Giới thiệu Hoàng Thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, kéo dài liên tục qua 13 thế kỷ các vương triều Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Nơi đây là minh chứng cho sự giao thoa đa dạng về văn hóa, phong tục tập quán qua từng thời kỳ.  

Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích đã gắn bó với lịch sử của kinh thành Thăng Lon. Trong tiến trình lịch sử trải dài hơn một thiên niên kỷ, Hoàng thành Thăng Long là nơi lưu giữ các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch và tạo dựng cảnh quan, trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di tích quốc gia đặc biệt, đồng thời là Di sản văn hóa thế giới với những giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật toàn cầu.

Ngày nay, Hoàng Thành là một trong những nơi lí tưởng để tham quan, chụp ảnh cho giới trẻ yêu thích và muốn tìm hiểu về lịch sử. Đây còn là nơi hay diễn ra các sự kiện, hoạt động của học sinh, sinh viên như hội sách, chụp ảnh kỉ yếu.

Hoàng Thành Thăng Long - Di tích lịch sử bậc nhất kinh thành
Hoàng Thành Thăng Long - Di tích lịch sử bậc nhất kinh thành

Hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long

Để tới tham quan Hoàng Thành Thăng Long, trước hết bạn có thể tìm hiểu sơ lược về sơ đồ, vị trí địa lý và các điểm nên tới tham quan khi tới Hoàng Thành sau đây.

Vị trí địa lý

Nằm trên địa bàn phường Điện Biên và Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội, các mặt giáp với những tuyến đường trung tâm thành phố và tòa nhà Quốc Hội. 

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có tổng diện tích 18,395ha, bao gồm Khu di tích thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.

  • Trong đó, Khu di tích thành cổ Hà Nội rộng 13,865 ha, hiện tại còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, gồm: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn. Ngoài ra còn có hệ thống tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67 (Hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long)
  • Khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu được khai quật từ tháng 12/2002, rộng 4,530ha. Cụm di tích này được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc là đường Phan Đình Phùng, phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đông là đường Nguyễn Tri Phương và phía tây là đường Hoàng Diệu.
Hoàng Thành Thăng Long và 03 bản thuyết minh du lịch đầy đủ nhất
Hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long

Lịch sử Thành Thăng Long qua các triều đại

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Mùa thu năm 1010, nhà vua ban chiếu dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La.

Vua Lý Công Uẩn cho xây dựng Kinh thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Kinh thành Thăng Long khi đó được xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách.

Vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh toàn bộ kinh đô và men theo nước của 3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi dân cư sinh sống.

Vòng thành thứ hai là Hoàng thành, đây là khu triều chính, nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và cung tần mỹ nữ.

Nhà Trần lên ngôi đã tiếp quản Kinh thành Thăng Long, tiếp tục tu bổ và xây dựng các công trình mới. Đến đời nhà Lê sơ, Hoàng thành được mở rộng thêm.

Từ năm 1516 đến năm 1788, thời nhà Mạc và Lê Trung hưng, Kinh thành bị tàn phá nhiều lần. Năm 1789, vua Quang Trung dời đô về Phú Xuân, Thăng Long chỉ còn là Bắc thành.

Hoàng Thành Thăng Long - Di tích lịch sử bậc nhất kinh thành
Hướng dẫn tham quan Hoàng Thành Thăng Long

Thời Nguyễn, những gì còn sót lại của Hoàng thành Thăng Long lần lượt bị các đời vua chuyển vào Phú Xuân phục vụ cho việc xây dựng kinh thành mới. Chỉ có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi ngự giá Bắc thành.

Năm 1805, vua Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng thành cũ và cho xây dựng Thành Hà Nội theo kiểu “Vauban” của Pháp với quy mô nhỏ.

Năm 1831, trong cuộc cải cách hành chính lớn, vua Minh Mạng đã cho đổi tên Thăng Long thành tỉnh Hà Nội. Khi chiếm xong toàn Đông Dương, người Pháp chọn Hà Nội là thủ đô của liên bang Đông Dương thuộc Pháp và Thành Hà Nội bị phá đi để lấy đất làm công sở, trại lính cho người Pháp.

Từ năm 1954, khi bộ đội ta tiếp quản giải phóng thủ đô thì khu vực Thành Hà Nội trở thành trụ sở của Bộ quốc phòng.

Giờ mở cửa, giá vé vào Hoàng thành Thăng Long

  • Giờ mở cửa Hoàng thành Thăng Long: mở cửa tất cả các ngày trong tuần, trừ thứ 2. Sáng 8h00 đến 11h30, chiều từ 14h00 đến 17h00.
  • Giá vé Hoàng thành Thăng Long 2021: 30.000 đồng/lượt.

Lưu ý là nếu xuất trình thẻ học sinh, sinh viên hoặc xuất trình CMT cho người trên 60 tuổi thì vé vào cửa còn 15.000 đồng/lượt.

