- Mô hình nến nhật là gì? Nến doji là gì? Ứng dụng biểu đồ nến trong đầu tư?
- Đầu tư là gì? Bao nhiêu tuổi thì nên đầu tư Có phải đầu tư càng sớm càng tốt?
- 10 cuốn sách chứng khoán kinh điển nên đọc trước khi đầu tư
- Quy Trình Phân Tích Thị Trường Cơ Bản Trong Digital Marketing
Deadline là gì?
“Deadline” có nghĩa là “hạn chót“, “hạn cuối” hay “thời hạn cuối cùng“. Nói một cách dễ hiểu thì nó là mốc thời gian quy định để hoàn thành công việc nào đó. Thế giới ngày càng phát triển, ngành nghề nào cũng cần nâng cao hiệu suất làm việc cũng như thành quả đạt được. Vì vậy, chúng ta thấy deadline xuất hiện trong mọi công việc, ngành nghề trong xã hội hiện tại.
Xuất phát với một mục đích tốt – muốn con người làm việc chăm chỉ hơn, nỗ lực hơn để kịp với thời hạn được giao, thế nhưng hiện nay rất nhiều người (dù là làm cho các công ty/doanh nghiệp hay làm freelancer) đều trở nên sợ hãi hoặc ngán ngẩm khi nghe thấy cụm từ “deadline” bởi họ sợ bị nó “dí” cho chạy “té khói”, sợ bị nhấn chìm với đống công việc chồng chất. Vậy hạn chót là tốt hay xấu? Cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé!
Điểm tích cực và tiêu cực của deadline
Tiếp nối phần khái niệm deadline là gì, hãy cùng tìm hiểu về mặt tích cực và tiêu cực mà nó đem lại cho chúng ta nhé!
Có thể nói rằng deadline là một công cụ hỗ trợ tuyệt vời để giúp con người cải thiện hiệu suất lao động. Tuy nhiên, nó cũng không phải là một thứ công cụ hoàn hảo 100%. Nó có cả mặt tích cực và tiêu cực và 2 khía cạnh này luôn song hành với nhau.
Điểm tích cực
- Thúc đẩy con người làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn để đảm bảo đáp ứng được tiến độ đã đề ra, không vượt quá khoảng thời gian quy định
- Deadline tương đương một dụng cụ đo thời gian hữu hiệu, giúp các cá nhân hoặc đội nhóm, tập thể hoàn thành tốt công việc của họ
- Giúp các nhà quản trị so sánh, đối chiếu và đánh giá năng lực làm việc của từng nhân viên trong tập thể. Dù làm cùng một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian giống nhau nhưng kết quả của mỗi người lại có sự khác biệt. Người quản lý sẽ nhìn ra được ai là người có tốc độ làm việc nhanh nhất, có hiệu suất làm việc tốt nhất thông qua việc đặt ra mốc thời gian quy định cho các nhân viên của mình
- Giúp các leader xác định được ưu điểm – nhược điểm của từng nhân viên để giao việc thích hợp cho họ. Nó cũng giúp chính bản thân các nhân viên nhìn ra những thiếu sót của mình, sau đó nỗ lực rèn luyện để cải thiện nhược điểm, phát huy ưu điểm
- Giúp con người nhận thức được tầm quan trọng của thời gian và trân trọng nó hơn vì một khi nó đã trôi qua thì không bao giờ trở lại
- Tạo dựng lòng tin giữa lãnh đạo và nhân viên, hiệu suất làm việc của nhân viên cấp dưới càng cao thì họ càng giành được sự tín nhiệm của cấp trên
Điểm tiêu cực
- Dễ trở thành nỗi sợ hãi hoặc ám ảnh của người lao động; nó có thể khiến họ mất ăn mất ngủ vì mải “chạy” cho kịp hạn chót mà cấp trên hoặc khách hàng đưa ra. Nó cũng dễ biến thành nguồn áp lực tinh thần; khiến người ta gặp các vấn đề về tâm lý như: stress, trầm cảm. Việc này kéo theo chất lượng công việc cũng tụt giảm đáng kể và thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động
- Dễ gây tâm lý ức chế và hình thành tâm thế “tặc lưỡi cho xong” ở nhân viên. Họ sẽ làm một cách vội vàng cho xong chỉ cốt sao để kịp hạn cuối chứ không quan tâm đến chất lượng thực sự của công việc.
