- Hãy kết hôn - Nhưng đừng vì cô đơn mà ta chọn kết hôn
- 11 dấu hiệu cảnh báo chàng đang giả vờ thích bạn
- 13 câu nhất định phải hỏi trước khi cưới để có cuộc hôn nhân bền lâu
Khăn voan cưới (wedding veil) từ lâu đi cùng với nhẫn cưới, váy cưới,... trở thành biểu tượng đặc trưng, không thể thiếu của các cô dâu, mang lại vẻ lộng lẫy, nổi bật cho họ trong ngày trọng đại nhất cuộc đời.
Ý nghĩa mạng che mặt cô dâu mỏng manh, trắng tinh khôi rất thú vị theo góc nhìn của từng quốc gia nhưng nhìn chung, chúng đều mang một sứ mệnh thiêng liêng mà rất nhiều cô gái cho rằng chỉ khi cài nó lên tóc họ mới thấy mình thực sự là một cô dâu.
Ý nghĩa mạng che mặt cô dâu
1. Biểu tượng của sự tinh khiết trong trắng
Mạng che mặt xuất phát từ các tôn giáo lớn trên thế giới với ý nghĩa ban đầu là đem đến sự kín đáo cho cô dâu. Chúng làm ta liên tưởng mạnh mẽ với sự nhu mì, e lệ của người phụ nữ ở phía sau đó và thậm chí màu trắng của nó còn hàm chứa vẻ sự tinh khiết và thơ ngây của cô dâu.
Có một luật bất thành văn ở cả người phương Tây lẫn phương Đông đó là cô dâu và chú rể không được gặp nhau vì nếu không sẽ dễ gặp xui xẻo cho hôn nhân của họ.
Vì thế, chiếc khăn mỏng manh ấy là vật để giúp cho cô dâu “tránh khỏi ánh nhìn” của chú rể trước khi hoàn thành buổi Hôn Lễ.
2. Ngăn cô dâu bỏ trốn
Ngày xưa hôn nhân là do bố mẹ sắp đặt nên có nhiều trường hợp cô dâu bỏ trốn, vì thế, chiếc voan trắng mỏng manh phủ lên đầu họ cũng là để cản trở tầm nhìn cô dâu, không cho cô dâu bỏ trốn trong ngày cưới.
Việc này với mục địch ngăn không cho sự cố ngoài ý muốn xảy ra, thậm chí, tấm mạng che mặt này còn được may thật dài, tha thướt và có phần vướng víu là để hạn chế việc cô dâu có thể di chuyển nhanh, khó chạy trốn hơn trong bộ trang phục như thế.
3. Thể hiện sự sở hữu của chú rể
Trước khi bước vào lễ đường, cô dâu kéo tấm mạng che mặt xuống và giữ nguyên trạng thái này cho đến khi nghi lễ kết thúc. Khi người cha dắt tay con gái vào lễ đường và gửi gắm con gái cho chú rể được xem như sự chuyển giao của cô dâu từ gia đình sang cho người chồng.
Và chú rể là người duy nhất được quyền vén chiếc mạng che mặt lên để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của cô dâu của mình trong bộ váy cưới, anh trao cho vợ mình nụ hôn và họ đã chính thức là vợ chồng.
Vì thế, hành động chú rể sẽ vén tấm mạng che mặt như một tuyên bố "từ nay, em sẽ thuộc về anh".
4. Giúp xua đuổi xui xẻo, quỷ dữ
Người La Mã cổ đại tin rằng cô dâu là đối tượng mà quỷ dữ hay tìm đến để bắt đi, vì thế họ sẽ sử dụng mạng che mặt để che toàn bộ cơ thể của cô dâu như là một cách ngụy trang hữu hiệu nhất mà không bị phát hiện ra.
Theo đó ý nghĩa mạng che mặt cô dâu như là ngọn lửa - thứ duy nhất mà linh hồn quỷ dữ sợ nhất. Nhờ đó mà có thể ngăn chặn chúng làm hại cô dâu.
5. Cầu chúc cho mọi sự tốt lành
Ngoài những những ý nghĩa mạng che mặt cô dâu trên thì trong ngày cưới đó, chiếc khăn mỏng manh còn được xem như một lời chúc về sự may mắn và hạnh phúc cho cặp đôi. Mong cho buổi thành hôn không có sự cố gì xảy ra và mọi điều đều viên mãn.
