Hiện nay thị trường Việt Nam có khoảng 300 sàn giao dịch ngoại hối trái phép, thu hút nhiều người tham gia đầu tư và tự gọi là "chơi Forex"... Theo Công an thành phố Hà Nội, việc tham gia vào các sàn Forex hiện nay vừa rủi ro vừa vi phạm pháp luật. Do đó, cơ quan này đã chính thức phát đi cảnh báo với người dân.

Forex là viết tắt của cụm từ Foreign Exchange, nghĩa là trao đổi tiền tệ quốc tế. Trong đó, thị trường forex hay thị trường ngoại hối là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi tiền tệ của các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Hoạt động kinh doanh trao đổi tiền tệ trong thị trường Forex được thực hiện bằng cách mua, bán, trao đổi loại tiền tệ này với loại tiền tệ khác với. Lợi nhuận của giao dịch sẽ tính theo phần chênh lệch giữa việc mua vào, bán ra.

Hiện nay Nhà nước chỉ cho phép các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam. Đồng thời, mọi hành vi kinh doanh ngoại tệ của cá nhân, tổ chức khác đều là vi phạm pháp luật.

Sàn Forex lừa đảo bằng những thủ đoạn tinh vi

Thống kê của Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội cho biết, hiện nay thị trường Việt Nam có khoảng 300 sàn giao dịch ngoại hối trái phép, thu hút nhiều người tham gia đầu tư và tự gọi là "chơi Forex".

Phương thức hoạt động của các sàn Forex là cho các nhân viên môi giới mời chào lôi kéo, thu hút người chơi qua hình thức telesales (chào mời đầu tư qua điện thoại), liên hệ qua mạng xã hội Zalo, Facebook, tư vấn người chơi "đánh lệnh". Sau khi add được zalo facebook của con mồi, những môi giới này sẽ liên tục gọi, nhắn tin về những "kèo" chia cổ tức giá sẽ tăng vù vù.

Ban đầu thường cho nhà đầu tư đánh thắng để nạp thêm nhiều tiền vào tài khoản. Sau đó tư vấn đánh các lệnh lớn, thu mức phí lớn và không rõ ràng, dẫn đến nhà đầu tư mất hết tiền trong tài khoản. Khi đã thua hết tiền, các đối tượng sẽ giới thiệu nhà đầu tư sang một sàn Forex mới, với cam kết nếu nạp tiền vào sẽ chơi thắng lại được số tiền đã thua.

Khi tham gia chơi Forex trái phép tại Việt Nam, người chơi không những phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ mà còn có thể bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật.

Theo lời của nhân viên tư vấn, các dự án, mô hình hệ thống này đều được giới thiệu có nguồn gốc từ nước ngoài, là các hệ thống kỹ thuật giúp thực hiện các giao dịch nhanh chóng, chính xác, được liên kết với các nền tảng giao dịch tiền điện tử lớn trên thế giới, lãi suất cao bất thường, 15 - 30%/tháng, trên số tiền đầu tư. Toàn bộ các sàn giao dịch Forex trái phép này đều không có trụ sở tại Việt Nam.

Cùng với đó, các sàn Forex được các đối tượng quản trị thiết kế với các chức năng can thiệp vào tài khoản của các khách hàng.

Admin có thể tự đặt lệnh vào tài khoản khách hàng, thay đổi số dư tiền trên tài khoản, can thiệp vào quá trình đặt lệnh như kéo dài độ trễ của lệnh, kéo giãn khoảng giá mua và bán, "đánh cháy" tài khoản của khách hàng (làm hết tiền trong tài khoản khách hàng).

Đáng chú ý, nhà đầu tư trên sàn giao dịch Forex thực chất là chơi với chủ sàn, toàn bộ tiền đánh thua là chủ sàn được hưởng (đã có nhiều người dân bị thua số tiền rất lớn lên đến cả chục tỉ đồng). Trường hợp nhà đầu tư thắng nhiều, chủ sàn sẽ can thiệp kỹ thuật như: chặn quyền truy cập tài khoản, tự đặt lệnh khống, dẫn đến cháy tài khoản và không thể rút được tiền.

Cuối cùng, khi đã chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, các đối tượng đánh sập sàn giao dịch để tránh sự truy vết của cơ quan công an và nhà đầu tư không thể đi đòi tiền...

Forex lừa đảo - sàn forex lừa đảo
Forex lừa đảo - sàn forex lừa đảo

Đầu tư Forex trái phép vừa rủi ro, vừa vi phạm pháp luật

Về cơ bản, những người tham gia giao dịch Forex thường được gọi là traders (nhà đầu tư). Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, traders vừa vi phạm pháp luật về hoạt động ngoại hối, vừa không được pháp luật bảo vệ nếu có tranh chấp, xung đột xảy ra.