- Hạn chót không phù hợp sẽ khiến người làm cứ “chạy” mệt nhoài mà không bao giờ đạt được hiệu quả như mong muốn. Kết quả là họ đâm đầu vào làm việc như thiêu thân, gây mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống thường ngày
Dateline là gì? Khác biệt giữa dateline và deadline
“Dateline” dịch ra tiếng Việt là mốc thời gian (nó có thể là múi giờ cụ thể nào đó). Dateline đọc khá giống deadline nên có lẽ nhiều người vẫn thường nhầm lẫn.
Dateline | Deadline |
Nghĩa là “mốc thời gian”, cụ thể hơn nó là mốc thời gian của một sự kiện cụ thể nào đó. Ví dụ: Smith có một buổi hẹn hò tại nhà hàng ABC với dateline là 8 p.m ngày Chủ Nhật. |
Nghĩa là mốc thời gian bắt buộc phải hoàn thành công việc. Ví dụ: Deadline cho dự án này là ngày 5/10. Tôi bắt buộc phải hoàn thành nó trước ngày đó! |
Bí quyết để “chạy” deadline hiệu quả
Chạy deadline là gì?
Chạy deadline tiếng Anh còn gọi là “run deadline”. Nó là một thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với những người đang đi làm. Chúng ta hiểu đơn giản nó chính là hành động một người nào đó đang cố hết sức làm việc để có thể hoàn thành công việc trước khi hạn chót của nó đến.
Mẹo để không bị deadline “dí”
Lập kế hoạch làm việc rõ ràng
Hãy lên plan thật cụ thể và rõ ràng cho từng giai đoạn của công việc. Việc này sẽ giúp bạn ít mắc sai lầm và dễ dàng kiểm soát, quản lý được những gì mình làm. Nếu có quá nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành thì hãy ưu tiên cho cái nào cần hoàn thành gấp trước nhé!
Giữ vững quyết tâm, nỗ lực không ngừng
Quá trình “chạy” deadline không khác nào một cuộc đua, một cuộc thi đấu và nếu bạn dừng lại thì bạn sẽ thua. Vì vậy, hãy cố gắng không ngừng và luôn hướng về phía trước nhé!
Xác định khoảng thời gian hợp lý cho từng việc
Hãy sắp xếp và phân bổ thời gian cho việc một cách hợp lý. Chỉ có vậy, bạn mới có thể hoàn thành việc nhanh hơn và hiệu quả hơn được.
Ghi chú những điều quan trọng
Những điều quan trọng, những công việc cần hoàn thành sớm… đều cần được ghi chú cẩn thận và để ở gần tầm mắt của bạn. Suy cho cùng, bộ óc của bạn không phải là robot, dù trí nhớ tốt thì cũng có lúc đãng trí, đúng không nào?
Lựa chọn team thích hợp
Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu “Muốn đi nhanh thì đi một mình còn muốn đi xa thì đi cùng với nhau”. Chọn cho mình một đội nhóm thích hợp sẽ giúp bạn và cả những người còn lại đạt được hiệu quả cao trong công việc. Đó sẽ là một tập thể “cùng tiến”, luôn giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ!
Hãy tìm sự trợ giúp khi cần
Bạn chỉ là một con người và sức lực của bạn có hạn! Đừng khăng khăng tự cố gắng khi sức bạn đã cạn. Hãy tìm đến những người khác khi khó khăn để họ giúp bạn vượt qua những thời điểm gian khó ấy. Ông cha ta vẫn dạy rằng “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, bạn nhớ chứ?
Sai lầm không nên mắc phải khi đặt ra hạn chót
“Chồng chéo” nhiều deadline vào với nhau
Việc ôm đồm quá nhiều việc một lúc chỉ khiến bạn chẳng thể hoàn thành một cái nào mà thôi! Hãy ưu tiên làm những nhiệm vụ quan trọng hoặc cấp bách hơn nữa rồi làm tới những công việc ít quan trọng hơn. Hãy làm mọi thứ theo thứ tự chứ đừng khiến mọi thứ chồng chéo lên nhau. Như vậy, bạn chỉ “rước” mệt mỏi vào thân chứ không thể hoàn thành được công việc!
Thiếu thực tế
Đặt ra hạn cuối cho công việc mà lại thiếu thực tế, không dựa vào tình trạng thực tế thì bạn sẽ sớm rơi vào tình trạng chán nản hoặc quá sức mà vẫn không đạt được hiệu quả như mong muốn.
“Copy” deadline của người khác
Hãy tự đặt ra hạn chót phù hợp với bản thân chứ đừng bắt chước theo ai cả vì mỗi người có khối lượng và tính chất công việc khác nhau. Hiệu suất làm việc của mỗi cá nhân cũng không giống nhau. Chỉ có bạn mới thực sự hiểu khả năng của bạn nằm ở mức nào mà thôi!
Để lại bình luận
5