Năm hết Tết đến, mọi người không chỉ sắm sửa dọn nhà chăm lo đón Tết mà còn rất quan tâm đến việc xem ngày tốt giờ tốt, lựa chọn hướng xuất hành phù hợp với mong muốn năm mới mọi sự hanh thông.

Vì thế theo kinh nghiệm dân gian, những ngày đầu năm mới là thời gian quan trọng, các gia đình thường chọn giờ thiêng, hướng tốt để xuất hành. Vậy nên chọn xuất hành hướng nào, giờ nào để đem lại bình an may mắn?

1. Thế nào là ngày tốt?

Trên thực tế, có rất nhiều quan điểm khác nhau về ngày tốt. Thế nhưng xét một cách tổng quan thì ngày tốt được coi là ngày có trường năng lượng may mắn, cát lợi để tạo nên được sự hanh thông, thuận lợi, viên mãn cho công việc của gia chủ.

Để chọn được ngày tốt, có nhiều phương pháp, cụ thể như:

  • Theo phương pháp phổ thông: Ngày tốt theo phương pháp này được xác định theo các tiêu chí như: Có ngày thập bát tú, ngày tốt theo Lục Diệu, ngày hoàng đạo, ngày có trực tốt, có nhiều cát tinh, nhật thần phù hợp với công việc mà người đó dự kiến làm.
  • Theo tử vi đẩu số: Phương pháp này sẽ xem ngày tốt qua việc khán nhật hạn. Những chuyên gia về tử vi, lý số sẽ có thể biết được những thành bại, cát hung của người đó trong năm, trong tháng, trong ngày và đưa ra các luận giải cần làm, cần tránh. Xem ngày tốt theo phương pháp này là chọn ra những ngày hỷ thần, dụng thần của người xem để tiến hành các công việc tương ứng.
  • Theo phương pháp khác: Ngoài 2 phương pháp kể trên thì người ta cũng có thể dựa vào Kinh Dịch, Mai Hoa Dịch Số, Kỳ Môn Độn Giáp để lựa chọn ngày tốt...
Mùng 4 tết âm lịch Nhâm Dần 2022: Mùng 4 tốt ngày không, nên xuất hành giờ nào?
Mùng 4 tết âm lịch Nhâm Dần 2022: Mùng 4 tốt ngày không, nên xuất hành giờ nào?

2. Mùng 4 Tết 2022 có tốt ngày không?

Mùng 4 Tết năm nay rơi vào ngày 04/02 Dương lịch, tức thứ 6. Theo lịch vạn niên, mùng 4 Tết 2022 là ngày Mậu Tý tháng Nhâm Dần năm Nhâm Dần.

Ngày Thuần Dương:

  • Xuất hành tốt, lúc về cũng tốt, nhiều thuận lợi, được người tốt giúp đỡ, cầu tài được như ý muốn, tranh luận thường thắng lợi.

Giờ Hoàng đạo

  • Nhâm Tý (23h-1h): Kim Quỹ  
  • Quý Sửu (1h-3h): Bảo Quang
  • Ất Mão (5h-7h): Ngọc Đường  
  • Mậu Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh
  • Canh Thân (15h-17h): Thanh Long    
  • Tân Dậu (17h-19h): Minh Đường

Giờ Hắc đạo

  • Giáp Dần (3h-5h): Bạch Hổ     
  • Bính Thìn (7h-9h): Thiên Lao
  • Đinh Tị (9h-11h): Nguyên Vũ  
  • Kỷ Mùi (13h-15h): Câu Trận
  • Nhâm Tuất (19h-21h): Thiên Hình    
  • Quý Hợi (21h-23h): Chu Tước

Ngũ hành

  • Ngũ hành niên mệnh: Tích Lịch Hỏa
  • Ngày: Mậu Tý; tức Can khắc Chi (Thổ, Thủy), là ngày cát trung bình (chế nhật).
  • Nạp âm: Tích Lịch Hỏa kị tuổi: Nhâm Ngọ, Giáp Ngọ.
  • Ngày thuộc hành Hỏa khắc hành Kim, đặc biệt tuổi: Nhâm Thân, Giáp Ngọ thuộc hành Kim không sợ Hỏa.
  • Ngày Tý lục hợp Sửu, tam hợp Thìn và Thân thành Thủy cục. Xung Ngọ, hình Mão, hại Mùi, phá Dậu, tuyệt Tỵ.