Bởi lẽ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa cấp phép cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào kinh doanh hình thức sàn giao dịch vàng, ngoại hối. Do đó, mọi hình thức tổ chức kinh doanh, giao dịch sàn Forex sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, người có hành vi vi phạm về hoạt động ngoại hối có thể bị xử lý hành chính từ phạt cảnh cáo đến 30 triệu đồng.

Nhằm lách luật, nhiều công ty núp bóng sàn giao dịch nước ngoài, lôi kéo cá nhân đầu tư với lãi suất cao để lừa đảo. Bởi vậy, người tham gia "chơi Forex" được xem là tiếp tay cho hoạt động phi pháp.

Bản chất của việc giao dịch ngoại hối là sự tương tác giữa người đầu tư và chủ sàn diễn ra hoàn toàn trên không gian mạng nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn về tài chính cho người tham gia. Vì vậy, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác, không tham gia các sàn Forex trái phép.

Bên cạnh đó, việc sở hữu, mua bán, sử dụng các loại tiền ảo làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là bất hợp pháp. Do đó, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân khi thực hiện đầu tư bằng hình thức tiền ảo.

"Đặc biệt, tuyệt đối không chuyển tiền, tham gia các hội nhóm liên quan đến sàn giao dịch tiền ảo, Forex do nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tự lập để tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại về tài sản cho người tham gia, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự", Công an Hà Nội khuyến cao.

Chiêu trò lừa đảo sàn Forex khiến nhà đầu tư mất trắng

Nhóm lừa đảo lập ra các sàn giao dịch tiền ảo sau đó dụ người chơi nạp tiền dưới hình thức đầu tư Forex và dùng thủ đoạn chiếm đoạt.

Dành được 100 triệu đồng sau vụ trồng cây ăn quả được mùa, ông Hoàng ở một tỉnh miền núi phía Bắc định gửi ngân hàng nhưng lúc này lãi suất đang thấp. Trong khi đó đầu tư mua một gói tiền ảo (đầu tư Forex) được hứa hẹn lãi suất 20-30% một tháng nên ông Hoàng làm theo. Ông tin theo lời quảng cáo rằng "đây là sàn tài chính quốc tế, liên kết với các nước trên thế giới". Theo hướng dẫn, ông "nạp" 10 triệu đồng sẽ được 50 đồng tiền ảo. Sau đó hàng ngày ông truy cập vào trang chủ Forex để theo dõi giá đồng tiền lên xuống và chờ thời cơ bán ra để hưởng tiền chênh lệch. Nếu không muốn giao dịch, ông cứ để tiền trong hệ thống để hưởng tiền lãi.

Một tuần đầu, ông Hoàng được trả lãi bằng tiền mặt qua tài khoản ngân hàng nên đầu tư tất cả 100 triệu đồng. Nhưng ngay tuần kế tiếp, ông nhận được thông báo là hệ thống trong thời gian nâng cấp nên không được trả lãi. Sau đó nhóm admin nói sẽ trả lãi bằng một đồng tiền ảo khác sắp lên sàn. Gần một tháng sau, ông không thấy đồng tiền mới đâu và cũng không đăng nhập được vào trang web Forex, mất liên lạc với người hướng dẫn. Lúc này, ông nhận ra mình bị lừa.

Một trường hợp khác là người phụ nữ ở Hà Nội. Hồi tháng 4/2020, chị được mời tham gia đầu tư tiền vào sàn Rforex.com có nguồn gốc từ Anh. Do tin tưởng, chị đồng ý tham gia và nhiều lần giao dịch chuyển tiền vào sàn, tổng cộng khoảng 8,3 tỷ đồng. Chị định rút tiền thì nhóm admin đã thuyết phục để lại tiền cho sàn vay và sẽ trả lãi. Sau đó, chị tiếp tục chơi và đặt nhiều lệnh theo hướng dẫn của admin dẫn đến thua lỗ. Năm tháng sau, khi tài khoản còn hơn 200.000 USD, chị không rút được tiền bởi sàn không giao dịch được với lý do "lỗi do bầu cử ở Mỹ". Khi admin hướng dẫn nạp thêm tiền để lấy lại tài khoản, chị mới biết bị lừa.

forex lừa đảo - những chiêu trò tinh vi của các sàn forex khiến trader trắng tay

Giao diện một sàn Forex lừa đảo. Ảnh: Công an cung cấp.

Trên đây chỉ là hai trong số hàng nghìn nạn nhân bị lừa đảo bởi chiêu trò đầu tư tiền ảo. Thống kê của Phòng An ninh mạng Công an Hà Nội cho thấy trên thị trường Việt Nam có khoảng 300 sàn giao dịch ngoại hối trái phép, thu hút nhiều người tham gia đầu tư. Cảnh sát đang tiếp tục mở rộng điều tra các sàn giao dịch này. Tất cả các sàn Forex lừa đảo này đều hoạt động trái phép, hầu như không có trụ sở tại Việt Nam, trong các giao dịch như hợp đồng, chuyển tiền đều không minh bạch.

