- 3 con giáp này may mắn hơn người - Phú quý vây quanh đúng dịp rằm tháng giêng
- 13 điều cấm kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng năm Quý Mão
- Nghi lễ cúng rằm tháng Giêng 2021 đầy đủ, chuẩn nhất
Rằm tháng Giêng là cái Tết đầu tiên của người Việt Nam vào sau Tết Nguyên đán. Theo quan niệm xưa của người Việt thì "Tết cả năm không bằng Rằm tháng Giêng", vậy Rằm tháng Giêng gọi là tết gì, Rằm tháng Giêng là tháng mấy, Rằm tháng Giêng là ngày mấy, ý nghĩa của Rằm tháng Giêng là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Rằm tháng Giêng/Tết Nguyên tiêu là ngày gì, Rằm tháng Giêng gọi là Tết gì?
Rằm tháng Giêng là gì hay Tết Nguyên tiêu là gì? là những câu hỏi được tìm kiếm rất nhiều mỗi dịp đầu năm mới sau Tết Nguyên đán.
Tết Nguyên tiêu còn có tên gọi khác là Hội Thượng Nguyên, Rằm tháng Giêng, đây là ngày hội trăng rằm đầu tiên của năm mới, trong đó: “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu, đầu tiên; còn “Tiêu” có nghĩa là ban đêm. Chính vì lẽ đó mà Tết Nguyên Tiêu chính là ngày Rằm tháng Giêng, có tầm quan trọng và sức ảnh hưởng không thua kém gì Tết cổ truyền.
Tết Nguyên Tiêu là ngày Tết đặc biệt diễn ra hàng năm vào ngày 15/1 âm lịch của người Việt Nam cũng như người Trung Quốc và châu Á nói chung.
Sự tích Tết Nguyên tiêu, Tết Nguyên tiêu vào ngày nào?
Tết Nguyên Tiêu vốn là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau này được du nhập văn hóa qua các nước trong khu vực châu Á và được thay đổi sao cho phù hợp với văn hóa của mỗi quốc gia. Sau đó, ở mỗi quốc gia, sự tích Tết Nguyên Tiêu có ít nhiều khác biệt để phù hợp với văn hóa chứ không chỉ có một câu chuyện duy nhất.
Tuy nhiên, sự tích phổ biến nhất về Tết Nguyên Tiêu có thể kể đến câu chuyện sau đây: Xưa kia, có một cặp thiên nga trên trời được Ngọc Hoàng thượng đế vô cùng yêu thích. Vào một ngày đẹp trời, cặp thiên nga đó xuống hạ giới chơi đùa, vô tình chúng đã bị sát hại bởi một người thợ săn. Ngọc Hoàng vô cùng tức giận, thay vì chỉ trừng phạt riêng người thợ săn đó, ngài đã trừng phạt lên tất cả loài người ở dưới hạ giới, vì cho rằng con người ai cũng giống như nhau.
Thế là cứ vào ngày 15/1 hàng năm, Ngọc Hoàng phái thiên binh thiên tướng kéo xuống dưới hạ giới, phun lửa để thiêu rụi hoa màu, đất đai nhằm không cho con người canh tác, trồng trọt. Tuy nhiên, các vị thần tiên ở trên trời không hề đồng tình với cách làm độc ác đó của Ngọc Hoàng. Họ lén xuống dưới hạ giới, bày cho con người cách treo đèn lồng đỏ và đốt pháo hoa. Từ đó Ngọc Hoàng tưởng nhầm là đã phóng hỏa thiêu đốt nhà cửa, đất đai của con người mà ra lệnh lui binh. Nhờ vậy mà con người ở hạ giới thoát khỏi cảnh lầm than.
Từ đó trở đi, cứ vào ngày Rằm tháng Giêng (15/01) hàng năm, nhà nhà lại treo đèn lồng đỏ, đốt pháo hoa và cùng nhau sum họp gia đình, nấu cỗ và dâng lễ vật lên các vị thần linh để cảm tạ, tỏ lòng thành kính và biết ơn, cầu mong sự may mắn và no đủ cho một năm mới.
Rằm tháng Giêng 2022 vào ngày nào?
Năm Nhâm Dần 2022, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 3, ngày 15/2/2022 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Kỷ Hợi, ngũ hành Mộc, sao Vĩ, lục nhâm Tốc hỷ. Dưới góc nhìn chuyên gia, đây là ngày đẹp và phù hợp nhất để tiến hành nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng năm 2022.
Cũng theo quan niệm xưa, cúng Rằm tháng Giêng vào ngày chính Rằm là tốt nhất. Bởi đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm. Tương truyền, vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, may mắn và bình an suốt năm.
Tuy nhiên, cũng có thể cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần, tương ứng ngày 14/2/2022 dương lịch. Theo Lịch vạn niên, ngày 14 tháng Giêng năm 2022 cũng khá tốt để tiến hành nghi thức cúng Rằm. Nên tiến hành vào thời điểm từ sáng sớm ngày 14/1 âm lịch đến trước 19h ngày 15/1 âm lịch.
Các khung giờ đẹp để cúng Rằm tháng Giêng năm 2022:
- Ngày 15/1 Âm lịch gồm: giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h).
- Ngày 14/1 Âm lịch gồm: giờ Thìn (7h-9h), giờ Tị (9h-11h), giờ Thân (15h-17h), giờ Dậu (17h-19h)
Ý nghĩa Rằm tháng Giêng?
Rằm tháng Giêng được xem như là một trong những ngày lễ vô cùng quan trọng để bày tỏ lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu đến các vị thần linh, tổ tiên của dòng họ. Từ đó cầu may mắn, thành công, sức khỏe cho một năm làm việc sắp tới.
Ngoài ra, xưa kia ngày Tết Nguyên tiêu vốn là ngày mà vua mở tiệc chiêu đãi các quan khách, mời các vị Trạng Nguyên tham gia để trổ tài làm thơ, bàn luận và ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời,... Do đó mà Tết Nguyên Tiêu còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự tao nhã, vui vẻ, thoải mái, cùng thưởng lãm cảnh vật trữ tình, nên thơ và cùng nhau thư giãn bên cạnh các hoạt động giải trí dưới ánh trăng như đốt đèn, làm thơ, ngắm trăng, ăn uống,...
Để lại bình luận
5