- Hoa ly nở được bao lâu? Kinh nghiệm cắm hoa ly, hoa ly tiếng Anh là gì?
- Top 26 loài thực vật chứa chất kịch độc có thể gây chết người
- Hoa vô ưu là gì? nguồn gốc, ý nghĩa và cách chăm sóc hoa vô ưu
Hoa ăn thịt người là sinh vật gì?
Hoa ăn thịt (carnivorous plant) là một dạng thực vật hơi “biến thái” so với giống loài cây cối nói chung. Thực vật đa phần sinh trưởng bằng cách quang hợp và tự hút nước cùng với các khoáng chất, dinh dưỡng có từ trong đất thông qua rễ cây. Cây ăn thịt thì chúng khá ưa thích món ăn là động vật. Nhưng thường là những động vật nhỏ như côn trùng, bọ, sâu… Lớn hơn một chút có chuột chẳng hạn…
Chúng dùng chính thân thể của chúng để làm mồi nhử, cộng thêm một số chất tiết ra như mật, dịch, mùi hương… để thu hút động vật tới. Chỉ cần một con vật xấu số nào vô tình chạm vào hoặc cố tình đến để tìm kiếm thức ăn thì ngay lập tức, hoa sẽ “ nhốt ” lại và kết thúc số phận của con mồi đó.
Sở dĩ hệ thực vật lại có những loài khác lạ này là do chúng buộc phải tồn tại ở những vùng đất nghèo nàn dinh dưỡng, không đủ để cung cấp cho chúng. Do đó, một số loài nếu không thể sống chỉ dựa vào đất thì chúng sẽ tiến hóa, các protein thời cổ đại có sẵn trong gen vốn dĩ có chức năng bảo vệ thì nay đã kết hợp và tạo ra một số enzym tiêu hóa cơ thể động vật, cây ăn thịt sẽ hấp thu trực tiếp chất dinh dưỡng từ động vật luôn.
Hoa ăn thịt người có thật không?
Ngoài việc được phóng đại trong các tác phẩm văn học hay giải trí giàu sức tưởng tượng, đáp án câu hỏi này thật sự đã gây hoang mang một thời gian dài, làm cho các nhà thám hiểm, các nhà khoa học phải tìm hiểu trực tiếp từ thế kỉ này sang thế kỉ khác. Ngay cả Darwin – nhà bác học, sinh vật học nổi tiếng của thế kỉ 20 cũng từng dành khá nhiều thời gian để nghiên cứu những loại cây hoa có khả năng ăn thịt người.
Thậm chí báo chí cũng từng tin là có loại cây ăn thịt người – tờ South Australian Register đã viết về một loại cây ăn thịt người được xem như là một sự thiêng liêng ở Madagascar – loại cây ấy được người dân bộ tộc Mkodo và một vài bộ tộc khác trên đảo tôn thờ là linh vật đặc biệt. Tên của cây là Tepe nhưng người ta thường nhắc đến với cái tên đơn giản là cây ăn thịt người Madagascar. Đặc biệt, một trong những tục lệ man rợ của bộ tộc chính là hiến tế các thiếu nữ trẻ cho cây.
Loài cây này được mô tả là trông giống một cây dứa khổng lồ, cao từ 2,5m, rất nhiều tán lá rộng. Nó có những cái tua to và dài như cánh tay người trưởng thành, ngoài rìa mép lá là răng cưa tủa ra trông rất đáng sợ. Khi bắt đầu hiến tế, thiếu nữ bị bắt uống rất nhiều nhựa cây. Sau đó, họ bị quăng vào giữa bụi cây. Những chiếc lá dần chậm rãi vươn ra và bắt đầu phủ kín lấy nạn nhân. Các tua dài xiết chặt lấy người thiếu nữ tội nghiệp. Nếu giãy dụa thì chúng càng xiết mạnh hơn. Vài ngày sau, sẽ chỉ còn sót lại bộ xương trong đám tua gớm ghiếc đó.
Điều này đã được một nhà thực vật học kiêm thám hiểm Carle Liche mô tả trong một bản báo cáo vào năm 1878 – ông khẳng định chính ông đã chứng kiến buổi hiến tế của bộ tộc Mkodo trước cây Tepe đáng sợ kia. Sau khi công bố, những lời kể của ông đã được dựng thành phim mô tả lại một cách sinh động và trực quan về loài cây ăn thịt người. Số lượng các nhà thám hiểm đặt chân đến Madagascar nhiều hơn – một mặt là háo hức muốn được chứng kiến tận mắt, nhưng đồng thời chính họ cũng lo sợ rằng nếu xui rủi họ sẽ trở thành bữa ăn tiếp theo của nó mà không cần phải hiến tế.
