Định Nghĩa Mẹ Trong Triết Học là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm mẹ trong triết học đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Định Nghĩa Mẹ Trong Triết Học là gì?

Trong suốt chiều dài lịch sử, các vấn đề triết học về con người ở Phương Tây và Phương Đông vẫn là một đề tài tranh luận chưa dứt. Ngay cả việc chỉ ra một định nghĩa cụ thể về con người cũng chưa ngã ngũ. Theo Thánh Thomas Aquinas, “con người như một hữu thể cá vị (the individual) có bản chất tự nhiên lý trí (x. ST Ia Q.29).” Hữu thể cá vị này không bị phân chia trong chính nó và hiện hữu độc lập với các hữu thể khác. Một hữu thể người sẽ trọn vẹn hơn khi nó thực hiện những gì có thể làm và chu toàn những gì được coi là bổn phận cần được chu toàn. Đó là tính lý trí mà mỗi người được phú bẩm ngay từ khi lọt lòng mẹ.

Định Nghĩa Mẹ Trong Triết Học là gì? Tình cảm cao quý nơi người mẹ
Định Nghĩa Mẹ Trong Triết Học là gì?

Những yếu tố hữu hình và vô hình làm nên tình yêu cao quý nơi người mẹ

Con cái là cốt nhục, là kết quả của tình yêu giữa cha và mẹ. Một tình yêu trao hiến để cùng nhau xây dựng hạnh phúc. Đối với cha mẹ, con cái là một quà tặng, một món quà vô cùng quý giá mà nếu chỉ có người nam hoặc chỉ có một người nữ thì món quà này không thể hình thành. Dầu vậy, để “món quà” này được thành hình, người mẹ đóng một vai trò đặc biệt. Theo sinh học, việc hình thành và cưu mang con từ lúc trứng được thụ tinh đến khi hình thai nhi là do “công lao” vô cùng to lớn của mẹ. Khi tinh trùng gặp trứng, một nhân tử của tinh trùng và của noãn hòa nhập (fusion) tạo thành một hợp tử, khởi đầu của một hữu thể người mới. Khoảng 30 giờ sau, hợp tử tạo thành phôi nang. Khoảng 6 ngày sau đó, phôi nang bám vào lớp thượng bì của nội mạc tử cung của mẹ, kín múc chất dinh dưỡng từ mẹ, theo thời gian hình thành thai nhi. Trong suốt quá trình mang thai, cuộc sống của mẹ cũng là cuộc sống của thai nhi, và thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào cuộc sống của mẹ.

Định Nghĩa Mẹ Trong Triết Học là gì? Tình cảm cao quý nơi người mẹ
Những yếu tố hữu hình và vô hình làm nên tình yêu cao quý nơi người mẹ

Như thế, mỗi người mẹ phải đảm bảo sống khỏe mạnh cả về thể lý và tâm lý để nuôi dưỡng sự sống khỏe cho thai nhi. Việc nuôi dưỡng này chẳng hề dễ dàng, họ phải chịu nhiều nỗi vất vả trong ăn uống, thể lý và tâm lý như chán ăn, buồn nôn, đau nhức vai, khó thở và những trạng thái bất ổn tâm lý như hay tủi thân, lo lắng, trầm cảm, … Vì vậy, ngay từ đầu, tình mẫu tử đã được gắn kết bằng sợi dây huyết thống hay sợi dây sinh học – sự sống của con gắn liền với sự sống của mẹ; thân xác của con là thân thể, là máu mủ của mẹ. Sự gắn kết ấy chất chứa sự yêu thương ngọt ngào, chan chứa vô bờ, một tình yêu trao ban trọn vẹn.

  • Tình cảm

Mẹ thể hiện tình cảm ở việc luôn chu toàn sứ mạng “trồng người” cách gần gũi và thân thiết. Thông thường, việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái là trách nhiệm chung của cha mẹ. Thế nhưng chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, thời gian ấy trở thành khoảng thời gian khởi đầu cho sợi dây tình cảm giữa mẹ và con được thể hiện và lớn dần. Mẹ là người chăm lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Mẹ thức khuya dậy sớm để chăm chút cho con những ngày con đau ốm hay mạnh khỏe. Những khi con sai, mẹ kiên nhẫn răn dạy, con vấp ngã mẹ dìu dắt con đứng lên…

Vô hình chung, mẹ không chỉ là mẹ nhưng mẹ là “bảo mẫu”, “huấn luyện viên”, “bác sĩ tâm lý”, là chỗ dựa cho con… Như vậy, càng quan tâm, lo lắng, chăm sóc cho con, tình cảm của mẹ dành cho con càng sâu đậm và lớn dần. Như thế, qua sự sinh sản, dưỡng dục, và chăm lo cho con, mẹ đã “vun trồng tình cảm” và tiếp tục “công trình sáng tạo” mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho mẹ.

