- Xem bói giờ sinh - Giờ sinh quyết định ngoại hình, tính cách của một người
- Top 4 cung hoàng đạo đa tài giỏi giang, giao việc gì cũng làm dễ như trở bàn tay
- 12 chòm sao nữ khi yêu: Ai sẽ trở thành cao thủ tình trường
Nhẫn cưới là vật biểu trưng cho tình yêu đôi lứa nên để lựa chọn được một đôi nhẫn ưng ý cho ngày trọng đại được rất nhiều người lưu tâm. Vì thế đừng lơ là mà quên đi những lưu ý liên quan tới nhẫn cưới sau đây bạn nhé:
1. Nhẫn cưới là gì? Ý nghĩa của chiếc nhẫn cưới
Nhẫn cưới được xem là tín vật quý giá và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngày cưới của các cặp vợ chồng được đi kèm theo cặp cho cả nam và nữ. Nhẫn cưới còn là biểu tượng của sự thủy chung, gắn bó lâu bền của chú rể và cô dâu khi chính thức làm vợ chồng khi họ trao nhẫn cưới cho nhau.
2. Kiêng kỵ khi chọn nhẫn cưới
2.1 Nhẫn cưới gắn ba viên đá
Về phương diện phong thủy, nhẫn cưới có gắn ba viên đá liên tưởng tới hình ảnh "người thứ 3" gây bất lợi cho tình yêu và hôn nhân cho dù về hình thức, chúng trông rất đẹp. Hơn nữa, mỗi viên đá trên đó tượng trưng cho khái niệm: Hiện tại, tương lai và quá khứ. Nếu không may vô tình làm rơi mất một hay nhiều viên đá trên đó thì dễ xảy ra chuyện chẳng lành.
Không ít bạn trẻ ngày nay lười tìm hiểu, chỉ chọn nhẫn theo phong trào, cứ to nhất, đẹp nhất và đắt nhất để mua, hoặc thích chọn những chiếc nhẫn có nhiều đá lấp lánh mới đẹp, mới bắt mắt.
Thế nhưng nhẫn cưới không giống những món đồ trang sức thông thường, chúng không nên gắn hoặc nếu có cũng phải thật ít đá quý. Bởi vì. với trang sức bạn có thể tháo ra, tháo vào thường xuyên để cất đi nhưng nhẫn cưới lại phải đeo từ năm này sang năm khác, nếu gắn nhiều hạt đá gây bất tiện khi làm việc, sinh hoạt hằng ngày. Không những thế, càng nhiều hạt đá thì càng có nguy cơ dễ rơi, trầy, mờ… tạo nên những khoảng trống gây mất thẩm mỹ.
Theo truyền thống, một chiếc nhẫn cưới lý tưởng nhất là chỉ nên gắn một viên kim cương, dù to hay nhỏ thì chúng cũng có ý nghĩa là "một", là "duy nhất". Bên cạnh đó, năng lượng chứa đựng trong một viên đá lớn sẽ dồi dào hơn nhiều viên nhỏ.
2.2 Nhẫn cưới quá mỏng và nhỏ
Nên nhớ rằng nhẫn cưới đeo mỗi ngày, hay bị va đập, dễ hao mòn, do đó, các cặp đôi khi chọn mua nhẫn cưới cần cân bằng giữa chất lượng, tuổi thọ với hình dáng của chiếc nhẫn
Cho dù bạn thích những chiếc nhẫn mỏng, nhỏ, mảnh cho dễ đeo lại không bị thô nhưng đồng thời sẽ khiến chung nhanh hỏng hơn bạn nghĩ, do vàng càng mỏng càng mềm, dễ bị méo, lại nhanh hỏng, nhanh bị hao mòn. Do đó nên ưu tiên đồ bền của nhẫn hơn là quan tâm tới việc nó phải thật mỏng bạn nhé.
2.3 Lưu ý về kích thước khi mua nhẫn cưới
Kích thước nhẫn cũng quan trọng vì sự vừa vặn khi nào cũng là tốt nhất, thoải mái nhất, chật quá hay lỏng quá đều gây bất tiện cho việc đeo nhẫn lâu dài.
- Khi nhẫn quá chật: dự báo một cuộc hôn nhân gây ngột ngạt, khó chịu cho người trong cuộc. Khi cuộc sống không được thoải mái thì dễ có mâu thuẫn, gây thêm mệt mỏi cho nhau, cuộc hôn nhân này dễ rạn nứt, khó được lâu bền.
- Khi nhẫn quá lỏng: dự báo hôn nhận quá tự do, không có chút ràng buộc và sự ý thức cần phải vun vén hạnh phúc của người trong cuộc cũng không tồn tại. Tình cảm càng ngày càng lạnh nhạt, vợ chồng xa cách, thiếu sự đồng điệu và tiếng nói chung. Không cẩn thận, những bất đồng sẽ khiến một trong hai ngoại tình, lừa dối.
