- Bạn có biết quốc hoa của các nước Đông Nam Á
- Định Nghĩa Văn Bản Pháp Luật là gì? Phân loại văn bản pháp luật
- Định Nghĩa Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế là gì? Chức năng hoạt động ngoại thương
Định Nghĩa Luật Pháp Quốc Tế là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm luật pháp quốc tế đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Định Nghĩa Luật Pháp Quốc Tế là gì?
Định nghĩa Luật Pháp Quốc Tế là gì theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Pháp luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực vủa đời sống quốc tế."
Đó là các nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
Pháp luật quốc tế được coi là hệ thống pháp luật, gồm nhiều ngành luật cấu thành Luật Nhân đạo quốc tế; Luật Hàng không dân dụng quốc tế; Luật Ngoại giao và lãnh sự; Luật Tổ chức quốc tế; Luật quốc tế về môi trường…
Đặc trưng cơ bản của Luật Pháp Quốc Tế là gì?
Về chủ thể của luật quốc tế
Phù hợp với tính chất của hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, về lý luận cũng như về pháp lý, quốc gia và những thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ) hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế nhưng trong số những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật quốc tế cũng như luật quốc tế.
Phù hợp với tính chất của hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, về lý luận cũng như về pháp lý, quốc gia và những thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia (liên chính phủ) hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế nhưng trong số những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến của quan hệ pháp luật quốc tế cũng như luật quốc tế.
Về quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh
Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, nảy sinh trong các lĩnh vực (chính trị, kinh tế, xã hội...) của đời sống quốc tế. Khác với các quan hệ do luật quốc gia điều chỉnh, quan hệ thuộc phạm vi tác động của luật quốc tế là quan hệ mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống quốc tế. Những quan hệ quốc tế đó đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng quy phạm luật quốc tế.
- Sự biến pháp lý quốc tế: Là các sự kiện xảy ra trong thực tế, gây ra các hê quả pháp lý trong lĩnh vực luật quốc tế. Một sự kiện được xác định là sự biến pháp lý không phải từ bản chất của sự biến mà do luật quốc tế ràng buộc các kết quả pháp lý nhất định với các sự kiện đó. Luật quốc tế có sự phân loại sự biến pháp lý quốc tế dựa trên một số tiêu chí khác nhau như sự biến tự nhiên (là các sự kiện vật chất hoặc tự nhiên mà luật quốc tế ràng buộc các kết quả pháp lý xác định đối với các sự kiện này, chẳng hạn trường hợp ngập chìm của một hòn đảo là đối tượng thực hiện một điều ước quốc tế) và sự biến có liên quan đến hoạt động của con người (được hiểu là hoạt động của thể nhân, pháp nhân mặc dù không phải với tư cách chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế nhưng luật quốc tế vẫn xác nhận những kết quả pháp lý ràng buộc với các hoạt động này, ví dụ, hành động vượt biên giới trái phép của cá nhân).
- Hành vi pháp luật quốc tế". Trong khoa học luật quốc tế, hành vi pháp luật quốc tế được xác định là hành vi thể hiện ý chí của chủ thể luật quốc tế mà sự thể hiện đó được luật quốc tế quy định ràng buộc với các hệ quả pháp lý xác định. Theo đó thì trong một hành vi pháp luật quốc tế thường bao gồm sự thể hiện ý chí của chủ thể luật quốc tế và việc xuất hiện các kết quả pháp lý quốc tế mà các kết quả này được luật quốc tế ràng buộc với sự thể hiện ý chí nêu trên của chính chủ thể. Do đặc điểm về tư cách chủ thể là quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết hay tổ chức quốc tế nên khái niệm ý chí của chủ thể khi thực hiện hành vi pháp luật quốc tế không phải theo nghĩa hành vi tâm lý mà là hành vi của các cơ quan hay thiết chế có thẩm quyền được thể hiện công khai thông qua các tuyên bố. Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, hành vi pháp luật rất đa dạng, phong phú. Ví dụ, theo tính chất của hành vi có thể phân biệt một hành vi hợp pháp với hành vi bất hợp pháp; xét theo tiêu chủ thể của hành vi có thể có hành vi đơn phương, hành vi song phương, hành vi đa phương... Các hành vi pháp luật có thể đưa đến các hệ quả pháp lý khác nhau, tùy thuộc vào mục đích và tính chất của mỗi hành vi.
Về sự hình thành luật quốc tế
Sự tồn tại của hệ thống quốc tế mà trung tâm là các quốc gia đã hình thành một cách khách quan cơ chế thoả thuận trong quá trình hình thành luật quốc tế. Khi trong quan hệ quốc tế luôn xuất hiện và hiện hữu tương quan lợi ích riêng của mỗi quốc gia, đặt bên cạnh lợi ích của quốc gia khác và lợi ích cộng đồn thì các quy phạm luật quốc tế tất yếu là sản phẩm của sự đấu tranh, nhân nhượng lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình hợp tác và phát triển.
Về sự thực thi luật quốc tế
Luật quốc tế hiện đại bao gồm các quy phạm pháp luật để một mặt điều hoà quan hê lợi ích giữa các chủ thể luật quốc tế, mặt khác phản ánh bản chất và xu hướng phát triển hiện nay của luật này. Cũng như luật quốc gia, sự hình thành và phát triển của luật quốc tế đặt ra yêu cầu tất yếu cùa việc phải được thực thi bải các chủ thể, tức yêu cầu về việc đưa các quy định của hệ thống đó vào đời sống pháp luật của một quốc gia và đòi sống của cộng đồng quốc tế.
- Tính chất của sự thực thi luật quốc tế
Về phương diện pháp lý, thực thi luật quốc tế thực chất thể hiện tính hai mặt của quá trình hiện thực hoá các quy định pháp luật vào đòi sống sinh hoạt quốc tế. Hoạt động pháp lý này được diễn ra bằng hành vi pháp luật của chủ thể luật quốc tế, theo cơ chế chung hoặc riêng, trong từng lĩnh vực mà luật quốc tế điều chỉnh. Tính chất của hoạt động này có thể dưới dạng xử sự tích cực (như hoạt động thực thi) để chủ thể chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình hoặc là xử sự thụ động (tuân thủ) của chủ thể để khồng tiến hành những hoạt động trái với quy định của luật quốc tế, gây ảnh hưởng đêh trật tự pháp lý quốc tế hay lợi ích của chủ thể khác. Thực thi luật quốc tế thể hiện đặc trưng có tính bản chất của luật này là thông qua cơ chế thoả thuận hoặc sự tự điều chỉnh của từng quốc gia.
- Vấn đề kiểm soát quốc tế
Từ nửa sau thế kỷ XX đến nay đã hình thành một loại hình mới có ý nghĩa tác động đến hoạt động thực thi luật quốc tế của các quốc gia, đó là Cơ chế kiểm soát quốc tế. Cơ chế này bao gổm việc yêu cầu các quốc gia trình bày báo cáo (kể cả thanh tra của thiết chế quốc tế về các báo cáo quốc gia này) hoặc là hoạt động bảo vệ các báo cáo quốc gia về một lĩnh vực luật quốc tế nhất định trước cơ quan, thiết chế quốc tế (như trong lĩnh vực luật quốc tế về quyền con người), ví dụ, cơ chế làm và bảo vệ báo cáo quốc gia của các thành viên CEDAW.
Xem thêm bài viết: "Định Nghĩa Văn Bản Pháp Luật là gì? Phân loại văn bản pháp luật." tại đây!
Kết luận về luật pháp quốc tế:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Luật Pháp Quốc Tế là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5