Con người, đặc biệt là mẹ, có thiên hướng đạo đức tốt. Chính Đấng Tạo Hóa đã phú bẩm cho mẹ thiên hướng này để mẹ chăm sóc con không chỉ vì bổn phận nhưng vì tính thiêng liêng, cao quý của tình mẫu tử. Theo Mạnh Tử, thiên hướng này được thể hiện ở hai mức độ – những thúc đẩy thực hiện lòng nhân từ bởi thấy những nỗi đau khổ hữu hình (visible distress) hoặc ít nhất bởi những nhu cầu mà con người thấy được, và một mức độ cao hơn, có hệ thống (systematic) bằng việc suy nghĩ chín chắn. 

  • Tâm lý

Xét ở khía cạnh tâm lý, nguyên nhân sâu xa của tình mẹ thương con vì mẹ mong con sống hạnh phúc. Có một số ý kiến trái nghịch cho rằng, mẹ yêu con vì mẹ yêu chính bản thân mẹ; bởi con cái là một phần thân thể mẹ, và mẹ muốn con hoàn thành những giấc mơ mà mẹ chưa đạt được trong cuộc đời. Điều này có thể đúng nhưng không hoàn toàn. Nhìn vào gương mẫu mẹ Monica, mẹ của Thánh Âu Tinh, mẹ đã không tìm niềm hạnh phúc nào khác ngoài hạnh phúc viên mãn của con mẹ. Cả cuộc đời Mẹ đã lo lắng, chăm sóc cho Âu Tinh để Âu Tinh tìm được hạnh phúc đích thực cũng là cứu cánh của cuộc đời là Đấng Tạo Hóa. Hơn nữa, do mẹ đã trải qua và kinh nghiệm nhiều nỗi gian nan vất vả trong cuộc đời, nên mẹ muốn bao bọc con khỏi những khó khăn thử thách. Tâm lý chung của các bà mẹ, con cái dù lớn đến mấy, họ vẫn coi là đứa trẻ thơ, bé bóng của mẹ thuở nào. Vì thế, các mẹ thường lo sợ con cái phải vất vả, đơn độc; và như vậy, mẹ lại lo lắng và làm mọi chuyện cho con.

  • Văn hóa Việt Nam

Cuối cùng, mẹ thương con vì mẹ thương đồng loại và học được sự thân tình từ đồng loại. Mẹ muốn góp một “ngọn lửa” để tình nhân loại được sáng hơn. Đối với văn hóa Việt Nam, do ảnh hưởng của nền văn hóa lúa nước nên sự tương quan giữa con người với con người khá gần gũi. Tính xã hội hay tính cộng đồng được thể hiện ở câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Định Nghĩa Mẹ Trong Triết Học là gì? Tình cảm cao quý nơi người mẹ
Tình mẹ trong văn hóa Việt Nam

Sống trong bối cảnh văn hóa như thế, mẹ luôn lo lắng, yêu thương, săn sóc và dạy dỗ con, để con được nên người, và để con trở thành niềm vui, hạnh phúc của mẹ, gia đình, và xã hội. Hơn nữa, do ảnh hưởng của Nho giáo – lấy “nhân” làm gốc, nên mẹ lo cho con thì cũng là lo cho xã hội. Khi con trưởng thành, con mới có thể coi người khác làm trọng, lấy xã hội làm trọng và sống có ích cho mọi người. Đó là một hành vi chuẩn mực trong đối nhân xử thế của mẹ.

Xem thêm bài viết: "Định Nghĩa Mẹ là gì? Mẹ trong tiếng anh và nhưng thành ngữ về mẹ hay nhất." tại đây!

Kết luận về mẹ trong triết học là gì?

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Mẹ Trong Triết Học là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365