Định Nghĩa Sứ Mệnh là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm sứ mệnh đúng nhất theo các tài liệu chính xác.

Định Nghĩa Sứ Mệnh là gì?

Sứ mệnh (tiếng Anh: Mission) là một mô tả ngắn gọn về lý do tồn tại một công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận. Ở một mặt khác, nó thông báo cho người nghe và người xem mục đích tối cao cả nhất của một công ty, một tổ chức hay một doanh nghiệp. Sứ mệnh đồng thời còn giới thiệu những sản phẩm, mặt hàng mà công ty sẽ sản xuất và hướng đến những đối tượng nào và những thị trường nào.

Định Nghĩa Sứ Mệnh là gì? Các bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp
Định Nghĩa Sứ Mệnh là gì? 

Tuyên bố sứ mệnh của tổ chức cần đưa ra thông tin để trả lời 3 câu hỏi sau:

  1. Mục tiêu của tổ chức là gì?
  2. Tổ chức sẽ làm gì và phục vụ ai ( lĩnh vực hoạt động, khách hàng) ?
  3. Những nguyên tắc và giá trị nào là kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ chức?

Thành phần của tuyên bố sứ mệnh

Là một tuyên bố sứ mệnh hiệu quả, nó phải bao gồm 9 thành phần sau:

  1. Khách hàng. Khách hàng của bạn là ai? Làm thế nào để mang lại lợi ích cho họ?
  2. Sản phẩm hoặc dịch vụ. Các sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà bạn cung cấp là gì? Sự độc đáo của chúng?
  3. Thị trường. Công ty đang hoạt động tại thị trường địa lý nào?
  4. Công nghệ. Công nghệ cơ bản của công ty là gì?
  5. Quan tâm đến sự sống còn. Công ty có cam kết tăng trưởng và vững mạnh tài chính?
  6. Triết học. Những niềm tin, giá trị và triết lý cơ bản hướng dẫn hoạt động công ty là gì?
  7. Quan niệm bản thân. Các điểm mạnh, năng lực hoặc lợi thế cạnh tranh của công ty là gì?
  8. Quan tâm đến hình ảnh cộng đồng. Công ty có trách nhiệm xã hội và thân thiện với môi trường?
  9. Quan tâm đến nhân viên. Công ty đối xử với nhân viên của mình như thế nào?

Một bản tuyên bố sứ mệnh có hiệu quả thường phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  1. Rõ ràng, dễ hiểu. Ngắn gọn và cô đọng;
  2. Chỉ ra được tại sao ta làm việc đó và lý do tồn tại của tổ chức là gì?
  3. Phải đưa ra được định hướng cho các hoạt động thích hợp và không quá hẹp;
  4. Phải thể hiện được các cơ hội và chỉ ra được cái mà xã hội nhớ đến chúng ta;
  5. Phù hợp với các khả năng riêng có của ta;
  6. Phải thấy được cam kết của chúng ta.
Định Nghĩa Sứ Mệnh là gì? Các bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp
Định Nghĩa Sứ Mệnh là gì? 

5 bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp

1. Xác định thị trường kinh doanh

  • Để xác định được thị trường kinh doanh một cách khách quan, bạn nên đặt mình vào vị trí là khách hàng để tìm hiểu ra nguyên nhân cũng như cách lỗi kéo khách mua hàng của mình.
  • Việc bạn đặt mình vào vị thế là khách hàng giúp bạn có được cái nhìn tổng quát và dễ dàng hình dung được những nhu cầu cần thiết của khách hàng từ đó đưa ra những cách khắc phục cũng như xây dựng được mẫu sản phẩm lý tưởng cho khách hàng.

2. Xác định những gì doanh nghiệp của bạn làm cho khách hàng

  • Khi đã xác định được đói tượng khách hàng bạn cần biết đưa ra sứ mệnh của công ty mình sao cho hợp lý, ngoài ra bạn cũng cần phải biết lợi ích của công ty mình mang lại cho khách hàng thực sự là gì. Từ đó có thể đưa ra những đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp hay công tu của mình đến cho khách hàng.
  • Hãy giành thời gian đầu tư cho sức mệnh, điều này sẽ giúp cho công ty của bạn xây dựng được một hình ảnh đẹp và vô hình chung lôi kéo khách hàng để ý đến những  mặt hàng của bạn.

