- Khái Niệm Tôn Giáo là gì? Tôn Giáo tiếng Anh là gì? Bản chất, nguồn gốc
- Khái Niệm Thiết Yếu là gì? Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là gì?
- Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo là gì? 6 nguyên nhân xung đột sắc tộc
Khái Niệm Tôn Giáo Mới là một định nghĩa nhiều bạn đang cần tìm hiểu thông tin, trong bài viết này chúng ta sẽ làm rõ về khái niệm tôn giáo mới đúng nhất theo các tài liệu chính xác.
Khái Niệm Tôn Giáo Mới là gì?
Khái niệm tôn giáo là gì? theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố siêu nhiên, siêu việt hoặc tâm linh."
Khái niệm tôn giáo mới là gì theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia: "Phong trào tôn giáo mới (new religious movement - NRM), còn được gọi là tôn giáo mới hoặc tâm linh thay thế, là một nhóm tôn giáo hoặc tâm linh có nguồn gốc hiện đại và là ngoại vi của văn hóa tôn giáo thống trị của xã hội. Các tôn giáo mới này có thể là mới hoàn toàn hoặc là một phần của một tôn giáo khác rộng lớn hơn, trong trường hợp đó chúng khác với các giáo phái đã có từ trước. Một số tôn giáo mới đối phó với những thách thức do thế giới hiện đại hóa đặt ra bằng cách chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, trong khi những phong trào khác có các hoạt động tập thể chặt chẽ."
Nguồn gốc bắt đầu tôn giáo từ đâu? Từ khi bắt đầu đến nay tôn giáo đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ có thể kể đến:
Các học giả đã ước tính rằng các tôn giáo mới này hiện có số lượng lên tới hàng chục nghìn phong trào trên toàn thế giới, với hầu hết các thành viên của họ sống ở châu Á và châu Phi. Hầu hết chỉ có một vài thành viên, một số có hàng ngàn và một số ít có hơn một triệu thành viên.
Ngay từ năm 1960, khi mà nhiều ”hiện tượng tôn giáo mới” bắt đầu xuất hiện ở các nước Âu - Mỹ, các nhà nghiên cứu đã gọi các hiện tượng tôn giáo có tính chất khác thường đó bằng những danh xưng, như "tôn giáo mới". Nhà tôn giáo học Francois Houtart thì dùng khá́i niệm "phong trào tôn giáo mới" để chỉ sự khác biệt và đối lập với các tôn giáo truyền thống, tôn giáo chủ lưu.
Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu tôn giáo ở Anh và Pháp thì gọi đó là “nhóm tôn giáo thiểu số”, “nhóm tôn giáo bên lề”, hoặc Francoise Champion thì gọi là “tôn giáo bồng bềnh” với hàm ý đây là tôn giáo lờ mờ, thứ tôn giáo tuỳ ý.
Nhà xã hội học người Pháp J.P. Williame gọi các hiện tượng tôn giáo mới là “các giáo phái”, “les sectes”.
Một số nhà nghiên cứu người Nga, như: N.S. Capustin, D.M. Ugrinovic, R.A. Spaznhicop lại sử dụng thuật ngữ “các tôn giáo dung hợp”. Còn V. Maliavin lại sử dụng thuật ngữ “các tôn giáo hỗn tạp”.
Các nhà nghiên cứu này khá thống nhất khi cho rằng, các hiện tượng nói trên là những "tạp chủng", những mảnh rời của những tôn giáo đã bị phân rẽ. Đó là sự khác nhau căn bản giữa chúng (tôn giáo mới) với các tôn giáo cũ (tôn giáo truyền thống, tôn giáo chủ lưu).
Ở khu vực Đông Á, giới nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông thường sử dụng thuật ngữ “tôn giáo mới”, “tân giáo”, “tân tôn giáo”. Đây là những hiện tượng tôn giáo mới được xem là đối lập với “tôn giáo truyền thống”, xuất hiện sau tôn giáo truyền thống và có một số hình thái và đặc điểm mới.
Các tôn giáo mới thường phải đối mặt với thái độ thù địch từ các tổ chức tôn giáo được thành lập từ lâu và các tổ chức thế tục khác nhau. Ở các quốc gia phương Tây, một phong trào chống cuồng giáo thế tục và một phong trào chống cuồng giáo của Kitô giáo đã xuất hiện trong những năm 1970 và 1980 để chống lại các nhóm tôn giáo mới nổi.
Trong những năm 1970, lĩnh vực khác biệt của các nghiên cứu tôn giáo mới được phát triển trong nghiên cứu học thuật về tôn giáo. Hiện nay có một số tổ chức học thuật và các tạp chí đánh giá ngang hàng dành cho chủ đề này. Tôn giáo nghiên cứu học giả ngữ cảnh hóa sự trỗi dậy của NRMs trong thời hiện đại, liên hệ nó như một sản phẩm và trả lời cho quá trình hiện đại của thế tục hóa, toàn cầu hóa detraditionalization, phân mảnh, tính phản xạ, và cá nhân hóa.
