Một câu nói quen thuộc trong dân gian: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang” được tạm hiểu là nếu có một chú mèo đến nhà nghĩa là gia đình đó sắp tới làm ăn khó khăn, có trở ngại; ngược lại, nếu một chú chó vô tình lạc vào nhà thì có thể sắp tới gia đình đó gặp nhiều may mắn, cuộc sống thuận lợi.

1. Theo quan niệm dân gian

Quan niệm dân gian vẫn chỉ là sự đúc kết, trải nghiệm của ông bà, tổ tiên, dòng tộc để lại, được truyền qua các thế hệ, và một hiện tượng lặp đi lặp lại quá nhiều nên họ chiêm nghiệm ra mà không có cơ sở khoa học, việc mèo vào nhà thì khó chó vào nhà thì sang cũng là một quan niệm được người xưa đúc kết lại.

Mèo đến nhà thì khó

Mèo dù là vật nuôi trong nhà nhưng chúng thực sự không gần gũi, không tình cảm như cách chúng ta mong muốn, nếu gia đình nào cho chúng ăn ngon, yêu chiều nó thì nó sẽ ở lại. Thế nhưng nếu không đủ ăn thì nó sẵn sàng bỏ chủ đi bất cứ lúc nào, nhất là khi chúng đã trưởng thành.

Chính việc bỏ đi đột ngột, bất cứ lúc nào của mèo, thể hiện sự mất mát nên người ta quan niệm mèo đến là mang đến xui xẻo, điềm xấu xa.

Hiểu sao cho đúng: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?
Hiểu sao cho đúng: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?

Nhìn chung, trong quan điểm dân gian, dù rất yêu mèo nhưng vì đặc tính của nó, lâu dần, con người không có thiện cảm lắm với mèo nên nếu có một chú mèo hoang đến nhà họ xem đó là điều tối kỵ, chủ nhà sẽ cố gắng xua đuổi chúng đi.

Người Trung Quốc cũng có câu "Chó đến thì tiền tài, mèo đến thì tang ma" cũng hàm nghĩa là mèo mang đến tin buồn cho gia chủ. Thế nhưng thực hư thế nào, chuyện giải thích cho cụ thể vẫn không hề đơn giản, vì thế chúng ta cũng đừng vì thấy mèo vào nhà mà quá hoang mang.

Vì sao chó đến nhà thì sang?

Ngược lại với mèo, chó dù là con vật hoang dã được con người mang về nhà để thuần phục nhưng chúng rất nhanh chóng thích nghi với cuộc sống quanh quẩn gần nhà, chẳng bao giờ đột ngột bỏ đi như mèo.

Từ bao lâu nay, chú chó càng ngày càng trở thành vật nuôi gần gũi, trung thành, sống rất tình cảm, quấn quýt bên con người. Dù chủ của nó giàu có hay nghèo khó nó vẫn ở bên giữ của và bảo vệ chủ.

Có không ít chú chó cứu người, thậm chí khi chủ qua đời, chó còn nhịn đói canh mộ rất cảm động. Trong kinh Phật nói đến chó như là một loài rất khôn ngoan, biết dẫn đường cho chúng Tăng đi khất thực, dẫn đường cho chúng Tăng đi về Tịnh xá...

Xuất phát từ đặc tính của nó nên người ta thường làm cả tượng con chó đá ở cổng nhà, cổng chùa để trông nhà, trông chùa,... cảnh báo kẻ gian, ngăn trừ tà ma. Chó vì thế mà cũng được xem là biểu hiện của thần giữ của nên nhìn thấy chó là người ta nghĩ tới hình ảnh giàu sang. 

Nhìn chung, chó được mọi người rất quý, thậm chí nhiều gia đình rất tin tưởng và còn nuôi chó để trông trẻ. Cho nên, từ đó chúng ta có thiện cảm với con chó bởi có niềm tin rằng nó đem lại điều may, điều lành.

Hiểu sao cho đúng: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?
Hiểu sao cho đúng: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?

2. Theo góc nhìn của phong thủy

Trong phong thủy, chúng ta quan tâm đặc biệt tới khí, năng lượng, từ đó dùng các biện pháp thích hợp nhằm cố gắng đẩy mạnh năng lượng tốt, đẩy lùi năng lượng xấu để tạo nên thế cân bằng, hoặc nếu tốt hơn nữa là giữ cho con người ở mức năng lượng cao.

