- Top con giáp nam cưng chiều con hơn cả công chúa, gia đình ngập tràn phúc khí
- Chọn nhẫn cưới hợp phong thủy: Kiểu dáng, đeo thế nào giúp vợ chồng vượng vận?
- Top 3 cung hoàng đạo nhiều người giàu có nhất: Bạn có nằm trong danh sách
Tùng la hán là loài cây vừa có thể đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ đa dạng, vừa lại có thể làm cây công trình. Thậm chí nó có thể tạo dáng chơi bonsai trong nhà. Với những ưu điểm kể trên, không khó hiểu khi cây tùng la hán lại được nhiều người yêu cây lựa chọn trang trí trong nhà. Nếu bạn đang muốn trồng cây tùng la hán để tô điểm thêm cho không gian sống của mình thì đừng bỏ qua những thông hán để tô điểm thêm cho không gian sống của mình thì đừng bỏ qua những thông tin về đặc điểm, đặc tính và cách chăm sóc cây mà Tử Vi Số giới thiệu dưới đây.
Đặc điểm cây Tùng la hán
Cây Tùng la hán không khác biệt lắm với các loại cây họ Thông khác. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt dựa trên những đặc điểm sau.
- Tên: Tùng la hán
- Tên gọi khác: Sam la hán, Sam đất, Vạn niên tùng
- Chi: Thông tre (Podocarpus)
- Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus
Tùng la hán là loại cây thân gỗ, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó có vẻ ngoài giống cây thông nhưng kích thước không quá lớn. Nếu được trồng ngoài tự nhiên cây có chiều cao từ 4 – 7m, khi trồng làm cảnh trong nhà thì kích thước của cây thường nhỏ hơn.
Trong điều kiện thích hợp, cây tùng la hán có thể sống rất lâu, dáng cây thẳng đứng vững chắc, vỏ sần sùi, cành mọc ngang. Đặc biệt cành và thân của cây lại khá dẻo, nên có thể dễ dàng uốn nắn, tạo các kiểu dáng yêu thích.
Lá cây có dạng hình kiếm, đầu hơi nhọn, ở giữa là các đường gân nổi rõ. Ngoài ra phía mặt trên của lá hơi bóng, có màu xanh đậm. Mặt dưới lại có màu nhạt hơn. Lá của cây tùng la hán xanh tươi quanh năm nên rất thích hợp để trồng làm cảnh để trong văn phòng hoặc trong nhà.
Vào khoảng tháng 5 thì cây tùng la hán sẽ nở hoa, có dạng nón, mọc ở giữa các cụm lá, màu trắng hoặc vàng nhạt khá đẹp mắt. Sau khi tàn hoa, cây sẽ bắt đầu cho quả. Quả la hán có vị chua và có thể ăn được, bên trong có hạt, hình dáng giống như một pho tượng la hán. Đây cũng chính là khởi nguồn cho cái tên độc đáo của loài cây này.
Về đặc tính, cây sinh trưởng chậm, ưa thích khí hậu nóng ẩm, có thể chịu được hạn, không chịu được ngập úng, bởi vậy bạn cần chú ý lượng nước mỗi khi tưới cây.
Công dụng của cây Tùng la hán (Vạn niên tùng)
Với sự đa dạng trong cách tạo dáng, tùng la hán được trồng làm cảnh ở nhiều khu vực khác nhau.
Bạn có thể trồng cây lớn, với dáng ngay thẳng ở các khu vực có không gian rộng như đình chùa, sân vườn, công viên, bệnh viện, khu nghỉ dưỡng, trường học… Các nhà hàng, khách sạn cũng thường trưng bày cây tùng la hán với kích thước nhỏ hơn một chút.
Ngoài ra, bạn có thể trồng cây tùng la hán trong chậu và trưng bày trong nhà, khu vực bàn lễ tân, bàn tiếp khách, sân thượng, ban công.
Nếu có khiếu thẩm mỹ, bạn hoàn toàn có thể uốn nắn cây tùng la hán để tạo dáng bonsai, trưng bày trong nhà hay trang trí tiểu cảnh đều phù hợp. Đặc biệt với tốc độ sinh trưởng chậm, bạn có thể uốn nắn và trưng bày trong thời gian dài mà không sợ cây bị mất dáng.
Không chỉ giúp trang trí không gian sống, cây tùng la hán với tán lá dày còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, mang lại không gian sống xanh mát, trong lành.
Ngắm nhìn chậu tùng la hán sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng cũng là biện pháp nhằm cải thiện tinh thần rất tốt.
Ý nghĩa cây Tùng la hán trong phong thủy
Với dáng đứng ngay thẳng nhưng vẫn có thể uốn nắn tạo dáng, cây tùng la hán tượng trưng cho sự cương trực, ngay thẳng nhưng vẫn có đầy sự khéo léo, vượt qua những hoàn cảnh khó khăn.
Trong phong thủy, việc trồng cây tùng la hán trong nhà có thể mang lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Loài cây này còn đại diện cho sự uy nghi, bề thế, thể hiện tầm vóc của gia chủ.
Một chậu la hán nhỏ xinh cũng là món quà tuyệt vời để tượng trưng cho lời chúc phú quý, thích hợp trong các dịp khai trương, tân gia.
Cây tùng la hán hợp mệnh gì?
