Taylor Foreman hiện là một nhà văn, đồng thời là một diễn viên tại Nhà hát Groundlings ở Los Angeles. Cuộc sống trải qua nhiều thăng trầm đã rèn luyện nên một ngòi bút Taylor gắn liền với cuộc sống hiện thực và truyền cảm hững cho bạn đọc. Bài viết dưới đây là một trong số đó.

Năm nay là sinh nhật lần thứ 29 của tôi, và sau những năm tháng nỗ lực, cố gắng để thay đổi cuộc sống, tôi rất vui chào đón tuổi 30 của mình. Không ai có thể khoan dung, chấp nhận một người đang ở tuổi nỗ lực, trải nghiệm để trưởng thành nhưng lại sống như một đứa trẻ chỉ chìm đắm trong việc hưởng thụ, dựa dẫm vào người khác và không có chút nỗ lực nào. Nếu tôi có thể quay lại và nói chuyện với chính mình ở tuổi 23 và làm cho toàn bộ quá trình này dễ dàng hơn một chút, thì đây là 4 quy tắc mà tôi sẽ nhắc nhở chính mình.

Học cách đàm phán với cảm xúc của bản thân để có đột phá lớn

Bước sang tuổi 30 cần đối mặt với 4 vấn đề lớn để không hối hận ở tuổi 60

Bạn cần học cách đàm phán với chính mình để kiểm soát cảm xúc. Đàm phán với chính mình ở đây có nghĩa là cần có khả năng lắng nghe cảm xúc của bản thân và kiểm soát nó một cách lý trí. Trước đây, tôi có xu hướng kìm nén cảm xúc của bản thân để không gây ấn tượng xấu với người khác. Nhưng điều này là dẫn đên việc bản thân dễ trở nên cáu kỉnh, giận dữ, và thiếu kiên nhẫn, nhất là đối với những người thân yêu của mình. Bởi họ là những người luôn khoan dung với chúng ta, nên chúng ta sẵn sàng bộc lộ tất cả với họ, bao gồm cả sự giận dữ của bản thân.

Tốt hơn là hãy đối xử với bản thân như một người mà bạn không quen biết. Cảm xúc của bạn sẽ gắn bó với bạn trong suốt quãng đời còn lại, vì vậy bạn hãy thử bắt đầu quá trình tìm hiểu chúng như tìm hiểu một người bạn đời.

Một trong những bài thực hành hữu ích nhất cho việc này là viết một cuốn tự truyện, bày tỏ những suy ngẫm về những bài học, thất bại và thành công từ những câu chuyện bạn gặp trong cuộc sống.

Việc này rất đơn giản và ngắn gọn chỉ mất khoảng 30 phút, nhưng sẽ đem lại những hiệu quả không ngờ khi bạn viết được ra và đọc lại nó mỗi ngày. Tôi đã làm điều này vài lần, mỗi lần đều mang lại cho tôi những đột phá lớn.

Học cách xây dựng các mối quan hệ

Bên cạnh việc hiểu rõ bản thân, làm thế nào để có một mối quan hệ là điều khó khăn nhất mà chúng ta sẽ làm trong cuộc đời. Đó là nền tảng quan trọng, không chỉ đối với cuộc sống của riêng bạn, cuộc sống hôn nhân, mà còn có ý nghĩa với tương lai của con bạn.

Một số người trong chúng ta thật may mắn khi có một gia đình hòa thuận. Tôi không phải là một trong số đó và có thể bạn cũng vậy. Điều này có tác động đến nhận thức của chúng ta. Nó khiến chúng ta bị ám ảnh về quá khứ với những mâu thuẫn trong mối quan hệ của cha mẹ.

Một khi đã tồn tại những ám ảnh quá khứ, chúng ta sẽ phòng bị nhiều hơn, vì không dám tin tưởng nên đã đặt sự hoài nghi lên người khác. Mà sự hoài nghi chính là thuốc độc của các mối quan hệ.