Để thu hút người chơi, các sàn cho nhân viên môi giới mời chào, lôi kéo thông qua các kênh liên lạc là điện thoại, mạng xã hội. Chúng giới thiệu các dự án có nguồn gốc từ nước ngoài, liên kết với sàn giao dịch tiền điện tử lớn trên thế giới với lãi suất cam kết 15-30% một tháng. Thời gian đầu, chúng thường cho người chơi thắng để bị cuốn, nạp thêm nhiều tiền vào tài khoản. Sau đó, chúng sẽ tư vấn để "con mồi" đánh các lệnh lớn và không rõ ràng với mức phí cao dẫn đến mất hết tiền trong tài khoản. Khi người chơi thua sạch, nhóm kẻ gian sẽ giới thiệu sang một sàn Forex mới với cam kết nếu nạp tiền sẽ chơi thắng lại được số đã mất.

"Tuy nhiên tất cả chỉ là chiêu trò do nhóm cầm đầu vẽ ra để dụ người chơi", nhà chức trách cho hay. Các sàn Forex sẽ được chúng cài đặt chức năng riêng để can thiệp vào tài khoản của khách hàng. Admin có thể tự đặt lệnh vào tài khoản khách hàng, thay đổi số dư tiền, can thiệp vào quá trình đặt lệnh như kéo dài độ trễ, khoảng giá mua và bán hay thậm chí là "đánh cháy" sạch tiền trong tài khoản của khách hàng.

Thực chất không phải người chơi đầu tư tiền ảo với các sàn trên thế giới mà chơi với chính chủ sàn. Tiền thua chủ sàn sẽ hưởng hết. Trường hợp nhà đầu tư thắng nhiều, chủ sàn sẽ can thiệp kỹ thuật như chặn quyền truy cập tài khoản, tự đặt lệnh khống, dẫn đến "cháy" tài khoản và không rút được tiền. Khi kiếm được "kha khá", nhóm kẻ gian sẽ đánh sập sàn để tránh sự truy vết của người chơi và cảnh sát.

Theo Công an Hà Nội, nhà nước chỉ cho phép các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam. Bởi vậy mọi hình thức kinh doanh, giao dịch sàn Forex là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định. Người chơi được xem là tiếp tay cho hoạt động phi pháp.

Người chơi Rorex không những có nguy cơ bị mất tiền "oan" mà còn bị xử phạt hành chính 10-30 triệu đồng theo điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP. Nhân viên môi giới Forex có thể bị xử phạt hành chính đến 250 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, theo điều 290 Bộ luật Hình sự.

forex lừa đảo - những chiêu trò tinh vi của các sàn forex khiến trader trắng tay

Phạm Thị Thái, Vũ Đình Hùng và Phạm Mạnh Hùng (từ trái qua) tại cơ quan điều tra. Ảnh: Công an cung cấp. - Theo Vnexpress

Cuối tháng 3, Công an Hà Nội triệt phá thành công bốn sàn giao dịch vàng, tiền ảo là Rforex.com, Yaibroker, Vistaforex, Exswiss và bắt giữ 26 nghi phạm. Ba người cầm đầu là Vũ Đình Hùng, Phạm Mạnh Hùng (cùng trú tại TP HCM) và Phạm Thị Thái (trú Hà Nội) bị khởi tố để điều tra tội Sử dụng mạng máy tính, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo điều 290 Bộ luật Hình sự.

Nhóm này đăng ký thành lập công ty ở nước ngoài để xây dựng website kết nối với hệ thống MT4 MT5 (công cụ phân tích kỹ thuật); tổ chức kinh doanh sàn forex tại nhiều địa phương trong như Hà Nội, TP HCM và Campuchia. Họ đã lừa 12.000 tài khoản nạp 4,3 triệu USD, sau đó dùng thủ thuật chiếm đoạt tiền.

Ngoài ra, ba app lớn bị "sập" gần đây là Coolcat, Busstrade và PChome đều dùng chiêu thức dụ "đầu tư tài chính", kiếm tiền online. Các app này đều kêu gọi nộp tiền đầu tư, hưởng lãi cao sau đó biến mất.

Căn cứ khoản 8 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, hoạt động kinh doanh, môi giới ngoại hối khi không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép quy định hoạt động sẽ bị phạt hành chính từ 200 - 250 triệu đồng.

Trường hợp nhân viên môi giới hay sàn Forex sử dụng các chiêu trò gian dối, khiến nhà đầu tư thua lỗ, mất tiền có thể bị xử lý hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản tại Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo Điều 290, hành vi lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội 02 lần trở lên; có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản từ 50 - 200 triệu đồng… thì phạt tù từ 02 - 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng; gây thiệt hại từ 300 đến dưới 500 triệu đồng… thì bị phạt tù từ 07 - 15 năm.

Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 - 20 năm, nếu chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại trên 500 triệu đồng.

Ngoài ra, tội này còn quy định về hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm, có thể tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

1, Theo (Tổng hợp theo Economy và Vnexpress)