- Định Nghĩa Văn Bản Pháp Luật là gì? Phân loại văn bản pháp luật
- Định Nghĩa Luật Pháp Quốc Tế là gì? Đặc trưng cơ bản
- Định Nghĩa Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế là gì? Chức năng hoạt động ngoại thương
Định Nghĩa Quan Hệ Pháp Luật là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm quan hệ pháp luật đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Định Nghĩa Quan Hệ Pháp Luật là gì?
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí - ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tồn tại trong xã hội đó vào thời diêm lịch sử nhất định.
Ngoài ra, các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện khác nhau ttong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó (phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt). Có thể chỉ thể hiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủ thể tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thể hiện qua các quy phạm pháp luật dân sự và các nguyên tắc chung của luật dân sự được quy định ữong BLDS.
Đặc điểm và phân loại Quan Hệ Pháp Luật
Đặc điểm của Quan Hệ Pháp Luật:
- Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật
Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
- Quan hệ pháp luật mang tính ý chí
Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.
- Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý
Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại
- Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế
Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.
- Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể
Bởi vì quan hệ pháp luật xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
Phân loại Quan Hệ Pháp Luật:
Quan hệ pháp luật nảy sinh ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, nên rất phong phú và đa dạng. Chúng nhiều về số lượng và khác nhau về tính chất, về cách xử sự, về thành phần tham gia quan hệ pháp luật. Việc phân loại quan hệ pháp luật là cần thiết, giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền được nhanh chỏng và chính xác. Ngoài ra, việc phân loại cũng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dự báo pháp luật, góp phần xác định xu hướng vận động và phát triển của các quan hệ xã hội trong tưong lai. Có nhiều tiêu chí để phân loại quan hệ pháp luật:
- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, quan hệ pháp luật được phân chia thành các loại tưong ứng với các ngành luật: Quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật đất đai... Đây là cách phân loại khá phổ biến và được thừa nhận rộng rãi. Thông qua cách phân loại này, chúng ta có điều kiện để tìm hiểu sâu hon từng loại quan hệ xã hội, thấy được những đặc điểm riêng của chúng từ đó giúp cho hoạt động xây dựng pháp luật hoàn thiện, chính xác hơn.
- Căn cứ vào tính xác định của các bên tham gia quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tuyệt đối và quan hệ pháp luật tương đối. Quan hệ pháp luật tuyệt đối là quan hệ mà một bên của quan hệ pháp luật được xác định còn bên kia của quan hệ là bất kì cá nhân, tổ chức nào. Trong quan hệ pháp luật tuyệt đối bên tham gia quan hệ được xác định là bên có quyền, còn các bên kia của quan hệ có nghĩa vụ tôn trọng các quyền này và không được vi phạm, chẳng hạn quan hệ pháp luật về sở hữu, quan hệ pháp luật về quyền tác giả là những quan hệ pháp luật thuộc loại này. Quan hệ pháp luật tương đối là quan hệ pháp luật mà tất cả các bên tham gia quan hệ pháp luật đều được xác định cụ thể, trong đó chỉ rõ cá nhân, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ pháp lí đối với nhau, chẳng hạn quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân gia đình...
Ngoài ra, căn cứ vào số lượng bên tham gia, quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật có hai bên và quan hệ pháp luật có nhiều bên, căn cứ vào tính chất chủ thể, quan hệ pháp luật còn được chia thành quan hệ công pháp và quan hệ tư pháp...
Xem thêm bài viết: "Định Nghĩa Văn Bản Pháp Luật là gì? Phân loại văn bản pháp luật." tại đây!
Kết luận về quan hệ pháp luật:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Quan Hệ Pháp Luật là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5