- Hồng sâm baby có tác dụng gì? Hồng sâm baby có thực sự tốt cho trẻ?
- Top thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch
- 10 loại thực phẩm là “khắc tinh” của trái tim
Người ta nhắc nhiều đến các chỉ số" huyết áp" kèm theo thông điệp theo dõi chỉ số huyết áp như theo dõi chính chỉ số sức khỏe của bạn và gia đình bạn.
Huyết áp là gì ?
Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.
Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp có xu hướng hạ xuống thấp nhất vào khoảng từ 1 - 3 giờ sáng, thời gian con người ngủ say nhất và huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Đặc biệt, khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.
Nhiệt độ lạnh gây co mạch hoặc một số thuốc co mạch, thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn mặn... có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nhiệt độ nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy mất nước hoặc dùng thuốc giãn mạch... có thể gây hạ huyết áp.
Đơn vị đo huyết áp là gì?
Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số.
Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số
- Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, đây là mức huyết áp cao nhất trong trong mạch máu. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co (tim ở trạng thái co bóp). Biểu thị là chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm thu thường thay đổi tùy theo độ tuổi, thường từ 90 đến 140 mmHg.
- Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, đây là mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra (cơ tim được thả lỏng). Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.
Thế nào là huyết áp cao và huyết áp thấp?
Trên thực tế, cả 2 tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh. Bất cứ ai trong số chúng ta cũng đều nên nắm rõ các chỉ số huyết áp để theo dõi huyết áp của mình nằm trong vùng nào để điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống cho phù hợp.
- Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
- Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lơn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
- Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).
- Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.
Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, nhiều lần trong ngày, theo dõi trong nhiều ngày. Phải đo huyết áp cả hai tay sau 5 phút nằm nghỉ và sau tối thiểu 1 phút ở tư thế đứng. Ở một số người huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Vậy yếu tố ảnh hưởng huyết áp là gì? Có 2 yếu tố chính là yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài cơ thể sẽ tác động đến huyết áp:
Yếu tố bên trong cơ thể:
- Lực co bóp của tim: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp.Nếu tim đập càng nhanh, mạnh thì tạo một áp lực lên thành mạch càng lớn dẫn đến huyết áp tăng và ngược lại.
- Lực cản của mạch: Nếu động mạch co giãn tốt,máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn từ đó huyết áp bình thường. Ngược lại, động mạch bị xơ cứng, hoạt động kém hiệu quả, nguy cơ sẽ bị cao huyết áp.
- Khối lượng trong cơ thể: Trong trường hợp, bạn bị mất máu nhiều sẽ thiếu máu, làm giảm áp lực lên thành mạch và dễ bị giảm huyết áp.
Yếu tố bên ngoài cơ thể:
Bên ngoài phần tử yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm:
- Tư thế đứng / ngồi: Dù có vẻ như không liên quan nhưng bạn thực hiện lại tư thế có tác động đến huyết áp. Nếu bạn ngồi sai tư thế làm máu trong các mạch khó lưu thông, thì dẫn đến huyết áp có thể lên thất thường.
- Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là một trong những phần tử ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Nếu bạn thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chứa mỡ dầu có thể gây tăng huyết áp. Còn lại nếu không cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, để thiếu chất lượng dẫn đến mệt mỏi sẽ làm tụt huyết áp,…
- Hoạt động chế độ: Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng đầu tiên không có thời gian nghỉ ngơi hay lười tập thể dục cũng là nguyên nhân gây ra huyết áp tăng cường. Những chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, huyết áp bất thường hơn.
Ngoài ra, các yếu tố khách quan như tuổi tác, giới tính,… cũng là những yếu tố làm cho huyết áp của từng người có sự khác nhau.
Huyết áp cao và huyết áp thấp có nguy hiểm không?
Không ai phủ nhận mức độ nguy hiểm của huyết áp cao và huyết áp thấp. Người ta coi đây là các sát thủ thầm lặng với sức khỏe con người bởi diễn biến âm thầm, các triệu chứng không rõ ràng và các biến chứng nguy hiểm mà nó để lại.
Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?
Nếu như huyết áp cao là bệnh thuờng gặp và gia tăng theo tuổi, là nguyên nhân gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, đồng thời có thể thúc đẩy suy tim, thiếu máu cơ tim làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống (không cảm thấy khoẻ khoắn, mất khả năng lao động) và gia tăng khả năng tử vong. Huyết áp cao còn là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ trung bình.
Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:
- Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, gồm tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp.
- Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu bệnh nhân sau một thời gian dài tăng huyết áp mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mạn, đau cách hồi.
Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?
Nếu so sánh với huyết áp cao, huyết ấp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim nên nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.
Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Nhiều trường hợp huyết áp thấp có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%. Ngoài ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài, còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.
Kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lý huyết áp bằng cách nào?
Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học phòng ngừa bệnh huyết áp
- Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.
- Không nên có thói quen ăn quá mặn.
- Bạn nên bổ sung kali, canxi và vitamin tổng hợp bằng nhiều thực phẩm tốt như sữa, trứng, rau xanh, các loại đậu, cá…dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cơ thể cung cấp đầy đủ lượng máu và oxy nuôi dưỡng cơ thể từ đó thúc đẩy khả năng hoạt động của cơ tim, thành mạch.
- Một chế độ ăn uống kham khổ, thiếu chất sẽ khiến cơ thể kiệt quệ, huyết áp thất thường vì thiếu máu.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Không làm việc quá sức và nên có thời gian nghỉ ngơi thư giãn giúp tinh thần vui vẻ thoải mái.
- Sự áp lực, lo âu kéo dái sẽ nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định.
Tập luyện thể thao thường xuyên: có chế tập luyện thể dục thể thao phù hợp
Ngoài ra chúng ta nên điều chỉnh các tư thế đứng, ngồi, nằm để đảm bảo lượng máu lưu thông dễ dàng hơn
Kiểm tra chỉ số huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp thường xuyên là việc làm vô cùng quan trọng giúp kiểm soát được chỉ số huyết áp bình thường của bạn và các thành viên trong gia đình. Nếu bạn là người bận rộn không có nhiều thời gian đến bác sĩ hoặc bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tự trang bị cho mình một chiếc máy đo huyết áp tại nhà. Đây là cách vừa tiết kiệm chi phí và thời gian vừa tiện lợi có thể dùng mọi lúc mọi nơi.
Để lại bình luận
5