- Trí tuệ cổ nhân: Làm người trước, làm việc sau
- Bài học cuộc sống - Đừng từ bụng ta suy ra bụng người
- Những dấu hiệu cho thấy bạn tự tay loại bỏ hết các cơ hội của mình
Chúng ta ai cũng hiểu rằng muốn được tôn trọng thì trước tiên mình phải tôn trọng người khác. Và nếu tôn trọng thì đừng chen ngang, ngắt lời khi người khác đang nói.
Con người mất 3 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học cách im lặng. Đa phần chúng ta lắng nghe quá ít, trong khi đó lại nói quá nhiều, khi bạn lắng nghe người khác nói chuyện một cách nghiêm túc đó là sự tôn trọng tối thiểu, đồng thời cũng là sự rèn luyện đạo đức cơ bản nhất.
Sống ở đời, người nói thẳng thì chẳng thể khéo, và ngược lại những người ăn nói khéo léo thì thường hay vòng vo để tránh làm người khác tổn thương, nên thành ra là không thẳng thắn.
Lời nói bộc lộ trái tim của một người, và ngôn ngữ thể hiện hành vi và thái độ của người đó. Người ta chỉ hối tiếc về những gì mình nói chứ không phải hối tiếc về sự im lặng của mình.
Những người sống biết trước biết sau, có khẩu khí tốt, luôn tôn trọng những người xung quanh, sẽ không dùng lời nói làm tổn thương người khác. Còn nếu ăn nói tùy tiện, không tôn trọng cảm nhận của những người xung quanh, nói điều không hay sẽ nhận không nhận được phúc báo.
Cổ nhân cũng có dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Không nên nói những lời lộng ngữ thị phi, nếu không thể nói được trước mặt thì cũng đừng nói sau lưng.
Thiên lý xưa nay có nhân có quả, vậy nên: ‘Gieo nhân nào thì gặt quả nấy’. Khi ta nói cũng chính là đang “gieo nhân” vậy hãy nói sao để cả người nói và người nghe đều nhận về ‘quả thiện’.
Cũng không nên là một người thất hứa, đừng kỳ vọng vào những thứ quá cao khiến khả năng của mình không thể đáp ứng được, như vậy sẽ làm giảm đi sự chính trực của bạn.
Những chuyện bí mật riêng tư của người khác bạn cũng không thể tùy tiện nói ra, khi người khác tin tưởng bạn nhưng bạn lại đi nói ra những điều họ muốn giấu kín, chẳng khác nào bạn đang huỷ đi niềm tin của người khác với mình. Và sẽ chẳng ai còn tin bạn nữa. “Đừng nói bí mật cho gió, gió sẽ thổi nó đi khắp cánh rừng”
Khi đang tức giận thì không nên nói, hãy đợi đến khi bình tĩnh lại rồi hãy nói, không nên làm mối quan hệ trở nên xấu đi vì cơn nóng giận. “Tâm tốt mà miệng không tốt, phú quý cũng sớm tiêu tan”. Cho dù trong đầu không chủ ý làm điều xấu mà miệng lỡ nói những lời ác ý cũng khiến người khác tổn thương. Chỉ nói để thỏa mãn miệng mình mà bỏ lỡ miệng đời thì sẽ nhận kết quả không hay.
Người xung quanh chính là tấm gương phản chiếu để mỗi người tự nhìn vào và thay đổi bản thân mình. Mỗi lời nói ra đều không thể là “lời nói gió bay”. Người xưa có câu: “Nước đổ khó hốt, gương vỡ khó lành”. Lời nói ra cũng giống như bát nước hắt đi, khó lòng thu hồi về được nữa, vì vậy hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi xuất khẩu một câu.
Cảm xúc là điểm yếu lớn nhất của con người, chỉ khi kiểm soát được cảm xúc, bạn mới có thể kiểm soát được cuộc sống của mình. Hãy cẩn thận về những gì bạn làm và biết cách dừng lại đúng lúc. Trên đời này cái gì cũng có giá của nó, muốn có được thì phải có mất, cho nên bạn không thể chỉ làm những việc mà bạn muốn.
Mọi người đều có cuộc sống riêng và ai cũng phải có trách nhiệm với cuộc sống của họ, bạn không thể lúc nào cũng muốn tham gia quá phận vào việc của người khác. Nếu bạn thật sự quan tâm, chỉ cần dành cho họ những lời động viên đúng lúc là đủ, luôn theo sát và biết được thành tích của họ, người đó cũng sẽ cảm nhận được tấm lòng.
Không nên thấy người khác im lặng mà nghĩ là họ ngốc, đừng đi đâu cũng tự kiêu và cho mình là nhất, bởi vì núi này cao thì sẽ có núi cao hơn, vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn. Cuộc đời còn dài, chúng ta chưa biết được ai giỏi hơn ai.
Luôn biết việc gì nên nói việc gì không, có là quý nhân thì cũng cần giữ gìn phẩm giá, những người không coi trọng đạo đức thì sẽ khiến người khác tránh xa, những người tử tế sẽ luôn được mọi người tôn trọng.
Cách ăn nói sẽ bộc lộ sự hiểu biết và trí tuệ của một người, thế nhưng sẽ có lúc trầm mặc im lặng lại thể hiện được sự uyên thâm chín chắn. Có một câu khuyết danh viết rằng: “Có những lời nói, người nói đau hơn người nghe. Có những giọt nước mắt, người nhìn thấy đau hơn người khóc…” Nếu như bạn vì người khác mà nói thì lời nói đó xuất phát từ trái tim, nó sẽ khiến cả hai cảm động.
Cho dù người khác đối xử với bạn thế nào, hãy luôn luôn tử tế với những người chạm tới cuộc đời bạn. Những thứ duy nhất rồi bạn sẽ hối tiếc trong đời, sẽ là những lời bạn cố ý dùng để làm người khác tổn thương.
Thời gian và lời nói không bao giờ quay trở lại, cái lưỡi không có xương nhưng nó đủ cứng để phá vỡ trái tim người khác, vậy nên hãy cẩn thận với những lời bạn nói, giữ gìn khẩu đức để rèn luyện và tu dưỡng bản thân.
Để lại bình luận
5