Thực tế là con người, con vật hay cây cối, hoa cỏ đều có trường sinh học - tổ hợp các hạt điện sinh học âm bao quanh cơ thể mỗi loài. Trường sinh học này luôn tồn tại quanh chúng ta không ai giống ai, có khả năng phát và thu năng lượng, không ngừng tương tác hoặc giao thoa với nhau.

Sau thời gian dài quan sát những trường năng lượng này, người ta nhận thấy, những chỗ nào có trường sinh học lành thì chó hay tìm đến vì chúng bị thu hút ở những nơi chúng cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất, phù hợp với năng lượng của mình nhất.

Bởi vậy, những nơi chó tìm đến thường là nơi có trường khí tốt. Hơn nữa, chó còn dễ cảm nhận thấy nguồn sóng lạ, sóng xấu khi có hiện tượng giao thoa nên chúng tìm cách để xua đuổi, cảnh báo bằng việc sủa để chúng ta biết. Thế nên mới có hiện tượng “khắc khoải như chó cắn ma” vì lúc đó chúng sủa khá bất thường.

Do đó, khi vô tình đi qua ngôi nhà nào đó có trường khí tốt, thì con chó dễ bị hấp dẫn bởi năng lượng này nên mới đi vào nhà. Việc "chó đến nhà thì sang" cũng có thể hiểu theo khía cạnh này.

Ngược lại, nếu gia đình sắp xảy ra điều gì đó không tốt hoặc ở nơi đất nhà mình có năng lượng xấu thì thường sẽ xuất hiện mèo lạ. Đơn giản là chú mèo cảm nhận được những chỗ có từ trường xấu nên nó đến, thậm chí nó còn báo những tin xấu như: thấy người chết là mèo tìm đến, vực dậy người chết... Mèo đến nhà, nguyên nhân là do lực hấp dẫn của trường khí, bức xạ nào đó mới phát sinh trong khu vực gần chúng.

Nhìn chung, những chú mèo hay trú ngụ ở những chỗ trường sinh học không tốt đối với con người nhưng phù hợp đối với chúng. Vì thế, khi mèo đến nhà vì bị hấp dẫn bởi nguồn năng lượng này thì người ta nghĩ là sẽ có xúi quẩy, có chuyện không vui, chẳng tốt đẹp gì. Thế nên mới có khái niệm "mèo đến nhà thì khó".

Người Trung Quốc cũng có câu tương tự "Mèo đến thì khó, chó đến thì giàu" (Miêu lai cùng, cẩu lai phú). Người ta cũng có quan niệm mèo vô chủ (lưu lãng miêu) tự nhiên đến nhà là điềm gia chủ sắp đến vận bần cùng. Ngược lại, chó vô chủ (lưu lãng cẩu) tự dưng đến nhà là điềm gia chủ sẽ được giàu có.

Xuất phát từ câu nói này vì từ xưa, chỉ có nhà giàu thì nền mới lát gạch, trong khi đó nhà nghèo có nền đất thô sơ, chuột bọ đào hang hốc trú ngụ rất nhiều, thu hút sự chú ý của lũ mèo đang săn mồi. Đây chính là lý do khiến mèo hay là "vị khách không mời" với nhà nghèo. Trong khi đó, bữa ăn nhà giàu thường có thịt, mà chó thì cực thính mũi nên tìm đến.

3. Theo góc nhìn của Phật giáo

Theo quan điểm nhà Phật, tất cả chúng ta đều bị tác động của quy luật Nhân - Quả, vì thế ta gieo điều gì sẽ nhận được kết quả tương ứng, không có ai có thể tác động, thay đổi vào đó ngoài chính ta. Vì thế việc ai gặp may hay rủi đều là do chính họ gây ra, không phải do những con vật nào vô tình đem đến.

Hiểu sao cho đúng: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?
Hiểu sao cho đúng: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?

Điều này có nghĩa là dù chó hay mèo thì cũng không phải là đối tượng mang đến sự may mắn hay rủi ro cho ta mà chính ta mới là người gây ra những điều đó.