Năm 1924, cựu thống đốc bang Michigan đã khẳng định lại bản báo cáo của Liche, đồng thời tiết lộ thêm rằng các nhà truyền giáo trên Madagascar cũng biết loài cây này.
Nhưng vào năm 1955, nhà khoa học Willy Ley đã bác bỏ câu chuyện trên.
Năm 1995, Karl Shuker – một nhà động vật học, mật mã học người Anh tuyên bố ông đã phát hiện ra một giống loài cây Tepe có niên đại sớm hơn so với báo cáo của Liche. Và nó được đặt tên là “ Cây huyền thoại ở New Guinea ” chứ không phải là loài cây ăn thịt người ở Madagascar.
Tuy nhiên, có vẻ sự thật lại tiếp tục trêu ngươi khoa học khi mà năm 1998, Ivan Mackerle – nhà thám hiểm đến từ Cộng hòa Séc đã báo cáo chuyến thám hiểm Madagascar của mình và gửi đến cho Shuker. Ông này lại khẳng định lần nữa là có cây cây ăn thịt của người Madagascar. Đặc biệt hơn, khi nở hoa nó còn tiết ra khí độc khiến các nhà thám hiểm phải mang theo mặt nạ chống độc để tự bảo vệ mình. Nhưng thật may vào thời điểm mà đoàn thám hiểm tìm ra loài cây ấy, nó lại không ra hoa. Cây chỉ mọc ở những nơi sâu hút, khó tìm trên Madagascar. Ivan còn bảo là có một vài bộ xương chim và rùa ở dưới gốc cây.
Vậy nên, rốt cuộc khoa học vẫn chưa xác định được là có loại cây ăn thịt người giống như trong lời kể của nhiều người không.. Chỉ biết là đến bây giờ, các nhà sinh vật, động vật học đã tìm ra được vài loại cây ăn thịt khá lớn trong giới thực vật đặc biệt này:
- Đó là cây Amorphophallus Titanum, còn được biết với một cái tên khác là “hoa xác chết” (có nguồn gốc từ Indonesia). Nó có mùi rất khó chịu và hình dáng khá là gây hoang mang cho người đối diện. Nhưng thú vị là cái mùi như thịt bị thối rữa đó lại thu hút ong và một số loài côn trùng. Khi chúng đậu lên, phấn hoa sẽ rơi xuống xung quanh – cái này thì chẳng lãng mạn tí nào đâu, bởi vì sau đó côn trùng sẽ không xác định được phương hướng để bay ra. Điều đó sẽ dẫn đến chúng bị rơi vào đáy của hoa và bị phân hủy làm thức ăn cho cây.
- Loài thứ hai được xem là cỡ lớn trong giới cây ăn thịt đó là cây Nepenthes Rajah thuộc họ cây Nắp ấm, loài này rất phổ biến ở Đông Nam Á. Phần chính của cây là cái nắp ấm có thể cao lên đến 35 - 41cm, đường kính 18cm và bên trong chứa gần 4 lít dung dịch tiêu hóa. Chúng có thể ăn cả chuột, ếch nhái nhưng chắc chắn là không đủ lớn để ăn nổi thịt người. Ở một số nơi, nông dân còn trồng chúng để tiêu diệt bớt chuột bọ gây hại cho lúa. Điều thú vị nữa là họ lại còn đổ cả gạo, thịt hay một số thực phẩm có thể chín được trong cây này nhờ dung dịch tiêu hóa của chúng để có những món ăn độc và lạ.
Người ta cũng đã lí giải về việc người chết trong rừng rậm do cây ăn thịt người, thực ra có một số loài thực vật tiết ra mùi hương độc, khiến người hít phải thì hôn mê. Cộng thêm trong các khu rừng rậm nguyên sinh có rất nhiều loại côn trùng độc cỡ lớn như kiến độc, nhện độc đã nhân lúc con người không thể cử động liền cắn đốt khiến họ chết. Sau đó, chúng sẽ chén luôn con người. Mà đa phần những nhà thám hiểm lại rơi vào các trường hợp đáng tiếc này.
