- Website Content là gì? Cách viết content hiệu quả, thu hút cho Website của bạn
- Định Nghĩa What là gì? Mẩu truyện cười của Nobita về What là gì hài hước?
- Khái Niệm Năng Lực là gì? Năng lực tiếng Anh nói thế nào?
Định Nghĩa Trật Tự An Toàn Xã Hội là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm trật tự an toàn xã hội đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Định Nghĩa Trật Tự An Toàn Xã Hội là gì?
Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỉ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định. Đấu tranh giữ gìn TTATXH bao gồm: chống tội phạm; giữ gìn trật tự nơi công cộng; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường… Bảo vệ TTATXH là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường
Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Công an nhân dân 2014
Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn xã hội.
Quy định về đảm bảo trật tự an toàn xã hội
- Đấu tranh phòng, chống tội phạm (trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh).
Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
- Giữ gìn trật tự nơi công cộng.
Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng – nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.
Trật tự an toàn, giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính…) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông.
- Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh.
Ngoài các hoạt động phòng ngừa tai nạn giao thông, các loại tai nạn lao động cũng cần được chú ý phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do tai nạn lao động gây ra. Thiên tai, dịch bệnh tuy có thể không do con người tự gây ra, song nó có sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại nhiều tài sản, cướp đi sinh mệnh của nhiều người, để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội phải khắc phục trong thời gian dài.
- Bài trừ các tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến (từ các hành vi vi phạm những nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục, các giá trị xã hội tốt đẹp cho đến các hành vi vi phạm những quy tắc đã được thể chế hóa bằng pháp luật, kể cả pháp luật hình sự) ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội bao gồm: mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín dị đoan… Tệ nạn xã hội là cơ sở xã hội của tình trạng phạm tội, là một trong những nguồn gốc phát sinh tội phạm.
- Bảo vệ môi trường.
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Xem thêm bài viết về: "Tư tưởng ly hôn tùy tiện trong xã hội hiện đại là căn bệnh độc"
Làm thế nào để đảm bảo an toàn trật tự xã hội?
Khi đã hiểu được khái niệm trật tự an toàn xã hội là gì, chúng ta, mỗi công dân cần luôn ý thức và nâng cao tinh thần tự giác bảo vệ, thực hiện trật tự an toàn xã hội.
Dưới đây những cách thức, biện pháp để mọi công dân có thể tự thực hiện để đảm bảo trật tự an toàn xã hội:
- Luôn có ý thức đấu tranh phòng, chống mọi loại tội phạm, trừ các trường hợp đó là tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc những tội phạm phá hoại Hòa Bình, tội phạm chống lại người hoặc tội phạm chiến tranh;
- Có ý thức giữ gìn trật tự công cộng: không hát hò nơi công cộng, nói to làm ô nhiễm tiếng ồn…;
- Luôn tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông: không vượt đèn đỏ, không lặng lách, đua xe, luôn tuân thủ quy định giao động, chú ý an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông…;
- Có ý thức phòng ngừa, phòng chống bệnh dịch, thiên tai;
- Bài trừ, tránh xa những tệ nạn xã hội;
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
Kết luận:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Trật Tự An Toàn Xã Hội là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn! Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5