Khái Niệm Hiện Diện Thương Mại là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm hiện diện thương mại đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Khái Niệm Hiện Diện Thương Mại là gì?
Hiện diện thương mại là phương thức cung ứng dịch vụ của một thành viên, thông qua việc thành lập một hiện diện thương mại ở lãnh thổ của một nước thành viên khác theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều I Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (GATS) của WTO.
Về cơ bản, phương thức cung ứng này là hoạt động đầu tư và nó tạo thành phần cốt yếu của thương mại dịch vụ. Để hiểu căn bản, hiện diện thương mại là việc người cung cấp dịch vụ mang quốc tịch một nước đi đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó. Ví dụ: một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài.
Để hiểu rõ hơn hiện diện thương mại là gì? Trên thực tế, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể: Công ty Honda Nhật Bản thành lập các chi nhánh bán xe máy, linh kiện và phụ tùng của hãng trên lãnh thổ Việt Nam
4 hình thức hiện diện thương mại
Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập hiện diện thương mại ở Việt Nam thông qua 4 hình thức như sau:
Thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Luật đầu tư năm 2014 có quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chính là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hay cổ đông. Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ nằm trong danh sách thành viên (đối với công ty TNHH) hay có người nước ngoài nắm giữ cổ phẩn (ứng với công ty cổ phần).
Thành lập chi nhánh
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hay một phần chức năng của doanh nghiệp, thậm chí là đại diện theo ủy quyền. Lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh tại doanh nghiệp.
Theo quy định của Luật Thương mại năm 2015, Chi nhánh có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Chi nhánh có quyền thuê trụ sợ, thuê hoặc mua phương tiện vật dụng, tuyển dụng người lao động,… để duy trì hoạt động kinh doanh.
- Được thực hiện các hoạt động nhằm mục đích kinh tế và giao kết hợp đồng thương mại.
- Được quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
- Phải có con dấu in tên chi nhánh.
- Phải thực hiện chế độ kế toán, báo cáo hoạt động tài chính theo đúng quy định.
Nghị định 07/2016/NĐ-CP có quy định, Thương nhân nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam theo đúng cam kết trong các điều ước quốc tế mà nước thành viên là Việt Nam. Vì vậy, chi nhánh được thành lập phải hoạt động trong các lĩnh vực không hạn chế nhà đầu tư nước ngoài (căn cứ vào Biểu cam kết cụ thể của Việt Nam gia nhập WTO).
Thành lập văn phòng đại diện
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Nó có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của các doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó.
Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện được quy định cụ thể tại Luật Thương mại năm 2005 như sau:
- Được quyền thuê trụ sở, thuê/mua phương tiện vật dụng, tuyển dụng lao động,… để duy trì hoạt động của văn phòng đại diện.
- Có con dấu riêng của văn phòng đại diện.
- Hoạt động theo đúng mục đích, phạm vị cũng như thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập. Văn phòng đại diện chỉ được thực hiện ác hoạt động xúc tiến thương mại khi cho phép, không được giáo kết hợp đồng thường mại hay thực hiện hoạt động sinh lợi ở Việt Nam.
- Thực hiện đúng quy định nộp thuế, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác mà pháp luật đề ra.
- Báo cáo hoạt động của văn phòng đại diện theo đúng quy định
- Nghị định 07/2016/NĐ-CP có quy định rằng thương nhân nước ngoài được thành lập văn phòng đại diện ở Việt Nam nhưng phải đúng theo cam kết của Việt Nam trong giao ước quốc tế.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) theo Luật Đầu tư 2014 là bản hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư. Với mục đích hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Tương tự như hợp đồng hộp tác được quy định trong Bộ Luật dân sự năm 2015, BCC cũng được thành lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên và không nằm trong các trường hợp bị vô hiệu hóa.
Những nội dụng cơ bản trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC bao gồm:
- Tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng và người đại diện có thẩm quyền, địa chỉ giao dịch hay địa chỉ thực hiện dự án.
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động của các lĩnh vực đầu tư kinh doanh.
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng, chia kết quả đầu tư kinh doanh cho các bên.
- Tiến độ cũng như thời hạn thực hiện hợp đồng.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.
- Sửa đổi, chuyển nhượng và chấm dứt hợp đồng.
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết nếu có tranh chấp.
Kết luận:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Khái Niệm Hiện Diện Thương Mại là gì? Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5