Thực tế là dù chúng ta đang xem mèo là con vật xui xẻo nhưng ở những nơi như Ai Cập, Trung Hoa cổ đại, mèo được coi là con vật báo điều lành. Hay ở Bắc Mỹ, người dân da đỏ Pawnees lại coi mèo rừng là biểu tượng của thông minh, nhanh trí, con vật linh thiêng.

Những chú mèo không có tội, chỉ vì nó cảm nhận được nguồn năng lượng lạ nên không ít chú mèo xua đuổi ma quỷ cho gia chủ chứ không phải là kẻ mang đến chuyện không may. Vì vậy, đừng dùng chó hay mèo để giải thích cho hành vi chủ quan của con người.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của chó hay mèo lạ trong nhà bạn không phải điều ngẫu nhiên, ta nên hiểu đó là điềm báo lành dữ. Vì mỗi người có trường năng lượng thay đổi theo thời gian. Ta có cuộc sống tốt đẹp, tươi vui sẽ thu hút những điều tương tự đến với mình. Nếu bản thân tốt đẹp thì sẽ thu hút những điều tốt đẹp.

Ngược lại sự buồn khổ, tức giận, bực bội của ta cũng thu hút nguồn năng lượng tương ứng. Bản thân sắp xảy ra điềm báo thì sẽ cảm ứng những điều không tốt.

Và chính ta đã chiêu cảm những năng lượng có nét tương đồng với mình chứ không phải lỗi do chó hay mèo. Ví dụ khi chúng ta phúc cạn, họa sắp đến thì bắt đầu có những từ trường không tốt hoặc có những vong linh ác quỷ không tốt đến, đem theo từ trường xấu và mèo có thể cảm nhận được. Nhưng nên hiểu rằng điều này không phải do con vật nào đó có khả năng mang điềm gở mà là do chúng ta tạo nên.

4. Hóa giải mèo vào nhà bằng cách nào?

Hiểu sao cho đúng: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?
Hiểu sao cho đúng: Mèo đến nhà thì khó chó đến nhà thì sang?

Có thể nói, sự xuất hiện của một con mèo lạ trong nhà là một điềm báo. Nếu vẫn cảm thấy lo lắng khi "mèo đến nhà thì khó", bạn nên làm gì khi một ngày nào đó có chú mèo lạc vào nhà?

Theo quan niệm dân gian, vì xem mèo là thứ xui xẻo nên tìm cách hóa giải bằng muối - thứ dùng để tẩy sạch sự ô uế, xua đuổi ma quỷ trong nhà. Khi thấy mèo lạ xuất hiện, đặc biệt là mèo đen, hãy nắm một nắm muối ném qua vai trái, bạn nên lưu ý không ném muối qua vai phải để tránh tăng thêm sự xui xẻo.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mẹo phong thủy đổi vận đơn giản bằng việc dùng ba trái chanh tươi, tách ra và nhét muối hột vào. Sau đó, bạn để chúng vào đĩa, đặt ở một góc nhà. Sau khoảng 1 tuần, bạn có thể vứt chanh ở bãi đất trống xa nhà.

Những mẹo này có thể khiến cục diện xoay chuyển và phòng tránh những xui xẻo cho gia đình.

Tuy nhiên, theo góc nhìn Phật giáo, khi biết rằng mèo đang ngầm đưa ra một thông báo về một chuyện chẳng lành sắp tới vì nó cảm nhận được năng lượng của chúng ta. Thay vì tức giận, xua đuổi mèo đi thì hãy xem chúng là sứ giả báo tin cho mình, chăm sóc cho nó nếu có thể.

Sau đó, không nên ngồi im mà chờ đợi xem sự việc có diễn ra như việc con mèo vào nhà bạn hay không, thay vào đó, ngay lập tức ta phải tìm cách thay đổi năng lượng của bản thân. Ví dụ trường khí của mình quá yếu, thu hút năng lượng âm thì cố gắng cải thiện.

Cụ thể như việc ta có thể chăm chỉ tập thể thao nhiều hơn, làm nhiều việc tốt, giúp đỡ nhiều người, yêu thương mọi người xung quanh mình hơn nhằm gia tăng thêm phúc báu, hạn chế hoặc đẩy lùi những chuyện xui xẻo có thể xảy ra.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp