- Kỷ luật là gì? Kỷ luật có phải là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công
- Chưa có thói quen kỷ luật bản thân đừng mơ tới chuyện làm giàu
Trong khi hầu hết chúng ta thích làm việc tùy hứng, quá phụ thuộc cảm xúc của mình: vui thì nhiệt tình làm, không vui thì lười, không muốn làm gì. Thế nhưng để trở nên giàu có thì từ hành động cho tới cảm xúc cần phải giữ mức kỷ luật nhất định.
Rafael Badziag - người dành nhiều thời gian nghiên cứu về các tỷ phú tự thân tiết lộ: "Những tỷ phú mà tôi đã phỏng vấn là những người sống kỷ luật nhất mà tôi từng gặp. Họ đặt tiêu chuẩn cao về bản thân và những người xung quanh".
Điều may mắn đó là thói quen kỷ luật của người giàu hoàn toàn là thứ mà chúng ta có thể học được.
1. Kỷ luật trong việc học hỏi kiến thức
Ai cũng biết kiến thức làm con người tiến bộ, phát triển, thế nhưng ít người có ý thức trong việc học hỏi kiến thức thường xuyên. Hầu hết chúng ta chỉ tập trung nạp năng lượng bằng cách ăn uống mà quên rằng não của mình cũng cần có thức ăn riêng của mình, cách dễ nhất để cho chúng ăn đó là đọc sách mỗi ngày.
Lợi ích của việc đọc sách thì ai cũng rõ nhưng để kỷ luật hơn trong việc thực hiện thói quen này là điều không hề dễ dàng gì. Trong khi đó, những tỷ phú trên thế giới thường xuyên chia sẻ về thói quen đọc sách và những cuốn sách họ đọc trong vòng 1 năm để truyền cảm hứng cho mọi người. Đó thực sự là thói quen tốt mà tất cả chúng ta có thể học hỏi.
Có thống kê đã chỉ ra rằng 88% người giàu đọc sách ít nhất 30 phút mỗi ngày. Loại sách mà họ ưu tiên đó là tự truyện, sách bồi dưỡng chuyên môn hay sách lịch sử. Điều quan trọng mà các tỷ phú duy trì là cam kết thực hiện thói quen tốt, ngay cả khi họ không cảm thấy thích.
Xem thêm: Chưa có thói quen kỷ luật bản thân đừng mơ tới chuyện làm giàu
2. Kỷ luật trong việc sử dụng tiền bạc
Hầu hết chúng ta đổi lỗi tiền là nguyên nhân của những gì xấu xa nhưng người giàu không ngại thừa nhận rằng tiền có thể giải quyết hầu hết các vấn đề, thế nhưng điều quan trọng là phải biết cách sử dụng nó một cách thông minh
Tiền bạc cũng giống như một đứa trẻ vậy, chúng không thể tự quản lý cơ thể mình ngay lập tức, lúc mới sinh tay chân chúng chậm chạp cho tới khi chúng luyện tập nó mỗi ngày, từng chúng một cho đến khi cơ thể nhanh hẹn hơn khi 1 tuổi và quá trình này vẫn cứ phải tiếp tục trong những năm tiếp theo.
Xét cho cùng, bạn chẳng thể kỳ vọng tiền trong túi mình tự nhiều lên nếu không tìm cách để luyện tập cách sử dụng chúng một cách khôn ngoan hơn.
Vì thế người giàu luôn có ý thức trong việc kỷ luật bản thân với những gì liên quan tới tiền. Người giàu là một nhà đầu tư, đó cũng là một trong những lý do chính giải thích cho sự sung túc của họ. Hầu hết họ dành thời gian để nghiên cứu tiêu dùng, thị trường thay vì đầu tư vào bản thân.
Tiền có sức mạnh lớn lao là vậy nhưng để có thể tối đa hoá được công năng của nó thì cũng cần có cách sử dụng sao cho thông minh và khéo léo. Người giàu là nhà đầu tư, không phải người tiêu tiền. Họ đầu tư tiền của họ ngày hôm nay, vì vậy họ sẽ có nhiều hơn vào ngày mai.
Phần lớn mọi người đều muốn trở nên giàu có, nhưng hầu hết lại không dành thời gian, sức lực và tiền bạc cần thiết để củng cố cơ hội đạt được chúng.
Sự kỷ luật trong đầu tư cũng rất quan trọng và đôi khi chúng ta phải trả giá bằng những sai lầm của mình trước khi có được sự kỷ luật này.
3. Kỷ luật trong việc theo đuổi mục tiêu của bản thân
Những người giàu có lối tư duy rất khác biệt, vì thế mỗi khi họ chia sẻ về ước mơ, tham vọng của mình sẽ thường bị người khác phản đối. Thế nhưng vì họ vẫn rất kỷ luật trong việc theo đuổi mục tiêu nên cuối cùng thời gian đã là câu trả lời cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của họ.
Cuộc sống là vậy, luôn có những vấn đề, lý do kéo lùi ta lại, nhưng chỉ khi theo đuổi mục tiêu của bản thân, bạn mới có động lực phấn đấu hết mình cho nó. Chìa khóa để đạt được thành công của người tuân thủ kỷ luật là hạn chế sự phân tâm, nhận ra được đâu là cám dỗ và nhận thức được khi nào bạn đang đi chệch hướng.
Nhất là trong thể thao, bạn không thể đạt được kết quả tuyệt vời nếu bạn không có đủ kỷ luật để rèn luyện thường xuyên. Điều này cũng áp dụng cho cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Hạn chế những phiền nhiễu và cám dỗ cản trở bước tiến của bạn.
Người giàu khuyên những gì con biết hoặc những gì con quan tâm: "Nếu con thích chơi guitar, con có thể nghiên cứu thị trường guitar cổ điển. Nếu con là một người hâm mộ bóng chày, hãy xem xét đầu tư vào những thẻ bóng chày hiếm. Nếu con thích mổ xẻ cổ phiếu, con có thể nghiên cứu thị trường chứng khoán”.
4. Kỷ luật trong việc giữ gìn sức khỏe
Nếu không có sức khỏe thì tiền bạc kiếm ra được cũng chẳng thể hưởng thụ vì thế luôn xây dựng sự kỷ luật trong việc chăm sóc sức khỏe luôn là điều mà giới người giàu quan tâm hàng đầu.
76% người giàu đều tập thể dục đều đặn hơn 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục không chỉ tốt cho cơ thể mà còn hữu ích cho sự phát triển của não. Người thành công luôn biết cách cân bằng giữa sức khỏe và sự nghiệp.
Bên cạnh đó, sức khỏe tinh thần cũng quan trọng không kém và rất nhiều người đã tìm tới Thiền như là cách để cứu cánh cho những tổn thương tinh thần trước đây. Bà trùm truyền thông Oprah Winfrey là người ủng hộ mạnh mẽ cho việc thiền định. Vào năm 2017, bà đã hợp tác với Deepak Chopra để ra mắt chuỗi thiền định âm thanh kỹ thuật số kéo dài 21 ngày. Mỗi bản ghi bao gồm một câu thần chú và các câu hỏi được thiết kế để khuyến khích tư duy phản ánh của bản thân.
Thói quen sử dụng tiền bạc, tập thể dục hay dậy sớm,... sẽ không có kết quả nào đáng kể nếu không đủ kỷ luật. Đó là lý do nhiều người phàn nàn rằng tại sao tôi cũng có thói quen của người thành công mà sao vẫn chưa giàu.
Thực tế là không chỉ bạn mà các tỷ phú cũng không miễn nhiễm với việc không có động lực, thế nhưng họ họ hoàn toàn nhận thức được điều đó và không cho phép mình chểnh mảng vì bất cứ lý do gì hay sự bào chữa nào.
Để lại bình luận
5