Vậy nên không phải là thực vật ăn thịt con người đừng nghi oan cho chúng tội nghiệp. Mà chúng chỉ đóng góp chút công sức giúp côn trùng ăn thịt con người mà thôi.
Những loài thực vật ăn thịt tiêu biểu nhất thế giới
1. Cây nắp ấm
Bản thân loài cây này có nhiều anh em khác nhau và hình dạng cũng không giống nhau. Nhưng nhìn chung tất cả đều có dạng lá hình chiếc ấm rất độc đáo. Bên trong ấm này là các dịch nhầy chứa enzym tiêu hóa. Nhưng đồng thời ấm cũng tiết ra mùi hương ngọt ngào rất được các côn trùng yêu thích. Khi một con vật nhỏ bay tới đậu trên lá rồi thăm dò xung quanh, ngay lập tức chúng sẽ bị rơi vào bên trong ấm hoặc là một phần ấm sẽ tự động khép lại . Bản thân con vật dù có cố gắng bám vào thành ấm leo lên để bay ra ngoài cũng không thể vì thành ấm rất trơn, một phần vì dịch nhầy đã dính chặt lấy chúng.
Cây nắp ấm đa phần ăn ruồi, muỗi, côn trùng… nhưng có cả giống khác biệt, bắt cả chuột, dơi… và một số động vật hơi lớn khác.
2. Cây rắn hổ mang
Có tên khoa học là Darlingtonia hay còn gọi là Cobra Lily, là một loại cây có vẻ ngoài khá độc đáo với những chiếc lá vươn lên có hình dạng như một con rắn hổ mang hay rắn gì cũng được. Nhưng cây có màu xanh lục nên tôi nghĩ dễ nhầm với rắn lục cũng nên.
Cây rắn hổ mang sẽ nhờ những chiếc lá này làm bẫy, tiết ra một mùi hương quyến rũ côn trùng. Sau đó côn trùng bị hút vào, chết chìm bởi dịch được tiết ra bên trong và bị tiêu hóa.
Loài này sinh sống chủ yếu tại phía Bắc California và một số nơi ở Mỹ.
3. Cây gọng vó
Loài này có đặc trưng là các tuyến nhầy dọc theo bề mặt lá, nhưng các lá lại có hình dạng thân cuống thẳng. Trên mỗi lá “ giả thân ” này có các bong bóng rất đẹp, nhưng một khi con mồi sa bẫy thì bị dính chặt. Dĩ nhiên, cây cũng trang bị các chất đường ngọt - là niềm yêu thích của côn trùng ( nhất là kiến ). Khi con mồi đã bị dính dù quẫy đạp nhiều thế nào đi chăng nữa, lá của chúng sẽ tự động cuốn gọn con mồi lại giống như ta làm bánh cuốn vậy đó. Sau đó các chất nhờn sẽ bao bọc toàn bộ con mồi khiến nó nghẹt thở, rồi dần dần nó bị phân hủy và là bữa ăn ngon lí tưởng cho cây Gọng Vó.
Vậy mà loài cây ăn thịt ghê gớm này lại còn có một cái tên rất hoa mộng đó là “sương của mặt trời” để chỉ đến những bong bóng trông như giọt nước tinh khôi ở mỗi lá. Một điều ít ai biết nữa là, cây Gọng Vó còn là một dược liệu khá quý hiếm. Lá cây dùng để bắt mồi nhưng cũng có chứa các hoạt chất để chữa mụn cóc, chai sạn hoặc sạm da, cháy nắng…
4. Cây Roridula
Một loài cây ăn sâu bọ, cũng được xem là một loài có kích thước lớn trong nhóm thực vật ăn thịt. Cá biệt có cây Roridula cao gần 2m, toàn thân phủ đầy gai nhọn. Những chiếc gai này có chất nhầy làm giữ chặt con mồi khi chúng đến. Đồng thời lá cây bủa vây lại, các chất tiêu hóa sẽ làm con mồi thối rữa chết đi, cây sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ con vật xấu số đó.
5. Cây ăn thịt gai
Nó chủ yếu phân bố ở một số vùng đầm lầy Carolina ở Mỹ, vì đất ở đây rất nghèo dinh dưỡng nên muốn tồn tại, nó phải phát triển cơ chế săn mồi – thức ăn ưa thích của nó là côn trùng và nhện. Ngoài rìa của lá mọc những cái răng, cùng với rất nhiều lông tơ nhạy cảm ở bề mặt bên trong.