2.4 Đi thử nhẫn vào buổi sáng
- Theo phong thủy: Ngón tay của bạn vào buổi sáng thường to hơn so với bình thường, do đó có xu hướng chọn nhẫn quá chật hoặc quá lỏng, điều này đều không tốt cuộc hôn nhân của hai bạn.
- Theo khoa học: Buổi sáng bởi lúc này cơ thể sẽ giữ muối từ tối hôm trước hoặc với những ai hay tập thể dục vào buổi sáng thì ngón tay sẽ bị sưng to hơn so với bình thường, chọn nhẫn khó chính xác.
Nhìn chung, thời điểm chọn nhẫn nên là lúc cơ thể đã ở trạng thái cân bằng, thân nhiệt phải ổn định.
2.5 Nhẫn cưới đính ngọc trai
Ngọc trai không được chọn trang trí nhẫn cưới cũng vì ý nghĩa của nó theo truyền thuyết rằng đó là giọt nước mắt của nàng tiên cá. Điều này đồng nghĩa với việc khi cô dâu đeo nhẫn thường xuyên dự báo cuộc hôn nhân không hạnh phúc, khiến cô dâu hay khóc vì buồn tủi. Có thể nói, ngọc trai được xem là một biểu tượng không may mắn trong hôn nhân.
Bên cạnh đó, ngọc lục bảo tuy đáng giá và đẹp nhưng cũng không nên dùng để trang trí nhẫn cưới. Theo phong thủy, loại đá này chứa rất nhiều tạp chất, do đó đá này sẽ kích thích lòng tham, sự hứng thú và ham muốn quá độ, người đeo nhẫn thường có xu hướng ngoại tình, không hề tốt cho chuyện lứa đôi.
Còn xét theo khía cạnh thực tế, ngọc trai hay ngọc lục bảo có độ cứng rất hạn chế, không thể so sánh được với kim cương. Những chất liệu làm nhẫn cưới đòi hỏi độ bền phải cao nhưng các loại như ngọc trai hay ngọc lục bảo lại giòn và dễ hỏng, xước xát, việc sửa chữa, bảo hành sẽ hết sức tốn kém.
3. Kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới
Không chỉ có những kiêng kỵ khi chọn nhẫn cưới mà trong quá trình đeo nhẫn cũng cần lưu ý sau đây nữa bạn nhé:
3.1 Chớ đeo nhẫn trước lễ cưới
Thông thường, cô dâu, chú rể sẽ chọn nhẫn cưới trước khoảng 2 tháng hoặc hơn để thuận tiện hơn cho việc sắp xếp các công việc quan trọng khác, thế nhưng nên nhớ rằng không được đeo nhẫn luôn đâu bạn nhé. Theo quan niệm của dân gian, việc cưới hỏi quan trọng, phải có tôn ti, trật tự, có trên có dưới, khi chưa được gia đình hai bên công nhận thì không nên vội vàng, xáo trộn hết trật tự.
Các cặp đôi cần kiên nhẫn chờ đến khi thắp nhang hành lễ, 2 bên gia đình họ hàng chứng kiến mới được đeo nhẫn
Theo đó, tránh việc đeo nhẫn trước khi hôn lễ diễn ra sẽ giúp tình cảm lứa đôi thuận buồm xuôi gió, gia đình không bị xáo trộn, tình yêu bền vững và hạnh phúc trọn vẹn hơn.
3.2 Chớ đeo nhẫn cưới ở ngón tay khác ngoài ngón áp út trái
Không nên tùy tiện trong việc đeo nhẫn cưới ở các ngón khác ngoài ngón áp út. Có nhiều trường hợp do nhẫn bị rộng hay chật mà bạn đổi nhẫn cưới sang ngón tay khác, điều này là phạm đại kỵ phong thủy mà vợ chồng chia cách, tình cảm nhạt dần.
Cặp nhẫn cưới được xem là tín vật của tình yêu nên vị trí đeo nhẫn cũng phải có sự liên hệ đến trái tim. Do đó tĩnh mạch từ ngón áp út trên bàn tay trái chảy trực tiếp về trái tim cũng là lý do ngón này được coi là vị trí chuẩn mực để đeo nhẫn cưới.
Không chỉ ở Việt Nam mà quan niệm này còn thể hiện rất rõ ở các quốc gia khác trên thế giới.
- Người Trung Quốc lại cho rằng ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, ngón giữa tượng trưng cho bản thân, ngón áp út tượng trưng cho người bạn đời còn ngón út tượng trưng cho con cái.
- Theo quan niệm phương Đông về ý nghĩa các ngón tay thì ngón giữa tượng trưng cho chính bản thân mình, còn ngón áp út tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, lời hứa hẹn trong tình yêu.
