- Cảnh đẹp châu Âu - Chiêm ngưỡng 12 khu vườn quốc gia đẹp như thiên đường
- Cùng chiêm ngưỡng những động vật hoang dã sặc sỡ nhất trái đất
- Top 25 loài chim quý hiếm và tuyệt đẹp nhất thế giới
Nơi này không dành cho con người và dù có đẹp cỡ nào cũng không phải là nơi để du lịch.
1. Đảo rắn
Có hàng ngàn con rắn độc đầu lưỡi vàng sống trên một hòn đảo có tên Ilha da Queimada Grande (đảo Rắn). Nơi này nằm ngoài khơi bờ biển Brazil.
Bạn biết không, chỉ cần một vết cắn của một trong số 2.000-4.000 cư dân trên đảo cũng đủ tiễn bạn về với tổ tiên trong vòng một giờ. Chính vì nguy hiểm như vậy nên chính phủ Brazil đã cấm tất cả mọi người ra đảo, trừ các nhà nghiên cứu có giấy phép đặc biệt. Nhưng việc cứ mỗi mét vuông một con rắn như vậy thì cũng không ai muốn đến đó.
2. Đảo Ramree
Nếu đảo Ramree gần hơn với bờ biển của Myanmar (Miến Điện), nó sẽ không còn là một hòn đảo nữa. Nó chỉ cách đất liền một dòng nước mỏng và điều đó gần như không đủ. Đây là nơi sinh sống của một quần thể khủng long thời tiền sử siêu lớn, đó là cá sấu.
Những con cá sấu ở đây có thể dài tới 6m, nặng hơn 900kg và có cú đớp mạnh nhất so với bất kỳ loài động vật nào từng được thử nghiệm. Không rõ có bao nhiêu quái thú cổ đại này sống trên đảo Ramree, nhưng câu trả lời là "Rất nhiều".
Vào ngày 26/1/1945, một nhóm lính Nhật đã tận mắt chứng kiến mức độ nguy hiểm của hòn đảo. Khoảng 1.000 binh sĩ rút lui vào đầm lầy ngập mặn của đảo, khoảng 20 người sau đó đã bị bắt và 500 người biến mất dạng. Những người sống sót kể lại nhiều câu chuyện đáng sợ về đồng đội của mình trở thành nạn nhân của cá sấu như thế nào.
3. Đảo Miyake-Jima
Không thể phủ nhận Miyake-Jima rất đẹp, và nó nằm ở Thái Bình Dương ngay ngoài khơi bờ biển Nhật Bản. Nó nằm trong một khu vực được gọi là Biển Quỷ, giống như phiên bản của Tam giác Bermuda ở Thái Bình Dương. Mọi người khi lên đảo phải chuẩn bị sẵn mặt nạ phòng độc mọi lúc có thể.
Mối nguy hiểm ở đây đến từ ngọn núi lửa đang hoạt động. Nó đã phun trào sáu lần kể từ đầu thế kỷ 20. NASA cho biết vào tháng 6/2000 một vụ phun trào đã buộc toàn bộ 3.600 cư dân phải sơ tán.
Đến năm 2005, lệnh sơ tán mới được dỡ bỏ và 10 năm sau, cuộc sống đã trở lại bình thường ... ngoại trừ nhiệm vụ tiếp tục về mặt nạ phòng độc. Lệnh báo động có thể phát ra bất cứ lúc nào bởi núi lửa đang rò rỉ một lượng lưu huỳnh dioxide lớn lên không trung.
4. Đảo Isola della Gaiola
Hòn đảo nằm ngoài khơi nước Ý này khiến bạn tin vào những lời nguyền. Vào đầu thế kỷ 19, một cư dân đơn độc sống trên đảo tên là Il Mago. Một ngày nọ, anh ta biến mất. Những người tiếp theo lên sống trên đảo liên tục gặp điều chẳng lành như phá sản, biến mất, đuối nước, quyên sinh...
Sau này, chính phủ Ý đã biến nơi này thành một khu bảo tồn biển và những truyền thuyết thì vẫn được lưu truyền.
5. Quần đảo Marshall
Có một thời, quần đảo Marshall đẹp đến khó tin. Chúng vẫn đẹp lộng lẫy nhưng đã từng là nơi diễn ra 67 vụ thử hạt nhân từ năm 1946 đến 1958.
Vào năm 2019, các nhà khoa học từ Đại học Columbia đã nghiên cứu lượng bức xạ vẫn còn sót lại và phát hiện nhiều thập kỷ sau khi các thử nghiệm kết thúc, một số nơi chứa mức plutonium cao hơn từ 10 đến 1.000 lần so với mức được tìm thấy ở các khu vực xung quanh sự cố lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima. Các hòn đảo vẫn có mức phóng xạ cao gấp 10 lần so với những gì được tìm thấy ở Chernobyl. Ngay cả trái cây được trồng trên đảo cũng bị nhiễm phóng xạ cao.
6. Đảo Treasure
Năm 1940, San Francisco tổ chức Triển lãm Quốc tế Cổng Vàng. Có rất nhiều công trình xây dựng dẫn đến một sự kiện lớn như vậy trong đó có việc xây dựng một hòn đảo nhân tạo được đặt tên là Đảo Treasure . Sau đó, hòn đảo này do Hải quân Mỹ tiếp quản.
Đến năm 1997, đồn Hải quân đóng cửa, thành phố mua lại hòn đảo và bắt đầu tái phát triển nó thành các khu nhà ở. Mọi thứ đều tốt đẹp cho đến năm 2020, cư dân trên đảo Treasure đệ đơn kiện Hải quân, chính quyền San Francisco và California.
Thì ra, trong Chiến tranh Lạnh, nơi này là một trung tâm huấn luyện. Các quân nhân được huấn luyện về khử nhiễm. Hàng tấn vật liệu phóng xạ như cesium-137 và radium bị đổ lên đảo và bỏ đi. Vì vậy mà cư dân ở đây phải chịu đựng tỷ lệ bệnh tật cao bất thường và họ khởi kiện.
7. Quần đảo Magdalen
Quần đảo này nằm ở giữa Vịnh St. Lawrence và về lý thuyết thì nó là một phần của Quebec. Theo truyền thông, những cư dân trên đảo ngày nay đều là hậu duệ của những người đã sống sót sau các vụ đắm tàu ở vùng nước nông của đảo.
Nhiều bản đồ còn chưa hiển thị hòn đảo nên các thuyền trưởng vô cùng bất ngờ khi thấy nó xuất hiện sau làn sương mù, thời tiết bão tố. Ở đây cũng không có ngọn hải đăng nào và cát trên đảo có xu hướng dịch chuyển nên rất khó để xác định vị trí của nó.
Ngày nay, quần đảo là nơi sinh sống của khoảng 12.000 người và họ gần như bị cô lập hoàn toàn. Khi vùng nước xung quanh hòn đảo của họ đóng băng, không có cách nào để đến hoặc rời khỏi hòn đảo.
Để lại bình luận
5