Xem ngày tốt xấu theo trực

  • Khai (Tốt mọi việc trừ động thổ, an táng)

Tuổi xung khắc

  • Xung ngày: Bính Ngọ, Giáp NgọXung tháng: Canh Thân, Bính Thân, Bính Dần

Sao tốt

  • Sinh khí: Tốt mọi việc, nhất là xây dựng nhà cửa; tu tạo; động thổ ban nền; trồng cây
  • Ích Hậu: Tốt mọi việc, nhất là cưới hỏi
  • Mẫu Thương: Tốt về cầu tài lộc; khai trương, mở kho
  • Đại Hồng Sa: Tốt mọi việc
  • Thanh Long: Hoàng Đạo - Tốt mọi việc

Sao xấu

  • Thiên Ngục: Xấu mọi việc
  • Thiên Hỏa: Xấu về lợp nhà
  • Phi Ma sát (Tai sát): Kỵ giá thú nhập trạch
  • Lỗ ban sát: Kỵ khởi công, động thổ

Mùng 4 Tết Nhâm Dần 2022 được coi là ngày đẹp để xuất hành, khởi đầu năm mới suôn sẻ, vạn sự như ý.

Quan điểm ngày tốt và ngày xấu của người Việt không hoàn toàn thống nhất mà có nhiều cách tính và cách hiểu khác nhau. Tùy theo tín ngưỡng tâm linh của mỗi người, mỗi gia đình mà cách tính ngày tốt xấu lại một khác. Do đó, khó có câu trả lời chính xác cho câu hỏi mùng 4 Tết có tốt không bởi mỗi tín ngưỡng tâm linh lại có một câu trả lời riêng.

Điều này xảy ra là bởi Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo. Với số dân tới hơn 97 triệu người, chia làm 54 dân tộc, người Việt có nhiều tôn giáo cùng tồn tại song hành. Đông nhất là Phật giáo rồi tới Công giáo, sau đó là tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên và nhiều đạo giáo khác. Khá nhiều nghi thức của Tết Nguyên đán bắt nguồn từ tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên của người Việt.

Mùng 4 tết âm lịch Nhâm Dần 2022: Mùng 4 tốt ngày không, nên xuất hành giờ nào?
Mùng 4 tết âm lịch Nhâm Dần 2022: Mùng 4 tốt ngày không, nên xuất hành giờ nào?

3. Xem hướng và giờ xuất hành ngày mùng 4 tết âm lịch

Năm nay, mùng 4 Tết rơi vào thứ Sáu ngày 4/2/2022.

Hướng xuất hành tốt:

  • Hỉ Thần: Đông Nam
  • Tài Thần: Chính Bắc.

Giờ xuất hành:

  • Giờ Đại An (Mão (05h-07h)): Mọi việc đều tốt lành, cầu tài đi hướng Tây Nam Nhà cửa yên lành. Người xuất hành đều bình yên.
  • Giờ Tốc Hỷ (Thìn (07h-09h)): Tin vui sắp tới, cầu tài đi hướng Nam. Đi việc gặp gỡ các quan gặp nhiều may mắn, chăn nuôi đều thuận, người đi có tin về.
  • Giờ Tiểu Các (Mùi (13h-15h)): Rất tốt lành. Xuất hành gặp may mắn, buôn bán có lợi, phụ nữ có tin mừng, người đi sắp về nhà. Mọi việc đều hòa hợp, có bệnh cầu sẽ khỏi, người nhà đều mạnh khoẻ.
Mùng 4 tết âm lịch Nhâm Dần 2022: Mùng 4 tốt ngày không, nên xuất hành giờ nào?
Mùng 4 tết âm lịch Nhâm Dần 2022: Mùng 4 tốt ngày không, nên xuất hành giờ nào?

4. Một số việc nên làm vào ngày mùng 4 Tết

Một số gia đình làm lễ cúng tiễn tổ tiên và hóa vàng từ ngày mùng 3, kết thúc Tết ở đó. Tuy nhiên, với đa số người Việt, mùng 4 vẫn là Tết. Do đó vào ngày này, những tập tục kiêng kị hay các phong tục của Tết Nguyên đán vẫn còn được giữ. Dưới đây là một số việc du khách có thể làm vào ngày mùng 4 Tết:

Xuất hành:

  • Theo phong tục đón Tết Nguyên đán của người Việt, xuất hành là việc quan trọng cần làm dịp đầu năm. Nghĩa là du khách đi ra khỏi nhà để tìm những điều tốt lành, mới mẻ cho mình và cho gia đình. Xuất hành có thể là để đi chùa, đi nhà thờ, đi hái lộc hoặc đi bất cứ đâu để làm điều du khách muốn.
  • Xuất hành vào giờ và hướng tốt thì người đi sẽ gặp thuận lợi và may mắn, trong công việc sẽ được suôn sẻ, trong tình duyên sẽ được như ý. Vì thế, rất nhiều người chú trọng việc xem giờ và hướng xuất hành. Theo lịch vạn niên, ngày mùng 4 Tết rất thích hợp để xuất hành. Tuy nhiên, đi vào giờ nào của ngày mùng 4 và đi theo hướng nào là tùy vào lựa chọn của mỗi người.

