- 15 phương pháp giao tiếp thông minh giúp bạn thuyết phục khách hàng
- Kinh nghiệm bán sách online - 6 bí quyết kinh doanh giúp bạn có thu nhập khủng
- NFT Là Gì? NFT Coin Là Gì? Và Các Thuật Ngữ NFT Liên Quan
Khái Niệm Giao Tiếp là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm giao tiếp đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Khái Niệm Giao Tiếp là gì?
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu."
Những cách hiểu khác:
- Theo Martin. P.Andelem: “Giao tiếp là quy trình trong đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”.
Như vậy, tác giả cũng chỉ mới đề cập đến sự hiểu biết lẫn nhau thông qua giao tiếp là chưa thật triệt để. Bởi lẽ, giao tiếp phải đi đến sự phù hợp lẫn nhau giữa con người với con người.
- Jhon B. HonBen cho rằng: “Giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời”.
Tác giả chỉ dừng lại ở việc trao đổi tư duy, ý tưởng bằng lời là chưa thật đầy đủ. Trong thực tế để giao tiếp đem lại được hiệu quả cao, chủ thể cần phải biết kết hợp cả ngôn ngữ bằng lời và ngôn ngữ không lời (ngôn ngữ biểu cảm). Như vậy, tác giả đã tuyệt đối hóa ngôn ngữ bằng lời trong qná trình giao tiếp.
- Tác giả Nguyễn Văn Đáng cho rằng: “Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể, thông qua ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ biểu cảm. Qua đó, mỗi chủ thể tham gia giao tiếp đều hướng tới sự đồng thuận mà mình mong muốn”.
Dựa vào khái niệm trên, tác giả không đề cập tới giao tiếp như là một hoạt động cụ thể của con người. Vì vậy, thiếu đi tính mục đích, kế hoạch...
Từ những quan điểm trên, có thể khái quát: Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin nhằm nhận biết, xác lập và tác động lẫn nhau trong mối quan hệ giữa người với người để đạt tới mục đích nhất định.
Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp có nhiều chức năng khác nhau. Do đó để bạn đọc dễ dàng theo dõi thì bài viết xin chia chức năng của giao tiếp như sau:
- Căn cứ vào mục đích hoạt động: kiểm soát, tạo động lực, bày tỏ cảm xúc và thu nhận thông tin.
Giao tiếp có thể thực hiện chức năng kiểm soát hành động của các thành viên theo một số cách nhất định.
Giao tiếp thúc đẩy động lực bằng cách giải thích rõ cho người đối diện nghe hiểu cần làm gì và nên làm gì; ủng hộ và giúp đỡ họ.
Giao tiếp giúp bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định tình cảm cảm xúc qua lời nói về thái độ trước sự vật cụ thể.
Qua giao tiếp con người cũng có thể thu nhận thông tin.
- Căn cứ vào tính chất của hoạt động giao tiếp thì có thể chia chức năng của giao tiếp làm hai nhóm: các chức năng thuần túy xã hội và các chức năng tâm lí – xã hội.
Các chức năng thuần túy xã hội là các chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.
Các chức năng tâm lí – xã hội của giao tiếp là các chức năng phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội. Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác. Cô đơn là một trạng thái tâm lí nặng nề.
Phân loại giao tiếp:
Có nhiều cách phân loại giao tiếp theo những căn cứ khác nhau:
- Dựa vào nội dung tâm lý của giao tiếp, người ta phân ra: Giao tiếp nhằm thông báo những thông tin mới. Giao tiếp nhằm thay đổi hệ thống động cơ và giá trị. Giao tiếp nhằm động viên, kích thích hành động.
- Dựa vào đối tượng hoạt động giao tiếp có thể chia thành Giao tiếp liên nhân; Giao tiếp xã hội; Giao tiếp nhóm
- Dựa vào tính chất tiếp xúc, ta có thể chia ra làm 2 loại: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
- Dựa vào hình thức của giao tiếp, có: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức.
- Dựa vào thế tâm lý giữa hai bên trong giao tiếp, chúng ta có thể chia giao tiếp ra thành 3 kiểu: giao tiếp ở thế mạnh, giao tiếp ở thế yếu và giao tiếp ở thế cân bằng.
- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có ba loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp tín hiệu.
Kết luận:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Khái Niệm Giao Tiếp là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn! Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5