Miễn phí cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng

Địa chỉ Hoàng Thành Thăng Long

  • Địa chỉ tham quan Hoàng Thành Thăng Long tại: Số 19C, Hoàng Diệu, Quận Ba Đình, TP Hà Nội

Sơ đồ tham quan Hoàng thành Thăng Long

Dưới đây là bản đồ Hoàng thành Thăng Long để cho bạn dễ dàng tham quan, khám phá:

Hoàng Thành Thăng Long và 03 bản thuyết minh du lịch đầy đủ nhất
Bản đồ tham quan Hoàng Thành Thăng Long

Các địa điểm tham quan Hoàng thành Thăng Long

Kiến trúc, cấu trúc của Hoàng thành Thăng Long ngày nay vẫn còn ghi lại nhiều dấu tích của lịch sử, văn hóa xưa kia, và hiện nay nó đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng của Hà Nội. Nếu tới tham quan Hoàng Thành Thăng Long, bạn nhất định phải ghé đến những nơi sau:

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu gồm 2 tầng: tầng dưới cùng là một phần bên phía đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường; tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần. Khu khai quật cổ học được viện khảo cổ học phân tích chia thành 4 khu có tên: A, B, C, D.

Hoàng Thành Thăng Long và 03 bản thuyết minh du lịch đầy đủ nhất
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1300 năm, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỷ 7 – 9), qua các thời Đinh – Tiền Lê (thế kỉ 10), thời Lý (1009 – 1225), Trần (1226 – 1400), Hồ (1400 – 1407), Lê sơ (1428 – 1527), Mạc (1527 – 1592), Lê Trung Hưng (1592 – 1789) và Nguyễn (1802 – 1945).

Trên thế giới rất hiếm khi ở trong thủ đô của một nước mà trong lòng đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử, văn hóa dài lâu. Đây là điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn của khu di tích.

Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào năm 1812 dưới triều Gia Long, có chiều cao 60 mét. Cột cờ gồm có chân đế, thân cột và vọng canh. Chân đế có diện tích là 2007m²,  hình vuông bao gồm 3 cấp thóp dần lên.

Hoàng Thành Thăng Long và 03 bản thuyết minh du lịch đầy đủ nhất
Cột cờ Hà Nội

Mỗi cấp đều có tường hoa với hoa văn bao quanh. Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2 lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông và Tây. Cấp thứ 3 có 4 cửa là Đông, Tây, Nam, Bắc, từ cạnh dưới lên tới cạnh trên sẽ phải qua 14 bậc cầu thang.

Đoan Môn

Đoan Môn là cửa chính phía Nam dẫn vào khu Cấm thành. Dựa vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện tại của di tích, có thể khẳng định Đoan Môn được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.

Hoàng Thành Thăng Long và 03 bản thuyết minh du lịch đầy đủ nhất
Đoan Môn

Đoan Môn nằm ở hướng Nam của điện Kính Thiên, thẳng trục với Cột cờ Hà Nội. Đoan Môn có 5 cổng thành kiểu vòm cuốn bằng đá cân xứng qua trục thần đạo của Hoàng thành Thăng Long.

Cửa giữa lớn nhất, cao 4 mét, rộng 2,7 mét, dành riêng cho nhà vua. Các cửa còn lại cao 3,8 mét rộng 2,5 mét dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung mỗi khi có lệnh hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kinh Thiên.

Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.

Hoàng Thành Thăng Long và 03 bản thuyết minh du lịch đầy đủ nhất
Điện Kính Thiên

Ngày nay, không gian nơi này đã trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời đại: Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam- di tích lịch sử quan trọng của lịch sử hiện đại Việt Nam.

Nhà D76

Nhà D67 được xây dựng năm 1967, là tòa nhà một tầng có diện tích 604,41m2. Tường và mái bằng bê tông cốt thép nguyên khối mác 400.

Hoàng Thành Thăng Long và 03 bản thuyết minh du lịch đầy đủ nhất
Nhà D76

Di tích Nhà D67 gắn với hoạt động của Bộ Chính trị, quân ủy Trung ương, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Nơi đây từ tháng 9/1968 đến 30/4/1975,  bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam (từ 1976 là Đảng cộng sản Việt Nam), Quân ủy trung ương và Bộ tổng tư lệnh quân đội nhân dân đã tập trung trí tuệ, đề ra các chủ trương chính sách chiến lược đúng đắn, sáng tạo đưa nhân dân ta đi tới thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hậu Lâu

Hoàng Thành Thăng Long và 03 bản thuyết minh du lịch đầy đủ nhất
Hậu lâu - Hoàng Thành Thăng Long 

Hậu Lâu là một tòa lầu xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính Thiên là hành cung của thành cổ Hà Nội, đây là nơi nghỉ ngơi của các cung nữ trong đoàn hộ tống vua Nguyễn ra ngự giá Bắc thành.

Hoàng Thành Thăng Long - Di tích lịch sử bậc nhất kinh thành
Hoàng Thành còn đó những di tích hiện hữu cũng như những di tích còn nằm sâu dưới lòng đất. Tất cả minh chứng cho các giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Trên đây, là tổng hợp các thông tin hướng dẫn tham quan du lịch Hoàng Thành Thăng Long, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về khu di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của Thành Phố Hà Nội ngày nay. Nếu bản tổng hợp có gì sai sót, hoặc cần cập nhật, bạn vui lòng góp ý với chúng tôi qua fanpage của Reviews365

7, Theo Reviview 365 tổng hợp