Định Nghĩa Vai Trò Xã Hội là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm vai trò xã hội đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Định Nghĩa Vai Trò Xã Hội là gì?

Theo từ điển Bách Khoa Toàn Thư mở Wikipedia: 

"Vai trò của cá nhân như là một vai diễn là một hoặc nhiều chức năng mà cá nhân ấy phải đảm trách trước xã hội. Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Khái niệm vai trò xã hội bắt nguồn từ khái niệm vai diễn trên sân khấu. Vai diễn trên sân khấu đòi hỏi diễn viên phải nhập tâm, bắt chước và học tập đóng vai của những nhân vật được đạo diễn phân đóng.

Định Nghĩa Vai Trò Xã Hội là gì? Đặc trưng và phân loại vai trò xã hội
Định Nghĩa Vai Trò Xã Hội là gì?

Còn vai trò xã hội không có tính chất tưởng tượng, bắt chước cứng nhắc và nhất thời. Những hành vi thực tế của một người nhờ học hỏi được những kinh nghiệm, lối sống, tác phong từ trước đó trong cuộc sống. Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó. Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ."

Hiểu đơn giản là: Vai trò xã hội là một khái niệm cơ bản để xem xét hành vi của cá nhân trong hoạt động xã hội.

Đặc trưng của vai trò xã hội

  • Vai trò là sự kết hợp của khuôn mẫu tác phong bên ngoài (hành động) và tác phong tinh thần ở bên trong (kiến thức, sự suy nghĩ).
  • Vai trò xã hội mô tả các tác phong đồng nhất được xã hội chấp nhận.
  • Vai trò được thực hiện trong sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội nói chung, với sự mong đợi của người xung quanh, không phụ thuộc vào cá nhân – người thực hiện vai trò.
Định Nghĩa Vai Trò Xã Hội là gì? Đặc trưng và phân loại vai trò xã hội
Đặc trưng của vai trò xã hội
  • Các cá nhân chấp nhận vai trò (vai trò chủ động, vai trò lựa chọn) chủ yếu dựa vào mức độ phù hợp của chúng với nhu cầu và lợi ích cá nhân trong sự tồn tại phát triển của mình.
  • Một cá nhân có thể đóng nhiều vai trò.

Các loại vai trò:

Vai trò chủ yếu – thứ yếu, chính – phụ.

Vai trò then chốt, vai trò không then chốt.

Bạn có thể xem thêm bài viết về Xã Hội Hóa Giáo Dục tại đây!

Phân loại vai trò xã hội

Có năm loại vai trò xã hội mà cá nhân thường đảm trách:

  • Vai trò định chế: là vai trò cá nhân thể hiện phải theo cách thức nhất định mang tính chế tài của hành động khuôn mẫu đã vạch sẵn của tổ chức chính trị – xã hội nào đó.
  • Vai trò thông thường: là vai trò cá nhân học hỏi, bắt chước một cách giản đơn, tự nhiên.
  • Vai trò kỳ vọng: là vai trò mà mỗi cá nhân đảm nhiệm đáp ứng mong đợi của nhiều người.
  • Vai trò gán: là vai trò do xã hội hay một nhóm xã hội gán cho cá nhân.
  • Vai trò tự chọn: là vai trò cá nhân thực hiện theo ý muốn.

Các yếu tố cơ bản cấu thành xã hội?

  •  Nhóm xã hội (social group)

Nhóm xã hội là một tập hợp người có mối quan hệ tương trong đó các cá nhân có quan hệ trực tiếp và tương đối ốn định. Những quan hệ trong nhóm được thể hiện dưới hình thức giao tiếp cá nhân. Đó là cơ sở làm nảy sinh những quan hệ tình cảm gắn bó, thân thiện và các giá trị đặc thù. Chẳng hạn như nhóm gia đình, hội nghề nghiệp, đơn vị, cộng đồng dân cư.

  • Thiết chế xã hội (social institution)

Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế, vai trò, nhóm xã hội lập ra có chủ định vận động xung quanh nhu cầu cơ bản của xã hội.

Định Nghĩa Vai Trò Xã Hội là gì? Đặc trưng và phân loại vai trò xã hội
Các yếu tố cơ bản cấu thành xã hội?

Sự vận động và phát triển của cơ cấu xã hội - nhân khẩu tác động lớn đến sự vận động và phát triển của xã hội. Sự thay đổi về quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư có ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ như lương thực, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, nhà ở, tiết kiệm đầu tư, sử dụng nguồn nhân lực, nguồn lực về vốn, đất đai, công nghệ. Các tham số cơ bản của dân số như mức sinh, tỉ lệ tử vong, di dân quyết định quy mô, thành phần nguồn lao động trong tương lai. 

 Do đó, việc nghiên cứu xu hướng thay đổi của cơ cấu dân số là yếu tố trọng tâm trong nghiên cứu xã hội học pháp luật nhằm phát hiện những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu xã hội - nhân khẩu với những thay đổi về kinh tế - xã hội, từ đó đánh giá về hiệu quả của các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến việc ổn định quy mô dân số và nâng cao chất lượng dân số.

Xem thêm bài viết Trật Tự An Toàn Xã Hội tại đây!

Kết Luận:

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Vai Trò Xã Hội là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn! Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365