Định Nghĩa Xe Cơ Giới là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm xe cơ giới đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Định Nghĩa Xe Cơ Giới là gì?

Căn cứ theo khoản 17 và 18, Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 giải thích các từ ngữ về giao thông đường bộ như sau:

17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Định Nghĩa Xe Cơ Giới là gì? Phân loại xe cơ giới? Tốc độ xe cơ giới
Định Nghĩa Xe Cơ Giới là gì?

Như vậy, theo Luật giao thông đường bộ năm 2008, xe cơ giới là toàn bộ những loại xe sử dụng động cơ và tốn nhiều liệu gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ. Xe cơ giới bao gồm cả tàu điện bánh lốp (là loại tàu dùng điện nhưng không chạy trên đường ray). 

Hay nói cách khác, trừ xe đạp, xe đẩy và xe lăn thì tất cả các phương tiện giao thông đường bộ dùng động cơ và tiêu hao nhiên liệu đều được gọi là xe cơ giới.

Phân loại xe cơ giới?

Nhóm xe cơ giới ô tô

Theo quy chuẩn của 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Quy định rằng xe ô tô tham gia giao thông gồm các loại sau:

  • Xe ô tô con: Xe ô tô có thiết kế kích cỡ nhỏ, ít ghế ngồi, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Trong xe không chở quá 9 người tương đương với 9 ghế ngồi bao gồm cả ghế người lái. 
  • Xe bán tải: Xe có khối lượng chở hàng hóa dưới 950kg khi tham gia giao thông. Với xe 3 bánh thì khối lượng của xe lớn hơn 400kg, trong khi tham gia giao thông thì được xem là xe con.
  • Xe tải: Dòng xe ô tô được thiết kế phục vụ cho việc chở hàng hóa. Bao gồm cả xe ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các dòng xe như xe PICKUP, xe tải VAN có khối lượng chở hàng từ 950kg trở lên.
Định Nghĩa Xe Cơ Giới là gì? Phân loại xe cơ giới? Tốc độ xe cơ giới
Phân loại xe cơ giới?
  • Ô tô khách: Dòng xe ô tô lớn, có trọng lượng cao và chở nhiều hàng khách trên xe di chuyển tới nơi mong muốn. Xe được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường với số lượng người trên xe lớn hơn 9 người.
  • Ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc: Dòng xe cơ giới chuyên sử dụng chở hàng hóa có thùng xe là sơ mi rơ moóc nối với ô tô đầu kéo. Đồng thời đảm nhiệm việc truyền trọng lượng đáng kể lên ô tô đầu kéo. 
  • Ô tô kéo rơ-moóc: Dòng xe được sản xuất riêng cho việc kéo rơ-moóc hoặc thiết kế kết cấu để kéo thêm rơ-moóc. Khối lượng kéo theo phải đúng quy định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  • Rơ-moóc: Đây là hệ thống trục và lốp xe thiết kế chắc chắn kết nối với xe ô tô. Mục đích để khối lượng rơ moóc không đặt lên ô tô kéo.

Xe cơ giới là xe mô tô

Xe mô tô hiện nay sử dụng gồm có xe mô tô ba bánh và xe mô tô hai bánh. Các loại mô tô tham gia giao thông có động cơ dung tích xy lanh từ 50cm3 trở lên, trọng tải của xe không quá 400kg. Người dân sử dụng xe có dung tích xi lanh từ 50cm3 thì gọi là xe máy.

Xe cơ giới là xe gắn máy

Nhiều người nhầm lẫn xe mô tô và xe gắn máy. Xe gắn máy là loại phương tiện di chuyển bằng động cơ mạnh mẽ, có thiết kế 2 hoặc 3 bánh, vận tốc thiết kế nhỏ hơn 50 km/h. Xe dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hay dung tích tương đương sẽ dưới 50 cm3.

Bạn có thể xem thêm các bài viết cùng chủ đề về xe gắn máy tại đây!

Tốc độ tối đa của xe cơ giới

Căn cứ vào điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông gồm có:

a. Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ 1 khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

c. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

Cụ thể, căn cứ vào Thông tư số 13/2009 TT-BGTVT (ngày 17/7/2009) quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ như sau:

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau:

Định Nghĩa Xe Cơ Giới là gì? Phân loại xe cơ giới? Tốc độ xe cơ giới
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân

Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau:

Định Nghĩa Xe Cơ Giới là gì? Phân loại xe cơ giới? Tốc độ xe cơ giới
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư

Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường bộ được thiết kế xây dựng đạt tiêu chuẩn đường cao tốc, đường khai thác theo quy chế riêng thì người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ.

Về khoảng cách giữa các phương tiện, thông tư này quy định rất rõ đối với các phương tiện tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng. Cụ thể khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Đến 60km/h: 30m; trên 60 đến 80km/h:50m; trên 80 đến 100km/h: 70m; trên 100 đến 120 km/h: 90m.

Đối với các loại xe như máy kéo, xe công nông, xe lam, xe lốc máy, xe xích lô máy, xe 3 gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30km/h khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Khi trời mưa có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định ở trên.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề về xe ô tô tại đây!

Kết luận:

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Xe Cơ Giới là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn! Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365