình.
7. Cách bố trí cầu thang trong nhà ống hợp phong thủy
7.1. Nên đặt cầu thang ở vị trí nào trong nhà ống?
Có nhiều cách bố trí cầu thang trong nhà ống, nhưng dù thế nào thì cũng cần phải đảm bảo yếu tố gọn nhẹ bởi vốn dĩ không gian trong nhà đã khá hẹp, nếu làm cầu thang to sẽ choán hết không gian của cả căn nhà, làm giảm bớt không gian sinh hoạt của gia đình.
Theo thiết kế truyền thống, người ta thường đặt cầu thang của nhà ống ở phía sau căn nhà, nhưng theo thời gian, cách bố trí này trở nên lỗi thời, không thể hiện được vẻ đẹp và sự sang trọng của căn nhà.
Ngoài ra, đây cũng là lối thiết kế cầu thang phạm phong thủy đại kị, bởi khí trong nhà đi từ ngoài vào và sẽ thoái ở phía sau. Nếu đặt cầu thang ở phía sau nhà lên các tầng trên thì cát khí, sinh khí sẽ dần suy yếu. Người trong nhà sức khỏe suy kém, tài lộc cũng sa sút. Nguy hiểm hơn, khi dương khí suy nặng, âm khí cực vượng sẽ dễ mắc các bệnh về thần kinh.
Hiện nay, đa phần mọi người chọn cách bố trí cầu thang ở khoảng giữa nhà, nằm phân cách giữa phòng ăn và phòng khách. Tuy nhiên, đặt ở khoảng giữa nhà không có nghĩa là đặt ở chính giữa căn nhà, sẽ phạm phải 1 trong 5 không trong phong thủy cầu thang.
Cầu thang ở vị trí Trung Cung trong căn nhà là một lỗi lớn về phong thủy cần tránh. Cầu thang hợp phong thủy khi nó dựa vào vách trái của căn nhà. Vách trái được gọi là vách Thanh Long, đòi hỏi phải đủ sáng để tạo khí lực cho cả căn nhà.
7.2. Nên thiết kế cầu thang có hình dáng như thế nào?
Quan niệm xưa cho rằng cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn theo hình “long bàng” (rồng cuộn). Nó được coi là cách bố trí cầu thang trong nhà ống có thể phô bày được gu phong cách của chủ nhân căn nhà cũng như là điểm nhấn để kiến trúc sư có thể phô diễn tài năng.
Vậy nên chọn cách bố trí cầu thang trong nhà ống như thế nào cho hợp phong thủy? Từ phía vách trái căn nhà, bạn có thể thiết kế cầu thang theo hình chữ L để đi lên trên.
Với nhà nhiều tầng, nên giữ đúng bố cục và vị trí của cầu thang ở mỗi tầng, không nên thay đổi, sẽ làm rối loạn trường khí trong nhà, gây ra những trường khí hỗn loạn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và vận khí của gia chủ.
Cầu thang sẽ hài hòa khi được đặt ở vị trí thích hợp và tạo ra sự cân xứng đối với không gian của căn nhà. Cầu thang phải có chiều ngang rộng, trung bình kích cỡ là 90 cm thì mới tạo đủ khí lực để chống đỡ cho cả căn nhà.
8. Chọn bậc cầu thang
Theo phong thủy cầu thang, các bậc cầu thang được tính theo số bước chân lên xuống từ điểm đầu tới điểm cuối của cầu thang trong nhà. Những chỗ nghỉ, chỗ nối giữa các bậc cầu thang cũng được tính là một bậc. Số bậc trong nhà tốt nhất là rơi vào cung “Sinh” trong “Sinh, Lão, Bệnh, Tử”.
- Bậc thứ 1: Sinh
- Bậc thứ 2: Lão
- Bậc thứ 3: Bệnh
- Bậc thứ 4: Tử
- Bậc thứ 5: Sinh
Cứ theo cách tính trên thì bậc tiếp theo lại là “Lão”, “Bệnh”, “Tử”… Như vậy, số bậc thang đẹp trong nhà tính theo công thức 4n+1, trong đó “n” là số lần chu kì lặp lại.