Khi côn trùng bò vào lá , các sợi lông nhạy cảm đã nhận thấy có sự di chuyển trên bề mặt lá, trong vòng 20s hệ thống răng lập tức khép lại khiến con mồi bị nhốt lại bên trong. Sau đó, côn trùng chỉ còn là một cái xác khô.
Thực tế, rất nhiều người đã dùng cây ăn thịt gai này làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Nên số lượng cây trong tự nhiên còn lại rất ít.
6. Cây cỏ bơ ( Butterwort )
Loài này chuyên sống ở những khu vực ẩm ướt thuộc châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Những chiếc lá có các lỗ chứa một loại chất dính trông giống giọt nước với mục đích thu hút và đánh lừa côn trùng. Vì côn trùng sẽ tưởng đó là nước và bay vào, đậu trên lá để uống. Nhưng bất ngờ nó sẽ bị dính bởi chất nhầy này. Đồng thời, cây còn tiết ra thêm nhiều chất nhầy khác nhằm bao vây côn trùng ấy. Con mồi ngây thơ sẽ phải dính chặt trong đống chất nhầy bọc lại. Kết cục cuối cùng vẫn không khác gì những loài cây ăn thịt kia.
7. Cây hố bẫy
Tên khoa học là Sarracenia, nơi sinh sống chủ yếu cũng là trong các đầm lầy ở Bắc Mỹ. Hình dáng khá giống với cây nắp ấm nhưng phần lá có vẻ dài hơn, có màu sắc khá rực rỡ bắt mắt. Dĩ nhiên là bên trong cái ấm có nhiều chất hấp dẫn sâu bọ được tiết ra. Cách thức săn mồi cũng giống với cây nắp ấm.
8. Cây bắt ruồi
Tên chính thức của nó và được nhắc tới nhiều nhất là Venus flytrap ( ngoài tên khoa học Dionaea muscipula ). Loài này cũng xuất xứ từ vùng ngập nước Carolina nhưng hiện nay đã được nhân giống và mua bán rất nhiều. Cây có vẻ ngoài rất dễ nhận biết là hai lá trông như hai cái nắp chai với hàm răng có vẻ nguy hiểm. Bên trong lá là hai sợi tóc nhạy cảm. Khi con vật đậu vào, các sợi tóc báo động, lá cây lập tức khép lại. Ngay sau đó, chất tiêu hóa sẽ trào ra khắp lá phân hủy con vật và trở thành bữa ăn giàu dinh dưỡng cho cây.
9. Cây loa kèn vàng
Tên tiếng Anh là “ The Yellow Trumpet ”. Cây này thì cũng có cách bắt mồi tương tự như đa phần các cây ăn thịt nói chung nhưng độc đáo hơn một chút. Chất ngọt được tiết ra từ lá cây hoa loa kèn vàng khiến côn trùng ăn vào sẽ bị tê liệt, sau đó rơi vào đáy hoa. Và cuối cùng là bị phân hủy, hiến xác cho cây.
10. Cây Bladderwort (Rong Bladderwort)
Cứ tưởng là cây nắp ấm đông đảo nhất nhưng không , số lượng phổ biến nhất lại thuộc về Bladderwort với hơn 200 loài. Khác với những loài cây ăn thịt khác, chúng sống chủ yếu ở dưới nước hoặc các vùng đầm lầy ngập nước. Những cái bong bóng đính kèm trên lá thực ra đó là những cái bẫy. Khi con mồi vô tình chạm vào, chỉ trong tích tắc, cái bong bóng mở cửa ra hút con mồi vào. Càng giãy giụa sẽ càng bị kéo vào sâu hơn bên trong.
Bladderwort cũng được xem là kẻ phàm ăn nhất trong giới cây ăn thịt một ngày chúng có thể bắt hơn 1000 con mồi.
11. Cây Xoắn Ốc
Có một cái tên khá hay là Genlisea. Chúng bắt mồi bằng rễ - khác với tất cả những loài cây ăn thịt khác. Những chiếc rễ được cấu tạo như một ma trận, con mồi một khi đã lạc vào thì sẽ bị lạc giữa hàng trăm, hàng ngàn chiếc lông xoắn ở rễ. Sau đó những chiếc lông này còn tự đưa con mồi hướng vào trong cây – một nơi gọi là khoang trung tâm có rất ít oxy. Trước tiên là để con vật đáng thương bị ngạt thở và chết vì thiếu oxy, sau đó mới chính thức bị ăn thịt.
