- Định Nghĩa Erp là gì? Phần mềm quản lí kinh doanh ERP có lợi gì?
- Định Nghĩa Quản Lý Vật Tư là gì? Cách quản lí vật tư hiệu quả
- Khái Niệm Quản Trị Nguồn Nhân Lực là gì? Mục tiêu quản trị nguồn nhân lực
Định Nghĩa Quản Trị là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm quản trị đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Định Nghĩa Quản Trị là gì?
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa quản trị là gì?
Quản trị là sử dụng một nguồn lực hữu hạn để đạt được mục tiêu tối đa. Hay nói cách khác là tận dụng tốt nhất nguồn lực, sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả nhất.
Cách hiểu khác:
Có rất nhiều khái niệm được đưa ra để giải thích cho khái niệm quản trị, quản trị học là gì. Thuật ngữ được giải thích bằng nhiều cách khác nhau, người ta thường biết nhiều đến quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh,…Một số định nghĩa phổ biến về quản trị đó là:
- Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell: Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.
- Theo James Stoner và Stephen Robbins, khái niệm quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác để đạt được các mục tiêu đề ra.
- Còn theo Robert Albanese thì quản trị là một quá trình xã hội và kỹ thuật nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người, tạo điều kiện thay đổi để đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Hiểu đơn giản: quản trị là sự phối hợp để đạt được hiệu quả trong các hoạt động của người cùng chung trong tổ chức. Đây là quá trình để đạt dduocj các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tổ chức. Quản trị còn là quá trình các nhà quản lý hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Vai trò và chức năng của quản trị
Vai trò của quản trị:
Trong các tổ chức, doanh nghiệp quản trị giữ vai trò vô cùng quan trọng. Sự quan trọng của quản trị được thực hiện qua các vai trò sau:
- Quản trị quyết định tới sự tồn tại, phát triển của tổ chức. Nếu như không có hoạt động của quản trị thì mọi người trong tổ chức sẽ làm việc một cách lộn xộn, không phân công việc cần làm là gì, không hiệu quả.
- Thông qua việc hoạch định công việc, phương hướng mọi người sẽ phối hợp với nhau vì mục tiêu chung. Quản trị sẽ giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.
- Bên cạnh đó còn giúp điều khiển, kiểm soát quá trình thực hiện, tạo ra hệ thống, quy trình để phối hợp ăn ý với nhau, sử dụng tốt các nguồn lực duy trì hoạt động và đạt được mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất.
- Quản trị cũng là người kết nối giữa các thành viên công ty với nhau thông qua các hoạt động. Vai trò kết nối còn được thể hiện qua việc liên lạc với các đối tác, tổ chức bên ngoài để duy trì mối quan hệ hợp tác, đem lại lợi ích lâu dài.
- Mọi quyết định của doanh nghiệp đều được nhà quản trị thông qua và phê duyệt. Khi quyết định về các vấn đề quan trọng sẽ tạo nên sự đồng nhất, liên tục với việc sử dụng và phân bố nguồn lực.
Vai trò của quản trị được thể hiện rõ nhất trong các tổ chức, doanh nghiệp tư nhân. Thực tế đã chứng minh, các doanh nghiệp thất bại trong kinh doanh đều do năng lực điều hành yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản trị, điều hành. Nhà quản trị còn thực hiện nhiều công việc khác nhau.
Chức năng của quản trị:
Hoạch định
Hoạch định bao gồm:
- Xác định rõ các phương hướng, mục tiêu
- Dự thảo chương trình hành động
- Tạo ra các lịch trình hành động
- Đề ra các biện pháp kiểm soát
- Cải tiến và phát triển tổ chức
Chức năng hoạt định còn giúp ích trong việc phối hợp các hoạt động giữa các nhân viên, giúp tổ chức hoạt động hiệu quả.
Tổ chức
Chức năng quản trị trong tổ chức đó là:
- Xác lập, tạo ra các sơ đồ tổ chức
- Mô tả nhiệm vụ của các bộ phận
- Xây dựng tiêu chuẩn cho từng công việc
Công việc tổ chức yêu cần phải có sự phân bổ, sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý. Bên cạnh đó, quản trị còn thực hiện công việc sắp xếp thiết bị – máy móc, kinh phí hoạt động,…
Lãnh đạo
Chức năng lãnh đạo của quản trị sẽ thực hiện các công việc như:
- Lãnh đạo và chỉ huy
- Động viên nhân viên
- Thiết lập mối quan hệ giữa nhân viên và người quản trị
- Thiết lập các mối quan hệ giữa người quản trị với các tổ chức khác.
Nhà quản lý, lãnh đạo sẽ giao việc cho nhân viên để đạt được các mục đích chung. Bằng phương pháp quản lý riêng, nhà quản trị sẽ thực hiện công việc giám sát, giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Kiểm soát
Quản trị cũng là kiểm soát. Hoạt động của quản trị sẽ đảm bảo cho tổ chức vận hành theo đúng mục tiêu, phương hướng. Quản trị sẽ đưa ra các điều chỉnh cần thiết khi gặp phải sự cố. Kiểm soát sẽ thực hiện các chức năng sau:
- Lên lịch kiểm tra
- Xác định các mục tiêu kiểm tra
- Đánh giá kết quả
=> Quản trị sẽ đảm bảo cho các bộ phận trong doanh nghiệp, công ty phối hợp ăn ý với nhau để đạt hiệu quả cao, tăng năng xuất, đem về lợi nhuận lớn. Ngoài các chức năng trên đây, quản trị còn có thêm chức năng tư duy. Vì các kế hoạch, chính sách được đưa ra đều dựa trên các tư duy.
Kết luận về quản trị:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Quản Trị là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5