Theo kinh nghiệm của dân gian truyện lại, tùng la hán là loài cây phù hợp với tất cả các mệnh, ai cũng có thể trồng được. Đặc biệt cây rất hợp với những người mang mệnh Kim và Thủy, những người mang mệnh này khi trồng cây tùng la hán sẽ gặp nhiều thuận lợi trong công việc, cuộc sống, tài lộc đầy mình.
Cây tùng la hán hợp tuổi nào?
Cây tùng la hán hợp với người tuổi: đinh mùi, ất dậu, bính tý, quý tỵ, giáp dần, nhâm thìn, giáp thân, ất mão, nhâm tuất, đinh sửu, bính ngọ, quý hợi. Những tuổi này nên trồng những cây tùng la hán trong ngôi nhà để vượng lộc, tụ tài.
Cụ thể hơn
- Người thuộc mệnh thủy có ngày sinh vào các năm: Nhâm Tuất, Đinh Sửu, Bính Tý, Quý Tỵ, Giáp Thân, Đinh Mùi, Ất Dậu, Bính Ngọ, Quý Hợi, Giáp Dần, Nhâm Thìn, Ất Mão.
- Người thuộc mệnh kim thì có ngày sinh vào các năm : Giáp Tý, Ất Sửu, Canh Thìn, Nhâm Thân, Ất Mùi, Quý Mão, Quý Dậu, Nhâm Dần, Tân Tỵ, Canh Tuất, Giáp Ngọ, Tân Hợi
Cách trồng và chăm sóc cây Tùng la hán
Tùng la hán là loài cây có khả năng tương thích với nhiều điều kiện sống khác nhau, nên cách trồng loài cây này không có gì quá khó.
Chuẩn bị đất trồng
Để cây con nhanh bén rễ và sinh trưởng tốt cần chuẩn bị đất trồng màu mỡ trộn thêm ít phân chuồng. Ngoài ra cũng cần trộn thêm ít xơ dừa, sỏi nhỏ để tăng độ tơi xốp và khả năng thoát nước của đất.
Trồng cây
Tùng la hán có thể được nhân giống bằng cách chiết cành, giâm cành hoặc gieo hạt. Nhưng vì gieo hạt cần thời gian lâu để hạt nảy mầm, tỉ lệ sống thấp nên các phương pháp chiết và giâm cành được ưu tiên hơn.
- Giâm cành: từ cây mẹ, chọn một cành khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh sau đó cắt cách gốc cành khoảng 1cm. Tiếp đó giâm cành vào nước có dung dịch kích rễ, sau đó lấy ra trồng xuống đất. Tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm, chỉ một thời gian là cành sẽ bén rễ và phát triển như một cây mới.
- Chiết cành: chọn một cành khỏe mạnh, sau đó tiến hành khoanh vỏ, đắp bầu. Sau khi cành bén rễ thì cắt rời và trồng xuống đất là cây sẽ phát triển như bình thường.
Vì cây con khá yếu nên thời gian đầu cần có biện pháp che chắn cẩn thận, tưới ít nước nhưng đều đặn, tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời. Khi cây đã lớn thì quá trình chăm sóc sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều.
Cách chăm sóc cây tùng la hán
Như đã nói ở trên, cách chăm sóc cây tùng la hán khá đơn giản, bạn có thể tham khảo một vài lưu ý bên dưới:
- Tưới nước: Đây là loài cây có thể thích nghi với môi trường khô hạn, tùng la hán không cần quá nhiều nước. Để cây sinh trưởng tốt, chỉ cần tưới nước cho cây mỗi tuần 1 lần. Khi tưới cũng chỉ cần đủ ẩm đất là được, tránh tưới quá đẫm khiến cây bị ngập úng, thối rễ.
- Dinh dưỡng: Loài cây này nhạy cảm với phân bón, do đó không nên bón lượng phân quá nhiều. Thay vào đó, hãy chia nhỏ lượng phân cần thiết và bón nhiều lần với số lượng ít. Tần suất hợp lý là bón một ít phân đạm mỗi 2 – 3 tháng. Riêng đối với cây bonsai, chỉ nên bón phân 6 tháng 1 lần, bởi bón nhiều cây sẽ phát triển và phá hỏng dáng.
- Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, cây tùng la hán có thể sống tốt ở các khu vực thoáng mát, kể cả trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tất nhiên cây cũng có thể sống tốt ở môi trường trong nhà, chỉ cần không quá tối và ẩm ướt là được. Lưu ý là không nên đặt cây Tùng la hán gần cửa kính, bởi sức nóng có thể làm cháy lá cây.
- Nhiệt độ: Tùng la hán ưa khí hậu ấm áp, nhiệt độ tốt nhất để cây phát triển là từ 20 – 30 độ C. Không nên giữ cây quá lâu trong môi trường máy lạnh. Đây cũng là loài cây ưa gió, tiếp xúc với gió nhiều sẽ khiến tán lá cây trở nên dày và đẹp hơn.
- Phòng trị sâu bệnh: Thường xuyên quan sát, cắt tỉa cành lá thừa để dồn dinh dưỡng cho thân. Các bệnh thường gặp trên cây tùng la hán là đốm lá, rệp sáp đỏ, trùng vỏ cứng, bệnh nhện đỏ… khi mắc phải, cần mua thuốc đặc trị về phun cho cây.
Trên đây là đặc điểm, đặc tính và một vài thông tin hữu ích khác về cây Tùng la hán do Review365 biên soạn và tổng hợp. Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể tự mình trồng và chăm sóc một cây tùng la hán tuyệt đẹp để trang trí cho không gian sống của mình.
Để lại bình luận
5