Một số hiện tượng tôn giáo mới cực đoan tại Việt Nam
Các phong trào tôn giáo mới hay hiện tượng tôn giáo mới cực đoan xuất hiện ngày càng nhiều và lông hành một cách ngang nhiên tại Việt Nam. Có thể kể đến một số hiện tượng tâm linh thay thế dưới đây:
Từ 1975 đến nay, các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ngày càng nhiều. Đáng chú ý là các đạo: Lẽ Phải ở Đà Nẵng (1986), Long Hoa Di Lặc ở Phú Thọ (1988), Tiên Thiên Huỳnh Đạo khởi nguồn ở Bà Rịa - Vũng Tàu (1981),...
Từ năm 1990 đến nay, các hiện tượng tôn giáo mới đua nhau xuất hiện, chủ yếu ở người Kinh vùng đô thị, Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên,...
Theo số liệu của Ban Dân vận Trung ương năm 1997, nước ta có 32 hiện tượng tôn giáo mới với khoảng 56.835 người tin theo, có mặt ở 30 tỉnh/thành, trong đó nổi lên các hiện tượng tôn giáo: Quang Minh Tu Đức (1990), Thanh Hải Vô Thượng Sư (1991), Đạo Bác Hồ (1992), Đạo Phật Thiên (1992), Thánh Minh Vì Dân Tộc (1992), Ngọc Phật Hồ Chí Minh (1993), Quần Tiên (1993), Nghiệp Chướng (1993), Siêu Thoát (1994), Địa Mẫu (1995), Đạo Tiên (1997), Đạo Con Hiền (1997),…
Tổng hợp từ những nguồn tài liệu thống kê của các cơ quan chức năng, từ năm 1980 đến nay, ở nước ta có khoảng 100 phong trào tôn giáo mới. Trong đó, có trên 10 tổ chức du nhập từ nước ngoài, số còn lại đều phát sinh ở trong nước.
Những hiện tượng tôn giáo mới phát sinh ở trong nước đa dạng về nguồn gốc, như:
Loại gần với Phật giáo có: Hội Long Hoa Di Lặc, Tam Tổ Thánh Hiền, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Chân Tu Tâm Kinh, Tiên Thiên Phật Nhất Giáo, Võ Đạo Phật Tổ Như Lai;…
Loại gần với tín ngưỡng dân gian, gồm: Quốc Tổ Lạc Hồng, Đạo Trần Hưng Đạo, Khổng Minh Thánh Đạo Hội, Đạo Tiên, Đạo Cội Nguồn, Đạo Bạch, Đạo Tràng, Đạo Dừa, Đạo Ngồi;…
Loại có nguồn gốc và bản chất gắn với Công giáo hoặc Tin lành, có: Tin lành Đề ga, Hà Mòn, Cây Thập Giá Chúa Jêsu Krist, Giáo Hội Tin lành Đấng Christ Việt Nam, Giáo hội Lutheran Việt Nam & Hoa Kỳ, Amí Sara, Bkhắp Brâu, Pháp Môn Diệu Âm, Tin lành Vàng chứ, Tin lành Thìn Hùng;...
Loại gắn với xu hướng cực đoan, có: Đạo Pê đê, Đạo Tỵ (Đạo sex); Đoàn 18 Phú Thọ,...
Một số “tạp giáo” chưa xác định nguồn gốc, là: Lẽ Phải, Tiên Thiên Huỳnh Kỳ, Hoa Vàng, Thiên Nhiên, Khổ Hạnh, Chân Không, Chân Tâm Bảo Vệ Di Tích,..
(Theo nguồn tài liệu chính xác và chân thực về hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn Minh)
Đặc điểm nhận dạng phong trào tôn giáo mới
Quan niệm về hiện tượng tôn giáo mới mà các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nêu trong giáo trình cao học tôn giáo năm 2014: "Hiện tượng tôn giáo mới là những hiện tượng có tính tôn giáo, mới xuất hiện trong những năm gần đây nhằm tập hợp một số người xung quanh một nhân vật tự xưng là “Đấng tiên tri”, hoá thân của thần linh, siêu nhân có những quyền năng phi thường đứng ra lập đạo; có giáo lý riêng được nhào nặn, lắp ghép từ nhiều nguồn sơ sài; có tổ chức riêng nhưng lỏng lẻo; có nghi lễ riêng hay cách thức thực hành nghi lễ nhưng ở mức độ là những hiện tượng có tính tôn giáo, chưa thể hiện với tư cách là một tôn giáo".
Quan niệm này cho phép chúng ta rút ra một số điểm nổi bật của hiện tượng tôn giáo mới và có thể coi đó là những đặc điểm để nhận dạng chúng, đó là:
- Thứ nhất, chúng là những hiện tượng có tính tôn giáo (á tôn giáo);
- Thứ hai, chúng mới xuất hiện trong thời gian gần đây (từ nửa sau thế kỷ XIX);
- Thứ ba, chúng có giáo chủ (người lập đạo) tự xưng là Đấng tiên tri;
- Thứ tư, chúng có tổ chức lỏng lẻo;
- Thứ năm, giáo lý, lễ nghi khá đơn giản, chưa hệ thống và hoàn chỉnh như tôn giáo truyền thống;
- Thứ sáu, đa số hàm chứa yếu tố mê tín, một số mang mầu sắc chính trị.