- Số chu kì: 1 2 3 4 5 n
- Số bậc vào cung Sinh tương ứng: 5 9 14 17 21 4n+1
Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng cuộc sống không có điều gì quá hoàn hảo. Khi sinh khí quá vượng sẽ khiến gia chủ không gánh được sẽ hóa thành sát khí.
Ví dụ: Nếu ngôi nhà có 5 tầng, 4 cầu thang. Nếu gia chủ bố trí cả 4 cầu thang là 21 bậc để vào cung “Sinh” thì sẽ “Tử” vì trên đời nếu đã có “Sinh” thì sẽ có “Tử”. Vì 21x4=84 bậc, số bậc này lại rơi vào cung “Tử”.
9. Đặt bể cá dưới gầm cầu thang
Trong phong thủy, bể cá cảnh vốn thuộc hành Thủy, cần thoáng đãng và linh động bởi đây không chỉ là nơi nuôi cá cảnh mà còn dành cho việc chăm sóc nhìn ngắm, tính dương nhiều hơn.
Bởi thế, muốn đặt bể cá cảnh ở gầm cầu thang thì phải là loại cầu thang dạng xương cá thoáng hoặc cầu thang bên ngoài nhà, nơi có đủ ánh sáng, không quá ẩm thấp. Các loại cầu thang kín mà đặt bể cá thì vốn đã ẩm lại càng ẩm hơn, phong thủy đã xấu lại càng xấu hơn.
Đẹp nhất là đặt cầu thang đi liền với giếng trời, dưới gầm cầu thang cải tạo thành hồ nuôi cá trong nhà, vừa lấy sáng, tạo cảnh quan lại rất tốt về phong thủy.
Điều này đặc biệt phù hợp với nhà ống ở đô thị. Như vậy thì gầm cầu thang giảm bớt khí âm, bể cá có thêm khí dương lại có ánh sáng tự nhiên vào nhà. Một công đôi ba việc.
Cá kết hợp với các tiểu cảnh, cây xanh trong bể giúp điều hoà khí hậu, tạo ra cảm giác sinh động cho căn nhà, tận dụng không gian, cải thiện phong thủy dưới gầm cầu thang. Hơn thế nữa, đặt bể cá trong nhà là một biện pháp phong thủy thu hút tài lộc rất tốt.
10. Phong thủy cầu thang: Nên và không nên
10.1. Phong thủy cho cầu thang - Nên
- Khu vực cầu thang phải sáng sủa có treo đèn ở gần cầu thang.
- Phải đảm bảo rằng cầu thang chắc chắn, kiên cố.
- Sử dụng các sắc thái của màu sắc nhẹ nhàng để sơn cho khu vực cầu thang.
- Vật liệu để làm cầu thang có thể là gỗ, kim loại hoặc bê tông.
- Sẽ tốt hơn nều có cầu thang bằng gỗ nằm ở phía Nam, Đông và Đông Nam của ngôi nhà.
- Nếu xây cầu thang ở phía Bắc thì nên làm bằng kim loại.
- Có thể xây cầu thang bằng bê tông ở hướng Đông Bắc, Tây Nam, Tây và Tây Bắc.
- Hãy chắc chắn rằng các bậc cầu thang thoải mái khi bước lên bước xuống, không nên quá dốc hoặc quá nông.
10.2. Phong thủy cho cầu thang - Không nên
- Không xây cầu thang ở ngay giữa nhà vì như vậy tạo nên cảm giác có gì đó đang đè nặng ở trong tim. Điều này hoàn toàn không tốt trong phong thủy.
- Đảm bảo rằng không có phần nào của cầu thang bị nứt, gãy, nếu bất kỳ chỗ nào bị hỏng phải sửa chữa ngay lập tức.
- Cầu thang không nên đối mặt với bất kỳ góc nào của ngôi nhà.
- Đừng bao giờ xây cầu thang đối diện với cầu thang khác.
- Không xây cầu thang gần lối vào nhà.
- Tránh phần đầu hoặc chân của cầu thang đối diện với cửa chính.
- Không xây nhà vệ sinh ở phần trên hoặc dưới chân cầu thang.
- Cầu thang không được xây trước cửa bất kỳ phòng nào.
Để lại bình luận
5