12. Cây Ăn Thịt Cánh Sao
Chúng có năm cái lá được sắp xếp giống như ngôi sao – một sự tài tình của tạo hóa. Những cái lá mỏng đó cũng có chất nhầy dính chặt dưới dạng giọt nước hay mật hoa. Con vật tưởng là nơi kiếm ăn, nhưng thực ra là rơi vào bẫy. Cái lá quăn lại, bao phủ toàn bộ, tiêu hóa con mồi.
Một điều thú vị là sau những bữa ăn, cây sẽ thay lá mới để hoạt động hiệu quả hơn.
13. Cây Lá Chén California
Cũng là một loài thích săn mồi khác biệt, loài cây này thay vì dùng chất nhầy, dịch mật, chất tạo hương… thì lại chơi một cách thức ác liệt hơn – dùng nước dìm chết con mồi. Những cái lá có tạo hình giống miệng bát dùng để đựng nước. Nó tự chủ động bơm nước vì có đường dẫn từ lá đến thân cây. Những con mồi nếu tò mò thích dạo chơi trên lá dĩ nhiên sẽ bị sập bẫy. Nước tràn vào, nhấn chìm chúng.
Nham hiểm hơn, bên trong cái bẫy sẽ có những mảng trong suốt khiến con mồi nhầm tưởng là cửa thoát ra, chúng chỉ loay hoay ở những mảng đó để tìm lối thoát - nhưng thực ra là không hề thoát được, chúng bị chết đuối, rồi trở thành bữa ăn của cây với những chất tiêu hóa sau đó được thêm vào, hòa lẫn trong nước.
Thú vị là, trong quá trình ăn thịt, nó tiết ra một chất thu hút nhiều con khác thấy hấp dẫn và đến gần, rồi cuối cùng là chịu chung số phận với con mồi trước đó.
Ngoài những loài được xướng tên trong bảng vàng như trên, thì thế giới tự nhiên vẫn còn rất nhiều loài thực vật ăn thịt/ giết chết động vật thầm lặng.
Có nên nuôi cây ăn thịt để tiêu diệt côn trùng trong nhà không?
Hiện nay ở Việt Nam, các loài cây ăn thịt lại được gây giống, nuôi trồng và mua bán công khai. Thậm chí chúng rất được nhiều người ưa thích và tin tưởng sử dụng bởi vì chúng không những tiêu diệt côn trùng có hại với con người (ruồi, muỗi, gián…) một cách hiệu quả, mà hơn nữa chúng ta cũng không phải sử dụng hóa chất có trong thuốc xịt hay một số thuốc tiêu diệt gây độc hại cho người.
Tuy nhiên, sự thật là các loại cây ăn thịt khi đang tiêu hóa con vật, chúng sẽ thải ra một số chất có hại chứ không hoàn toàn sạch và an toàn như nhiều người nhầm tưởng. Những chất đó vì để tiêu hóa được con mồi nên phải cần đến oxy. Do đó, lượng oxy mà cây ăn thịt đưa ra ngoài không khí lại rất hạn chế so với thực vật quang hợp bình thường.
Khi tiếp xúc với những chất này, tùy theo cơ địa của từng người có thích nghi được hay không mà sẽ có hiện tượng dị ứng. Ví dụ những người không chịu được mùi hương, hoặc vô tình hấp thu phấn cây thì sẽ bị nổi mẩn ngứa khắp người, thậm chí có người ngủ suốt đêm trong căn phòng có cây ăn thịt sẽ có hiện tượng đau đầu, chóng mặt, khó thở vì thiếu oxy.
Vậy nên cách tốt nhất để tránh côn trùng chính là giữ gìn môi trường xung quanh và cả ở trong ngôi nhà sạch, thoáng nhất có thể. Chúng ta cũng có thể trồng cây ăn thịt nhưng hãy trồng ở khu vực cách xa nơi ở một chút. Và cần tìm hiểu kĩ về giống loài cây ăn thịt định trồng để không phải giải quyết hậu quả về sau.
Thế giới rộng lớn có biết bao điều khiến chúng ta bất ngờ. Kiến thức mà loài người có được chỉ như một vì sao nhỏ nhoi trong vũ trụ bao la bất tận. Bài viết này đã giúp bạn hiểu tại sao chúng phải ăn thịt và cách thức săn mồi của chúng.
Để lại bình luận
5