3. Xác định công ty của bạn đã  làm cho nhân viên của mình.

  • Để xây dựng được một công ty, doanh nghiệp phát triển bền vững bạn cần xây dựng các chế độ đãi ngộ, lương thưởng tốt. Sứ mệnh cũng được xây dựng để thể hiện cho mọi người thấy công ty mình có gì, lôi kéo được những nguồn nhân sự hay những cá nhân có thành tích tốt và khả năng cao để cùng phát triển chho công ty của bạn.
  • Những lợi ích mà bạn mang lại cho nhân viên bạn cần nói rõ ràng cụ thể ví dụ như: thời gian làm việc, môi trường làm việc lành mạnh, tôn trọng ý tưởng sáng tọa, trao quyền cho nhân viên được thử sức với các vị trí khác nhau... Những điều này giúp đóng vai trò cốt nói trong việc nói lên những điểm sáng của công ty mình.

4. Bổ sung những gì doanh nghiệp làm cho chủ sở hữu của nó

  • Việc nâng cao giá trị cổ phần trong kinh doanh là điều rất cần thiết. Ngoài việc nâng cao giá trị bản thân công ty thì việc nâng cao giá trị cổ phần cũng giúp cho công ty có được những danh tiếng nhất định. Hãy cho những cổ đông thấy được những lợi ích mà bạn có thể đem lại cho họ nếu họ mua cổ phẩn của công ty bạn. Việc có được nhiều nguồn lợ đầu tư là rất cần thiết cho việc phát triển về lâu về dài cho công ty.
  • Đa số những doanh nghiệp đều không để ý đến điều này mà sứ mệnh của họ tập trung nhiều vào mục tiêu là khách hàng và thị trường hơn. Nhưng hãy cứ xây dựng một sứ mệnh bao gồm điều này, để có thể thu hút được nhiều hơn những sự chú ý từ nhiều đối tượng mà không chỉ đơn giản là khách hàng.

5. Thảo luận, xem xét và sửa đổi.

  • Sau khi hoàn thành những bước trên bạn cso thể đưa ra được sứ mệnh của doanh nghiệp mình. Hãy xem lại và cố gắng viết hay và ngắn gọn bởi sứ mệnh mang biểu tượng cho công ty của bạn, nên hãy xây dựng và chỉnh sửa nó kỹ càng nhất có thể.
  • Hãy đảm bảo rằng nội dung được nhắc đến trong sứ mệnh là đúng sự thật được thực hiện xuyên suốt trong quá trình tới, khó ai có thể chấp nhận rằng sứ mệnh mà công ty doanh nghiệp của bạn đưa ra là sai sự thật chỉ là thổi phồng. Vậy nên hãy xác thực và sửa chữa sao cho đúng và gần với sự thật nhất.
Định Nghĩa Sứ Mệnh là gì? Các bước xác định sứ mệnh của doanh nghiệp
Định Nghĩa Sứ Mệnh là gì? 

Ví dụ về sứ mệnh của các công ty nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới

Các tuyên bố sứ mệnh tốt nhất là rõ ràng, ngắn gọn và đáng nhớ. Đây là vài ví dụ về tuyên bố sứ mệnh của một số thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Sứ mệnh của Vinamilk

  • Cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội
  • Vinamilk dùng những phẩm chất để tạo nên sứ mệnh. Nhờ mục đích đó họ các sản phầm của Vinamilk hướng tầm nhìn tới việc tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng ở Việt Nam.

Sứ mệnh của Vingroup: Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt

Sứ mệnh của Thiên Long: Thiên Long cam kết mang đến những sản phẩm, văn phòng phẩm, dịch vụ chất lượng tốt nhất phục vụ cho việc học tập, làm việc, sáng tạo góp phần chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân loại.

Sứ mệnh của Techcombank: Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm.

Sứ mệnh của Google: Sứ mệnh của chúng tôi là sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho thông tin đó trở nên hữu ích và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người.

Sứ mệnh của TED: Truyền bá ý tưởng

Sứ mệnh của Samsung: Truyền cảm hứng cho thế giới với các công nghệ, sản phẩm và thiết kế sáng tạo của chúng tôi, làm phong phú thêm cuộc sống của người dân và đóng góp cho sự thịnh vượng xã hội bằng cách tạo ra một tương lai mới.

Sứ mệnh của Facebook: Cung cấp cho mọi người sức mạnh để xây dựng cộng đồng và đưa thế giới xích lại gần nhau hơn.

Sứ mệnh của IKEA: Cung cấp một loạt các sản phẩm trang trí nội thất gia đình được thiết kế tốt với giá thấp đến mức hầu như ai cũng có thể mua được.

Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Định Nghĩa Sứ Mệnh là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!

Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.