- Top 5 động tác thể dục giúp bảo vệ sức khỏe dành cho người cao tuổi
- Cách lựa chọn thực phẩm giúp điều hòa ngũ tạng, tăng cường sức khỏe
- Cách ngủ nhanh trong vòng 10 đến 120 giây có thể bạn chưa biết
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc và Châu Á như Việt Nam, Hàn Quốc, cảm xúc và thể chất có một mối liên hệ mật thiết. Những cảm xúc của mỗi cá nhân như buồn bã, căng thẳng, giận dữ, lo lắng, sợ hãi, làm việc quá sức đều liên quan đến một tạng, phủ/cơ quan nào đó trong cơ thể. Ví dụ, khó chịu và tức giận có thể ảnh hưởng đến CAN (được hiểu như Gan trong tây y), dẫn đến đau bụng kinh, đau đầu, đỏ mặt, chóng mặt và khô miệng.
Một chẩn đoán trong Y học cổ truyền mang tính cá nhân hóa rất cao. Một khi tạng, phủ/ bộ phận được xác định mắc bệnh, các triệu chứng đặc trưng riêng của nó sẽ quyết định đến phương pháp điều trị của bác sĩ, dù đó là xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu hay kê đơn thuốc điều trị.
Tiếp tục lấy CAN - gan là một ví dụ. Đau căng tức ở vú, đau bụng và khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt được điều trị bằng một số loại thảo dược nhất định và châm cứu. Nhức đầu, chóng mặt, giận dữ cùng với các nốt mẩn đỏ trên mặt thể hiện một dạng khác của các bệnh về CAN, được điều trị theo hướng khác.
Một câu hỏi nữa là CAN có liên quan gì đến chứng đau nửa đầu hay không? Các cấu tạo hệ thống tạng phủ dựa trên Y học truyền thống Châu Á vừa bao gồm các chức năng sinh lý theo y học phương Tây, vừa là một phần của hệ thống toàn thân. Ví dụ, CAN chủ về huyết đảm bảo cho năng lượng và lưu lượng máu di chuyển khắp cơ thể. CAN cũng điều tiết việc tiết mật, lưu trữ máu và được kết nối với gân, móng tay và mắt.
Bằng cách hiểu biết những mối liên kết này, chúng ta có thể thấy một chứng rối loạn mắt như viêm kết mạc có thể là do mất cân bằng ở tạng CAN, hoặc ra máu trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều có thể do rối loạn chức năng trong khả năng lưu trữ máu của CAN.
Bên cạnh cảm xúc, các yếu tố khác như chế độ ăn uống, môi trường, lối sống và các yếu tố di truyền cũng góp phần vào việc hình thành sự mất cân bằng.
TÂM: được hiểu như Tim trong tây y
Cảm xúc: thiếu sức sống, thiếu nhiệt tình với mọi việc, cảm thấy bồn chồn, trầm cảm, mất ngủ, tuyệt vọng.
Chức năng TÂM: Chịu trách nhiệm cho hệ thống tim mạch của cả cơ thể; ảnh hưởng tới sức sống và tinh thần. Tim kết nối với lưỡi, da và động mạch.
Các triệu chứng mất cân bằng TÂM: Mất ngủ, tim đập nhanh, nhịp tim bất thường, đầu óc mơ mộng quá mức, trí nhớ dài hạn kém, rối loạn tâm lý.
Các bệnh lý của TÂM: Tâm dương hư, Tâm hỏa vượng
CAN: được hiểu như gan trong tây y
Cảm xúc: Tức giận, oán giận, thất vọng, khó chịu, cay đắng, mất mát.
Chức năng CAN: Chủ về huyết, tham gia vào dòng chảy năng lượng và máu chạy khắp cơ thể, điều tiết tiết mật, lưu trữ máu. CAN kết nối với gân, móng tay và mắt.
Các triệu chứng mất cân bằng tại CAN: căng tức ngực/vú, đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt, đau đầu, khó chịu, tức giận vô cớ, chóng mặt, mắt khô đỏ và các bệnh khác về mắt, viêm gân.
Các bệnh lý của CAN: Can khí uất kết, Can hỏa vượng
TỲ: được hiểu như Lách trong tây y
Cảm xúc: Lo lắng, tập trung quá nhiều vào một vấn đề, làm việc quá sức.
Chức năng của TỲ: Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng; hỗ trợ tạo thành máu và năng lượng; giữ máu trong mạch máu. Lách kết nối với các cơ, miệng và môi; tham gia vào tư duy, học tập và trí nhớ.
Các triệu chứng mất cân bằng TỲ: Mệt mỏi, chán ăn, tiết dịch nhầy, tiêu hóa kém, đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy, yếu cơ, môi nhợt nhạt, bầm tím, chảy máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt và các rối loạn chảy máu khác.
Các bệnh lý của TỲ: Tỳ khí hư nhược, Tỳ dương hư, Tỳ âm hư...
PHẾ: được hiểu như Phổi trong tây y
Cảm xúc: đau buồn, buồn bã, tách biệt với xung quanh.
Chức năng của PHẾ: hô hấp, trao đổi oxy để cung cấp cơ thể; kết hợp với thận điều chỉnh sự trao đổi chất của nước; giữ vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch; tăng khả năng chống nhiễm khuẩn, điều chỉnh các tuyến mồ hôi và cung cấp độ ẩm cho da.
Các triệu chứng mất cân bằng PHẾ: khó thở và thở nông, đổ mồ hôi, mệt mỏi, ho, cảm lạnh thường xuyên, cảm cúm, dị ứng, hen suyễn và các bệnh phổi khác, khô da, trầm cảm và khóc.
Các bệnh lý của PHẾ: Phế âm hư, Phế khí hư, Phế thấp nhiệt...
THẬN: được hiểu như Thận trong tây y
Cảm xúc: Sợ hãi, thiếu ý chí, không an toàn, xa cách, cô lập.
Chức năng THẬN : Thận là cơ quan quan trọng để duy trì sự sống; chịu trách nhiệm trong các quá trình sinh sản, tăng trưởng, phát triển và trưởng thành của cơ thể; kết hợp với phổi tham gia vào chuyển hóa nước và hô hấp; kết nối với xương, răng, tai và tóc.
Các triệu chứng mất cân bằng THẬN: Đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ, đổ mồ hôi vào ban đêm, khô miệng, trí nhớ ngắn hạn, đau vùng lưng dưới, ù tai, mất thính lực và các tình trạng khác; tóc bạc sớm, rụng tóc và loãng xương.
Các bệnh lý của THẬN: Thận dương hư nhược, Thận âm bất túc, Thận khí hư
Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến cảm xúc và triệu chứng một số bệnh vừa được kể đến ở trên, bạn có thể lựa chọn đến gặp các bác sỹ y học cổ truyền để được khám bệnh và điều trị bằng các phương pháp y học cổ truyền. Hoặc bạn có thể đi khám các bác sỹ tây y để được điều trị kịp thời. Bạn hãy nhớ một điều quan trọng: tự điều trị, tránh hoặc trì hoãn việc chăm sóc cho bản thân đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
(Reviews365 tổng hợp)
Để lại bình luận
5