Khoa Học Chứng Minh: Những Người Thông Minh Thường Khó Yêu Người Khác!
Tình cảm là một cái gì đó không thể đo đếm, định lượng được, và chúng ta cũng thường thấy là những người thông minh (lấy ví dụ là một nhà khoa học) có xu hướng khó yêu người khác hơn so với những người bình thường, qua việc họ thường sống một mình, hoặc ít ra là lập gia đình trễ hơn so với người khác. Sau các nghiên cứu, các nhà khoa học đã tạm kết luận được nguyên nhân của việc này, không phải là do đặc thù công việc, mà do những suy nghĩ trong đầu của họ gây ra.
Những người thông minh ở đây được hiểu là những người có xu hướng tư duy logic và nghĩ sâu mọi việc. Họ thường có xu hướng tìm hiểu rõ kể cả các vấn đề về tình cảm. Và có xu hướng quản trị cả cảm xúc của bản thân.
1. Họ thường phân tích luôn những cảm nhận, của bản thân họ và đối phương
Những người thông minh thường giỏi trong việc thu thập thông tin và dữ liệu, đặt ra các giả thiết và phân tích những tình huống đó. Điều này có lợi thế giúp họ giải quyết tốt khi làm việc, nhưng lại bất lợi trong vấn đề tình cảm, vì tình cảm không thể tính toán như công việc được. Chính vì việc thường xuyên đánh giá các tình huống, khả năng xảy ra khi bắt đầu một mối quan hệ nên họ thường sẽ cảm thấy không yên tâm, hoặc là thấy đây là một cơ hội “đầu tư” không sinh lợi nhuận, nên sẽ từ chối tham gia nó.
2. Họ cần nhiều thời gian hơn để mở lòng với một người khác giới
Một số dạng người thông minh sẽ có sở thích là làm việc, điều này làm họ thường có xu hướng không thích tốn thời gian, gián đoạn công việc để xây dựng một mối quan hệ lâu dài. Dẫn đến việc chưa kịp quen biết ai, họ đã thấy trước trong đó tiềm tàng những rủi ro không đáng phải đối mặt, cuối cùng là thôi, thà sống một mình cho khỏe còn hơn tham gia những trò “vô bổ” này, tốn thời gian vô ích.
3. Dựa vào kinh nghiệm bản thân
Không phải ai sinh ra cũng có số đào hoa, có sức hút đối với người khác giới, do đó dĩ nhiên là thế nào cũng từng trải qua một mối tình không thành công. Mà những người thông minh thì dĩ nhiên không nghĩ là mình “dốt” hơn người khác nên sẽ tin tưởng vào “kinh nghiệm bản thân” hơn là tin người khác. Chính vì vậy, họ nghĩ là trước đây mình từng đổ vỡ trong một mối quan hệ rồi, thì “kinh nghiệm bản thân cho thấy” chắc gì mối tình sau sẽ tốt hơn mối tình trước?
4. Độc thân là tốt nhất
Người thông minh có xu hướng cảm thấy thoải mái hơn khi sống độc thân, so với việc tham gia một mối quan hệ với một người “không thuộc về họ”, lâu dần việc này sẽ dần trở thành ý thức trong tư tưởng của họ, khiến nó làm họ cảm thấy như vậy là tốt hơn. Chính vì vậy, họ chọn sống một mình không phải là vì họ cô đơn, mà một phần là do họ muốn như vậy, rằng “qua quá sáng suốt”, không tốn thời gian cho những việc “vô bổ”.
Tuy nhiên, không phải họ không có nhu cầu tình cảm. Mà bởi vì họ khó chấp nhận khi những tình cảm xung quanh mỏng manh, thiếu sót. Họ thà không có, còn hơn chấp nhận những tình cảm như vậy. Họ cũng hiểu rõ sự độc thân là một sự lựa chọn phù hợp với họ.
Theo Brightside
Để lại bình luận
5