Mua muối:

  • Dân gian Việt Nam có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” để nói về tập tục mua muối vào dịp năm mới của người Việt. Theo đó, người Việt xưa thường có thói quen vào những ngày đầu tiên của năm mới sẽ mua một ít muối. Lý do là vì muối rất mặn nên có thể xua đuổi tà ma, chống ô uế và đem lại may mắn cho gia chủ.
  • Nhiều người mua muối dịp đầu năm để mong cả năm được may mắn, đậm đà
  • Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng việc mua muối đầu năm là bày tỏ mong muốn trong cả năm, gia đình sẽ được thuận hòa, tình cảm gia đình đậm đà như muối, công việc làm ăn tấn tới, các mối quan hệ trong làm ăn cũng mặn mà như muối. Vì thế, vào ngày mùng 4 Tết, du khách có thể đi mua muối.

Đi chúc Tết:

  • Chúc Tết lẫn nhau giữa gia đình, họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp là một trong những tục lệ đẹp ngày Tết của người Việt. Thông thường, mùng 1 và mùng 2 Tết là dành để mọi người đi chúc Tết ông bà, cha mẹ hai bên nội ngoại. Mùng 3 Tết dành để đi chúc Tết thầy cô, những người đã chỉ dẫn cho mình trong đường học thức.
  • Mùng 4 Tết là ngày để mọi người có thể thoải mái đi chúc Tết lẫn nhau. Khi đi chúc Tết, mọi người sẽ mang đến cho nhau những lời chúc tốt lành đầu năm mới và đây cũng là dịp để hội ngộ bạn bè hoặc người thân. Những lời chúc Tết phổ biến của người Việt dịp năm mới là: Vạn sự như ý, Tống cựu nghênh tân, Vạn sự cát tường, Gia đình hạnh phúc, Tấn tài tấn lộc, An khang thịnh vượng...
  • Với những người đã gặp xui xẻo trong năm cũ, những người đến chúc Tết thường an ủi bằng câu “Của đi thay người”. Những người có tang gia thường hạn chế đi chúc Tết nhà người khác mà chỉ đợi mọi người đến chúc Tết để tránh mang chuyện buồn đến nhà khác dịp đầu năm.

Đi chùa, đi nhà thờ:

  • Đối với người Việt, đời sống tâm linh rất quan trọng. Vì thế, tùy theo tôn giáo của mỗi người mà vào mùng 4 Tết, mỗi người có thể đi chùa, đi nhà thờ hoặc đến các địa điểm tâm linh để thực hiện nghi lễ đầu năm mới theo tín ngưỡng của mình. Việc đi đến các địa điểm tâm linh này là để bày tỏ lòng thành kính đối với Đấng Tối Cao và mong ước năm mới mình và gia đình mình sẽ được ban nhiều phúc lành.

Mặc những bộ đồ đẹp và có màu sắc tươi sáng:

  • Theo quan điểm của người Việt, Tết Nguyên đán là dịp lễ của niềm vui, hạnh phúc sum vầy và ấm cúng. Tết Nguyên đán cũng là sự kiện đánh dấu việc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, do đó mọi người thường mặc những bộ đồ đẹp, có màu sắc tươi sáng để thể hiện niềm vui và bày tỏ mong ước có một năm mới tốt đẹp.
  • Mùng 4 Tết vẫn thuộc về những ngày đầu tiên của năm mới. Vì thế, việc mặc đồ đẹp, sáng sủa sẽ giúp du khách trở nên mới mẻ và may mắn hơn dịp đầu năm. Những màu sắc thường được mọi người lựa chọn để mặc dịp Tết là màu đỏ, màu hồng, màu vàng, màu cam... Một số màu ít được lựa chọn để mặc là màu tím, màu đen, một vài vùng còn kị màu trắng.

Nói lời hay ý đẹp:

  • Tết Nguyên đán là dịp mọi người gặp gỡ nhau trong vui vẻ và niềm hi vọng vào tương lai. Do đó, người đi chúc Tết hay chủ nhà đều chú ý để nói những lời hay ý đẹp. Bởi vậy, du khách có thể lưu ý lời ăn tiếng nói của mình, tránh cách nói chuyện quá bỗ bã hoặc thô tục và nên nói những điều nhẹ nhàng, vui vẻ để cả năm được thuận hòa, yên vui.
  • Việc chú ý nói lời hay ý đẹp thường được bắt đầu thực hiện từ sau thời khắc giao thừa và kéo dài cho tới hết mùng 7 hoặc mùng 10 Tết. Một số từ ngữ bị kiêng kị dịp Tết là các từ liên quan đến chết chóc, xui xẻo, tai nạn... Những câu hỏi mang tính chất quá riêng tư hoặc soi mói cũng không được khuyến khích vào dịp Tết.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

7, Theo Reviview 365 tổng hợp