Hành động vén khăn cho cô dâu và để phần còn lại kia qua đầu vợ mình mang ý nghĩa như một lời cam kết che chở và bảo vệ của anh với người bạn đời.
Và cuối cùng, đứng trước người con gái mình yêu với khuôn mặt không nhìn rõ, anh tuyên thệ, điều đó có nghĩa rằng anh cưới cô ấy vì yêu những nét đẹp bên trong con người cô ấy, chính vì thế tình yêu đó là mãi mãi.
Nguồn gốc của mạng che mặt cô dâu
Có rất nhiều câu chuyện xoay quanh nguồn gốc xuất hiện của chiếc khăn voan cưới. Người ta cho rằng chiếc khăn này có nguồn gốc từ người Hy Lạp cổ xưa khi mà phụ nữ nơi đây muốn che gương mặt và mái tóc của mình lúc phải đi ra ngoài.
Còn những Cô Dâu La Mã mặc một tấm vải che màu lửa sống động được cho là nhằm mục đích bảo vệ họ khỏi linh hồn của ma quỷ. Nhưng người ta cũng cho rằng có thể điều này xuất phát từ Trung Quốc - nơi có những chiếc mạng che mặt màu đỏ đặc trưng cho sự may mắn.
Nguồn gốc về mạng che mặt này được kể lại như sau:
Trong sách Độc dị chí có viết: Truyền thuyết, khi mới xuất hiện vũ trụ, trời đất chỉ có hai anh em Nữ Oa. Vì muốn con người sinh sôi nảy nở, hai anh em quyết định kết làm vợ chồng, nhưng vẫn cảm vẫn thấy lo lắng.
Hai anh em lên đỉnh núi, hỏi trời: “Nếu trời đồng ý hai anh em kết làm vợ chồng, trên trời sẽ có mây đám mây bay đến; nếu không đồng ý, hãy để chúng tan ra”. Vừa nói xong, mấy đám mây bay đến, họp thành một thể.
Sau đó, hai anh em họ thành hôn. Anh em lấy nhau, cảm thấy không tự nhiên. Bởi vậy Nữ Oa muốn che đi sự ngượng ngùng của họ liền kết cỏ thành quạt che trước mặt, nhưng loại nguyên liệu này không mềm mại, sang quý như tơ lụa. Do đó trong quá trình diễn hóa, dần được thay thế bởi lụa gấm đỏ.
Tình tiết anh em Nữ Oa thành hôn, nhiều dân tộc có truyền thuyết khởi nguồn của nhân loại tương tự như vậy. Hơn nữa đều dùng lá cây, da thú kết thành rèm che trước mặt. Màu đỏ tượng trưng cho sự cát tường, có tác dụng tránh tà, đó là nguồn gốc của tục tân nương dùng khăn che mặt.
Tuy câu chuyện anh em Nữ Oa phổ biến, nhưng đều là truyền thuyết, thần thoại. Hiện nay đã có khảo cứu và có chứng cứ xác thực, khăn trùm đầu xuất hiện vào thời Nam Bắc triều, ban đầu phụ nữ dùng khăn để tránh gió lạnh, chỉ vấn trên đỉnh đầu. Đến đầu đời Đường, dần dần từ đầu chấm xuống vai. Từ sau đời Tấn đến triều Nguyên, tục này được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Có thể thấy, xuất phát của khăn che mặt là che đi sự ngại ngùng, xấu hổ hoặc khăn vấn đầu tránh gió lạnh, sau cùng diễn hóa trở thành trang sức không thể thiếu trong hôn lễ của tân nưong. Nó tượng trưng cho sự cát tường, khăn che mật đều dùng màu đỏ.
Ngoài ra, người phương Tây còn cho rằng, mạng che mặt sẽ giúp bảo vệ cô dâu tránh xa những điều xấu xa và ganh tỵ của ma quỷ. Vì vậy, mạng che mặt cũng được xem là một trong những phụ kiện không thể thiếu cho cô dâu phương Tây trong ngày xuất giá.
Để lại bình luận
5