- Khái Niệm Giao Tiếp là gì? Chức năng của giao tiếp
- Định Nghĩa Xã Hội Hóa Giáo Dục là gì? Bản chất, ý nghĩa và vai trò là gì?
- Khái Niệm Chính Sách Phát Triển Giáo Dục là gì? Vai trò của chính sách giáo dục
Định Nghĩa Quản Lý Giáo Dục là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm quản lý giáo dục đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Định Nghĩa Quản Lý Giáo Dục là gì?
Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của đối tượng giáo dục. Công cụ quản lý giáo dục là bằng pháp luật. Đối tượng của quản lý giáo dục là con người.
Trong tài liệu “Tổng quan về quản lý giáo dục” của Trường cán bộ quản lý giáo dục – đào tạo có nêu: “Quản lý giáo dục là một loại hình được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.
Chủ thể quản lý giáo dục là nhà quản lý, tập thể các nhà quản lý hay là bộ máy quản lý giáo dục. Trong trường học đó là Hiệu trưởng (cùng với bộ máy giúp việc của Hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên; các tổ chức đoàn thể.
Khách thể quản lý giáo dục bao gồm trường học hoặc là sự nghiệp giáo dục trên địa bàn (cơ quan quản lý giáo dục các cấp); trong đó có bốn thành tố của một hệ thống xã hội: tư tưởng (quan điểm đường lối, nguyên lí chính sách chế độ, giáo dục …) con người (giáo viên, cán bộ CNV và các hoạt động của họ) quá trình giáo dục (diễn ra trong không gian và thời gian…) vật chất, tài chính (trường sở trang thiết bị kĩ thuật phục vụ cho giáo dục, ngân sách, ngân quỹ).
Chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý một cách có ý thức nhằm đạt được mục tiêu đề ra và chính các mục tiêu quản lý lại tham gia vào sự quy định bản chất của quản lý giáo dục.
Cách hiểu khác:
Theo M.I.Kondacop: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ quản lý ở các cấp khác nhau, đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em.”
Đặc điểm, vai trò của quản lí giáo dục
Đặc điểm của quản lí giáo dục:
- Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành và giáo dục con người, đặc biệt là lao động sư phạm của mỗi nhà giáo.
- Quyền lực nhà nước trong việc điều hành quản lý giáo dục đó chính là điều chỉnh về những hoạt động trong giáo dục thông qua quá trình xây dựng, ban hành và chấp hành một số văn bản như luật, điều lệ những quy định hoặc quy chế chuyên môn trong ngành sư phạm.
- Các sản phẩm của giáo dục thường gắn liền với sự hình thành và phát triển về nhân cách của người học. Vì thế quản lý giáo dục cần phải chú trọng trong việc phát hiện và phòng tránh các sai sót có thể xảy ra.
- Quản lý giáo dục luôn đi kèm với sự phát triển của các quan điểm trong quần chúng, xã hội.
- Hoạt động quản lý giáo dục luôn mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc.
Vai trò của quản lí giáo dục:
- Quản lý giáo dục là hoạt động cần thiết và mang tới nhiều vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Cụ thể:
- Quản lý giáo dục giúp tạo ra được sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên, học sinh trong tổ chức giáo dục. Khi có sự thống nhất cao thì tổ chức giáo dục hoạt động mới đạt được hiệu quả tốt.
- Giúp định hướng cho sự phát triển của tổ chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học sinh và tổ chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.
- Phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và toàn bộ nguồn lực trong tổ chức (vật chất, tài chính, thông tin,…) để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất.
- Giúp cho tổ chức giáo dục có thể thích nghi được với sự biến đổi trong môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng một cách tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường.
- Trên cơ sở lý luận chung có thể thấy được rằng hoạt động quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh để có thể đạt được những hiệu quả cao nhất trong việc hình thành một nhân cách tốt cho học sinh.
Kết luận:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Quản Lý Giáo Dục là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn! Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5