Khái Niệm Tôn Giáo là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm tôn giáo đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Khái Niệm Tôn Giáo là gì?

Theo từ điểm bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh. Tuy nhiên, hiện tại chưa có sự đồng thuận học thuật về những gì chính xác cấu thành một tôn giáo."

Khái Niệm Tôn Giáo là gì? Tôn Giáo tiếng Anh là gì? Bản chất, nguồn gốc
Khái Niệm Tôn Giáo là gì?

Cách hiểu khác:

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, tồn tại cùng với chiều dài lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo xuất hiện ngay từ khi con người còn ở chốn hoang sơ, là một nhu cầu của tín đồ và những người theo tôn giáo. Một nhu cầu có tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và toàn nhân loại. Tôn giáo không chỉ là việc đạo, mà còn là việc đời; nó không chỉ liên quan đến viễn cảnh về cuộc sống ngày mai trên thiên đường hay nơi địa ngục, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của con người. Trong đó, lối sống, niềm tin tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa của mỗi dân tộc, cộng đồng, nhóm xã hội và mỗi quốc gia.

“Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây.

Tôn Giáo tiếng Anh là gì?

Religion:

A religion that uses fear as a motivator is not a good religion. (Một tôn giáo lấy nỗi sợ hãi làm động lực thì không phải là một tôn giáo tốt.)

Spiritual:

He has a spiritual issue with artificial intelligence. (Anh có một vấn đề về tôn giáo anh phải đối với trí tuệ nhân tạo)

Một số từ và cụm từ liên quan đến "tôn giáo":

  • Dispensation (chế độ tôn giáo)
  • Secular Goverment (Chính phủ trung hoà tôn giáo)
  • Laicism (Chính sách tôn giáo tách biệt ở Pháp)
  • Chống tôn giáo (anti-religious)
  • House (đoàn thể tôn giáo)
  • Hành hương (tôn giáo)
  • Pilgrimage (hệ thống tôn giáo)
  • Dispensation (hội nghị tôn giáo)
  • Misbelieve (tôn thờ tà giáo)
  • Freedom of religion (tự do tôn giáo)

Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo

  • Bản chất:

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội.

Theo C. Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim…Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp với đạo đức, đạo lý của xã hội.

Khái Niệm Tôn Giáo là gì? Tôn Giáo tiếng Anh là gì? Bản chất, nguồn gốc
Bản chất, nguồn gốc của tôn giáo

Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật mácxít và thế giới quan tôn giáo là đối lập nhau. Tuy vậy, những người cộng sản có lập trường mácxít không bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân dân. Ngược lại, chủ nghĩa Mác – Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

Nguồn gốc:

  • Nguồn gốc kinh tế – xã hội của tôn giáo

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy, họ đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu tượng tôn giáo để thờ cúng.

Khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, con người cảm thấy bất lực trước sức mạnh của thế lực giai cấp thống trị. Họ không giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức, bóc lột, tội ác, v.v… tất cả họ quy về số phận và định mệnh. Từ đó, họ đã thần thánh hóa một số người thành những thần tượng có khả năng chi phối suy nghĩ và hành động người khác mà sinh ra tôn giáo.

Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần cùng về kinh tế, áp bức về chính trị, bất lực trước những bất công của xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.

  • Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo

Ở những giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội và bản thân mình còn có giới hạn. Mặt khác, trong tự nhiên và xã hội có nhiều điều khoa học chưa khám phá và giải thích được nên con người lại tìm đến với tôn giáo.

Sự nhận thức của con người có khi xa rời hiện thực, thiếu khách quan dễ rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng.

  • Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo

Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà dẫn đến việc sinh ra tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra tôn giáo”. V.I. Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản…, sự phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong…, dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.

Ngay cả những tâm lý tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng cũng có khi được thể hiện qua tôn giáo.

Xem thêm bài viết: "Văn hóa ăn uống trên thế giới vô vàn điều cấm thú vị" tại đây!

Kết luận:

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Khái Niệm Tôn Giáo là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn! Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.

9, Theo reviews365