Bên cạnh các khái niệm nêu trên ở Việt Nam, gần đây còn xuất hiện khái niệm "đạo lạ", cũng chỉ là một phương diện (một nhóm) nằm trong khái niệm "hiện tượng tôn giáo mới" và danh xưng "đạo lạ" khá trung tính, dễ nhận được sự chấp nhận của người dân, cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
Bởi lẽ, để chỉ hiện tượng này trong nhiều năm trước chúng ta hay dùng các thuật ngữ, "tà giáo", "giáo phái", "hệ phái" một cách thiếu tường minh. Còn "hiện tượng tôn giáo mới" hiện nay thì vẫn là thuật ngữ của các nhà tôn giáo học Việt Nam. Như vậy, khái niệm này hợp lý hơn cả và những dẫn nói trên có thể coi là những đặc điểm để nhận dạng chúng trong đời sống thực tiễn.
Các biện pháp quản lí của Nhà nước về hiện tượng tôn giáo mới
Trước thực trạng trên, để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về TNTG, cần tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Một là, tuyên truyền sâu rộng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về TNTG, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Luật TNTG năm 2016; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNTG.
- Hai là, nâng cao chất lượng công tác vận động và thuyết phục quần chúng bằng những hoạt động và phong trào thiết thực, hiệu quả gắn với tình hình thực tiễn đặc thù của từng địa phương. Tăng cường giáo dục truyền thống “uống nước – nhớ nguồn”, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tăng cường phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân; thực hiện tốt các chương trình an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp nhóm người yếu thế trong xã hội.
- Ba là, chủ động nắm vững diễn biến tình hình an ninh, trật tự trên từng địa bàn dân cư, chú trọng xây dựng phong trào tự quản ở địa phương.
- Bốn là, tìm hiểu về nguyên nhân hình thành và phát triển của hiện tượng TGM, qua đó, xác định phương hướng quản lý nhà nước đối với những hiện tượng đó. Thu thập các thông tin về hiện tượng “đạo lạ”, TGM ở cơ sở, đặc biệt, về nguồn gốc, đặc điểm, mục đích và nội dung hoạt động để có cơ sở đánh giá và phân loại đúng hiện tượng TGM, qua đó, có phương án ứng xử phù hợp.
- Năm là, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị để chia sẻ thông tin, nắm bắt tình hình, kinh nghiệm và thống nhất phương hướng giải quyết.
- Sáu là, phát huy vai trò của chức sắc, tín đồ các tôn giáo truyền thống trong việc đấu tranh đối với những hành vi lợi dụng TNTG; xây dựng các quy ước, hương ước, phong trào tự quản tại điểm dân cư, trong đó, có nội dung đấu tranh với những hiện tượng “tà đạo”.
(1) Đối với hiện tượng TGM có tính chất mê tín, dị đoan, cần sử dụng biện pháp xử phạt hành chính, tuyên truyền thủ đoạn lừa bịp, lôi kéo của những đối tượng cầm đầu để Nhân dân biết và dần loại bỏ.
(2) Đối với hiện tượng TGM có tính “cực đoan”, phản văn hóa, hoặc mang màu sắc chính trị, cần kiên quyết loại bỏ, xử lý nghiêm những đối tượng cầm đầu, cốt cán nhằm mang tính răn đe.
(3) Đối với hiện tượng tôn giáo khác, du nhập từ bên ngoài, không xác định rõ nguồn gốc, cần vận động, tuyên truyền để Nhân dân cảnh giác; đồng thời, hướng dẫn Nhân dân sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, theo đúng quy định pháp luật.
Hiện tượng TGM là một hiện thực mang tính lịch sử và khách quan của xã hội trong quá trình vận động và phát triển. Công tác quản lý nhà nước đối với những hiện tượng TGM luôn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp chính quyền từ trung ương đến cơ sở cần có giải pháp mang tính chiến lược đem lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu TNTG của Nhân dân. Đồng thời, bảo đảm an ninh để người dân thực hành TNTG theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm bài viết: "Khái Niệm Xung Đột Tôn Giáo là gì? 6 nguyên nhân xung đột sắc tộc" tại đây!
Kết luận về hiện tượng tôn giáo mới:
Trên đây là những tổng hợp của Reviews365 về Khái Niệm Tôn Giáo Mới là gì. Bạn cũng có thể để lại ý kiến của mình về vấn đề này tại phần bình luận dưới đây! Chúng ta hãy cùng đóng góp và chia sẻ kiến thức nhé! Chân thành cảm ơn bạn!
Reviews365 là website chia sẻ kiến thức miễn phí bằng tiếng Việt, tiếng Anh, giúp bạn tìm hiểu thông tin và giải trí sau giờ học tập và làm việc căng thẳng. Chúng tôi mong muốn mang lại nhiều điều thú vị, giao lưu với BQT Reviews365 tại fanpage.
Để lại bình luận
5