Nếu bạn muốn phá vỡ sự sợ hãi của mình, bạn phải họ cách bỏ qua bản năng phòng bi của mình, tìm ra vết thương và chữa lành nó.

Bước sang tuổi 30 cần đối mặt với 4 vấn đề lớn để không hối hận ở tuổi 60

Cách hữu ích nhất là hãy viết ra danh sách những điều bạn muốn có ở người bạn đời của mình.

Ví dụ, đối với tôi, trong danh sách của mình, tôi có:

  • Có sự hấp dẫn lẫn nhau
  • Biết chia sẻ
  • Lối sống tương đồng.

Tất cả những nỗi đau mà bạn đã trải qua do sự không hòa thuận của cha mẹ bạn sẽ chỉ dừng lại và chỉ nên dừng lại với bản thân mình mà thôi, đừng để thế hệ tương lai của bạn cũng phải chịu đựng những vết thương đó. Điều này không hề dễ dàng, nhưng đối với tôi, đó là một động lực rất lớn.

Hiểu cách tiền hoạt động như thế nào

Nếu bạn không hiểu về cách hoạt động của tiền, tôi khuyên bạn nên bắt đầu tìm hiểu càng sớm càng tốt. Chúng ta cần biết về thuế, đầu tư, tài chính cá nhân...

Tôi đã từng tránh chủ đề tiền bạc trong nhiều năm vì nó khiến tôi lo lắng. Nhưng sự thật là, cuộc sống của chúng ta đang vận hành mà không thể thiếu những yếu tố về tiền. Chính vì thế, chúng ta không thể làm ngơ nó, mà ngược lại phải nắm bắt rõ ràng về tiền càng nhiều càng tốt, đồng thời rèn luyện nhiều những kỹ năng để tiến tới tự do tài chính và không chịu tổn thương từ những mối lo về tài chính.

Bước sang tuổi 30 cần đối mặt với 4 vấn đề lớn để không hối hận ở tuổi 60

Người trưởng thành không ngừng học

Học tập là một vấn đề rất quan trọng và là việc suốt đời. Học tập không chỉ gói hẹp trong phạm vi của học tập kiến thức trong nhà trường. Bạn cần học hỏi những kỹ năng, những kinh nghiệm, hay những kiến thức mới. Học cách học rất giống với học cách tận hưởng công việc. Việc học không hề nhàm chán, nó sẽ trở nên thú vị theo thời gian chỉ cần chúng ta làm điều đó đủ lâu để bản thân trở nên thích nó.

Học cách yêu thích việc học có nghĩa là bạn đang bắt đầu xác định con người bạn muốn trở thành. Lời khuyên là:

Hai điểm cần tập trung: Một điểm là tập trung vào tài liệu bạn muốn học, điểm thứ hai là phân tích thông tin mà mình nhận được. Đừng bỏ bê cái này hay cái kia.

Nghỉ ngơi: Thực hiện 25 phút tập trung sau đó là thời gian nghỉ ngắn để có kết quả tốt nhất. Thành thật mà nói, tôi gặp khó khăn khi bám sát khung thời gian này, nhưng rõ ràng, nó là lý tưởng. Đảm bảo rằng thời gian nghỉ giải lao là thư giãn bằng các hoạt động như đi dạo, … .

Thực hành: Làm cho thông tin trở thành “điểm nhấn” trong trí nhớ dài hạn của bạn. Bạn làm điều này bằng cách thực hành trong các môi trường khác nhau. Giải thích những gì bạn đã học cho ai đó, cố gắng tưởng tượng cách nó kết nối với những thông tin khác, …

Nếu bạn chưa đọc một cuốn sách nào trong một vài năm, vẫn chưa quá muộn và bạn nên bắt đầu cuộc hành trình ngay bây giờ. Một phần quan trọng của việc trở thành người lớn là học cách kết nối lại với đứa trẻ bên trong mình. Bởi những đứa trẻ thì luôn ham học hỏi những cái mới.

424, Theo Reviview 365 tổng hợp