- Theo người châu Âu, người ta tin rằng có sự kết nối giữa ngón áp út tay trái và tim, gọi là “Vena Amoris” - Tĩnh mạch của tình yêu, điều này có nghĩa là khi đeo nhẫn ở tại vị trí này thì đôi lứa có thể ở bên nhau trọn đời.
Hơn nữa, ngón áp út cũng rất yếu so với các ngón khác trong bàn tay nên khi đeo nhẫn cưới vào sẽ giúp con người cảm có thêm niềm tin và sức mạnh về mặt tinh thần.
3.3 Không cố tình để nhẫn cưới bị gãy
Không ít ông chồng/bà vợ trong lúc cãi nhau với bạn đời nên không kiềm chế được cảm xúc, cố tình bẻ gãy, chặt nhẫn cưới, vứt nhẫn cưới… khiến chúng bị gãy, trầy xước, sứt mẻ. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng hối hận vì hành động này của mình.
Thái độ này thể hiện cuộc hôn nhân đã không được coi trọng, người bạn đời cảm thấy bị tổn thương, khó hàn gắn.
Bạn cần hiểu rằng, cuộc sống hôn nhân không dễ dàng gì với hai người có văn hóa gia đình khác nhau, thay vì nổi nóng làm những việc tổn hại đến tiền của hay gây sứt mẻ tình cảm thì cần kiểm soát cảm xúc, bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề thay vì trút sự tức giận không đáng lên nhẫn cưới của mình.
Nên nhớ rằng nhẫn cưới là minh chứng cho tình yêu, nếu bạn không coi trọng nó thì đời sống hôn nhân rất bế tắc, có muốn hàn gắn yêu thương sau khi tranh cãi là việc rất khó khăn.
3.4 Bán hoặc làm mất nhẫn cưới
Người xưa quan niệm rằng, đánh mất nhẫn cưới - biểu tượng thiêng liêng gắn kết giữa hai vợ chồng dự báo một cuộc hôn nhân nhiều sóng gió. Do đó, phải cẩn trọng, chứ biện họ cho sự bất cẩn của mình.
Bạn không được bán nhẫn cưới cho dù túng thiếu đến đâu vì đó là chiếc nhẫn duy nhất có sự chứng dám của ông bà tổ tiên và quan viên hai họ. Còn bất cứ chiếc nhẫn nào khác đều không có ý nghĩa lớn lao như thế, do đó nếu bán đi hoặc làm mất nhẫn thì hạnh phúc giữa hai người cũng bị ảnh hưởng.
Nếu sau một thời gian đeo, nhẫn bị chật hoặc lỏng thì bạn nên đến các cửa tiệm kim hoàn để nới hoặc thắt chặt lại chúng thay vì bán nhẫn đi. Còn nếu có ý định đổi nhẫn cưới mới thì các cặp đôi hãy giữ lại cặp nhẫn cũ làm tín vật.
3.5 Hình thức nhẫn không nên quá khác xa nhau
Khi chọn nhẫn cưới không cần thiết phải giống nhau từ chi tiết, hình dáng cho tới chất liệu, màu sắc. Việc này chỉ gây thêm khó khăn vì sở thích của hai người không phải khi nào cũng tương đồng. Ví dụ cô dâu thích nhẫn cưới có đính kim cương nhưng chú rể lại chỉ chọn nhẫn trơn cho mình thì việc hai nhẫn giống hoàn toàn là không thể. Chỉ cần chúng có 1 số điểm chung về chất liệu hoặc màu sắc là được.
Trong khi đó, nhiều cặp đôi vì cá tính nên không cần nhẫn phải giống nhau, các khác biệt, độc lạ càng tốt. Nhưng thực ra tuy không cần giống tới chi tiết nhỏ nhưng chúng phải có sự tương đồng nhất định thì mới gọi là nhẫn đôi.
Nhẫn cưới phải đảm bảo điều này thì mới được hiểu là một đôi vợ chồng, đồng sức đồng lòng với nhau. Quá khác biệt cho thấy cái tôi của mỗi người quá lớn, điều này gây hại cho đời sống gia đình, tương lai vợ chồng dễ xảy ra mâu thuẫn, tranh cãi.
Trong việc chọn nhẫn cũng thể hiện phần nào con người bạn, để hôn nhân bền vững, cả hai cần biết nhún nhường, cùng nhìn về một hướng, do đó nhẫn tuy khác nhưng vẫn phải có điểm tương tự nhau để nhìn vào là biết ngay là một đôi. Điều này đồng nghĩa là mỗi người cần biết thu nhỏ cái tôi mà nghĩ tới bạn đời của mình, như thế tình yêu mới bền bỉ và trường tồn.
Để lại bình luận
5