Đa phần động vật trong thế giới tự nhiên đều có lưỡi thành một khối, nhưng lưỡi của rắn thì lại chẻ làm đôi. Vậy tại sao lại như thế, hiện tượng lưỡi chẻ làm đôi có tác dụng gì?

Vì sao lưỡi loài rắn lại chẻ làm đôi?

Nhà khoa học Hy Lạp cổ ở thế kỷ 4 trước Công nguyên Yalishiduo cho rằng, lưỡi phân nhánh là rắn có thể 2 lần thưởng thức vị ngon của thức ăn. Theo lý giải của nhà khoa học Ai Cập cổ là: rắn là loại bò sát ở những vùng đất bẩn, chiếc lưỡi phân nhánh có thể giúp nó làm sạch những chất bẩn trong mũi nó.

Người Ấn Độ cổ lại nhận định rằng, chiếc lưỡi này thật tuyệt diệu, giống như chiếc khiên tấn công vào con mồi, giống như ống nước hút từ trong ra và có thể có khả năng thôi miên con mồi. Những cách nhận xét này vẫn chưa có căn cứ khoa học nào.

Vì sao lưỡi loài rắn lại chẻ làm đôi? Chúng có tác dụng gì?
Vì sao lưỡi loài rắn lại chẻ làm đôi? 

Gần đây, nhà động vật học người Mỹ Shiwenke đã nghiên cứu vấn đề này, ông phát hiện ra rằng lưỡi phân nhánh của rắn không chỉ là cơ quan vị giác, mà còn là một công cụ định vị đặc biệt. Nó có thể phân biệt phương hướng cũng giống như 2 tai của con người, có tác dụng phân biệt được âm thanh từ hướng nào tới.

Rắn dựa vào 2 nhánh cạnh lưỡi để đảm nhận được thông tin từ con mồi, từ đó có thể xác định được vị trí con mồi, lập tức truy đuổi. Thử nghiệm đã chứng minh rằng, nếu như cắt bỏ 2 đầu lưỡi nhỏ của rắn, nó sẽ mất đi khả năng truy tìm mùi, thậm chí còn bị lạc hướng, cứ vòng vo trên mặt đất.

Tác dụng việc thụt thò của lưỡi rắn

Chiếc lưỡi chẻ đôi có thể giúp loài rắn tiếp xúc với nhiều diện tích bề mặt hơn. Khi rắn thò lưỡi ra là thời điểm chúng thu thập "phân tử mùi". Khi lưỡi thụt vào, những "phân tử mùi" sẽ được đưa đến cơ quan xương sống mũi trong vòm miệng. Tại đây, cơ quan này sẽ phân tích mùi và gửi tín hiệu lên não, giúp rắn phân biệt được mùi.

Theo Kurt Schwenk, chuyên gia sinh vật học tiến hóa thuộc Đại học Connecticut (Mỹ), người đã nghiên cứu về chức năng của lưỡi rắn suốt 20 năm qua, rắn đã sử dụng lưỡi để "ngửi". Tác dụng việc 'thụt thò' của lưỡi rắn

Vì sao lưỡi loài rắn lại chẻ làm đôi? Chúng có tác dụng gì?
Vì sao lưỡi loài rắn lại chẻ làm đôi? 

Sự thật về tác dụng chiếc lưỡi thò thụt của loài rắn?

Các giả thuyết giải thích về công dụng của chiếc lưỡi ở loài rắn đã có từ hàng ngàn năm nay. Nào là lưỡi giúp tăng gấp đôi cảm nhận hương vị của rắn, nào là rắn dùng lưỡi để loại bỏ chất bẩn trong mũi của chúng, nào là rắn dùng lưỡi để đâm chích con mồi hoặc những mục tiêu khác. Dẫu vậy, các nghiên cứu khoa học mới nhất đã bác bỏ tất cả các giả thuyết trên.

Cụ thể là, rắn dùng lưỡi để thu nhận các hóa chất từ trong không khí hoặc trên mặt đất. Chiếc lưỡi của nó không có các cảm thụ quan khứu giác hoặc vị giác mà những cảm thụ đó lại nằm ở bộ phận có tên gọi "lá mía" ở trong vòm miệng của rắn.

Một khi thâm nhập vào bên trong lá mía, các hóa chất khác nhau làm khởi phát những tín hiệu điện khác nhau để truyền tới não.Thực ra, lưỡi không di chuyển vào bên trong miệng khép kín, mà chỉ đơn giản đặt các hóa chất thu thập được lên trên các miếng đệm trên sàn miệng khi miệng rắn đang khép chặt.

Nhiều khả năng, các miếng đệm đã đưa những phân tử mẫu hóa chất đến lối vào lá mía khi sàn miệng được nâng lên tiếp xúc với vòm miệng, tiếp sau khi rắn thè lưỡi. Ngoài ra, do có hai nhánh nên lưỡi rắn có thể thu thập thông tin hóa chất từ 2 hướng khác nhau cùng lúc.

Khi rắn giãn rộng 2 nhánh lưỡi, khoảng cách đạt được có thể gấp đôi chiều rộng đầu của chúng. Điều này rất quan trọng vì hai nhánh lưỡi sẽ cảm nhận được tốc độ phát triển của các hóa chất trong môi trường, giúp chúng định hướng tốt.

3, Theo Reviview 365 tổng hợp