- Tiền bạc không phải là thứ toàn năng, nhưng nó là phép thử lòng người
- Trẻ không vất vả, già càng gian nan - Nỗ lực không khổ, nhàn rỗi mới khổ
Người nghèo giả giàu, che đi sự tự ti của bản thân
Người xưa có câu: Nghèo không phải là cái tội, nhưng nghèo vô hình trở thành nỗi xấu hổ của rất nhiều người. Xấu hổ xuất phát từ việc chúng ta tự ti, lúc nào đề cao hư vinh, sĩ diện với người ngoài.
Thực tế có nhiều người nghèo thật sự nhưng lúc nào cố tỏ ra mình giàu có. Lúc nào họ hào phóng chi tiêu để rồi sau đó ôm nợ vào thân. Những hành động nhằm chứng minh với người khác để họ nghĩ mình giàu thì chỉ càng làm bạn thêm khổ sở mà thôi.
Cứ mãi che đậy đi cái nghèo của mình nên họ chọn cách giả vờ, khoác lên mình tấm áo hào phóng nhằm thổi phồng bản thân.
Người giàu giả nghèo, tự bảo vệ bản thân
Người nghèo giả vờ giàu chính là sự tự ti, mặc cảm. Nhưng người giàu giả vờ nghèo thì đây là cách thông minh để bảo vệ chính mình.
Những người càng có danh vọng hay vậy chất thì càng khó kiểm soát được bản thân. Lúc nào người ta kỳ vọng cao vào người khác. Những việc làm mà họ không đạt được như kết quả thì sẽ khiến người ta oán giận. Thế nên nhiều người giàu có chọn cách giả nghèo, họ thà bị người khác xem thường nhưng chí ít là cách để bảo vệ bản thân.
Tiền bạc của người giàu vốn dĩ không rơi từ trên trời xuống, cuộc sống ổn định cũng không phải do người khác đem che. Họ kiếm tiền không dễ nên càng phải thận trọng và đề phòng.
Giàu cũng được, nghèo cũng được, quan trọng là tự tại
Ngoài trừ hai kiểu người trên thì có một kiểu người đó chính là họ có thể giàu, cũng có thể chẳng giàu có. Nhưng họ tôn trọng cuộc sống của mình và chẳng cần phải tô vẽ bất cứ vỏ bọc nào cả.
Chỉ sống tự tại ngay trong hiện tại, không cần hào nhoáng cũng không cần khoe khoang gì nhiều vì sự im lặng, an tĩnh mới chính là khiến con người cảm giác bình yên nhất. Cuộc sống này chỉ cần mỗi người có thể chân chính hiểu và đạt được 4 cảnh giới này thì họ mới là người thông minh.
(Reviews365 tổng hợp)
Để lại bình luận
5