- Dự đoán khả năng phát tài của 12 con giáp, ai có số làm đại gia?
- Rằm tháng 7 là ngày gì? Bạn đã thực sự hiểu hết ý nghĩa ngày này chưa?
- Tử vi hàng ngày 5/7 của 12 con giáp: Thu nhập có sự cải thiện
- Tử vi hàng ngày của 12 cung hoàng đạo: Cơ hội kiếm tiền đã đến
- Tử vi tuần mới từ 31/7 - 6/8/2023 của 12 con giáp - Ai lên đời đổi vận?
Lắng nghe lời Phật dạy về cuộc sống, về những giá trị, trí tuệ lớn nhất trong cuộc đời qua 10 chữ để thấm thía mà sống đời an nhiên.
1. Khổ: Trời không phụ lòng người
Lời Phật dạy, cuộc đời muôn vẻ, điều khó nói ra nhất là khổ, cái khó chịu đựng nhất cũng là khổ.
Con người sống ở thế gian chẳng được như ý, bôn ba cõi hồng trần cần rèn giũa mình.
Có người nào không bước ra từ cái khổ? Ai dám nói mình chưa hề biết khổ đau là gì?
Con người thường chịu khổ một trận, nhưng sẽ không chịu khổ cả đời.
Hãy thẳng thắn đối mặt thì cái khổ cuối cùng sẽ thành tựu hạnh phúc.
Không nên cố tình tạo ra, phóng đại cái khổ. “Biển khổ vô biên, quay đầu là bờ”, nếu không cuộc đời chỉ là đống gạch đá vụn.
Không nên coi khổ là vận xui, lấy khổ làm vui, trong khổ vốn đã có mầm vui rồi, đời người luôn luôn có cả vui lẫn khổ.
2. Nhẫn: Có một lưỡi dao trong chữ Nhẫn
Học một điều thôi, có thể sinh trăm phúc, nghênh vạn lành. Người ôm chí lớn mới biết nhẫn, xả bỏ những phân tranh vô vị trước mắt, lẳng lặng nỗ lực tiến lên về phía mục tiêu của mình.
Người có tầm nhìn xa trông rộng mới có thể nhẫn, họ vui thú thưởng thức các vì sao mỹ lệ trên bầu trời, nên nhẫn chịu được muỗi đốt kiến cắn.
Nhẫn không phải là nhu nhược, cũng không phải là vô dụng, nhẫn là sức mạnh, là tư tưởng, là từ bi, là trí tuệ, và là nghệ thuật.
Nhẫn nhất thời trời yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn biến binh đao thành ngọc lụa. Gặp nhau cười sạch hết ân cừu.
Nhẫn khiến việc lớn thành việc nhỏ, khiến việc nhỏ thành vô sự. Trong lòng không chứa việc, trong tâm không áp lực, ăn sẽ ngon, ngủ sẽ yên, người sẽ khỏe mạnh, cuộc đời sẽ hạnh phúc.
3. Vui: Một nụ cười đổi bằng 10 năm tuổi trẻ
Người coi trọng cuộc sống thế tục, thì chẳng thể sống vui vẻ nổi.
Người xưa sống với suối, đá, trúc, hoa, bạn với thi, tửu, thư, kỳ, say mê chữ nghĩa cổ kim, vui thích đàm đạo hát ca. Đi thì đến với danh sơn đại xuyên, trèo cao trông xa, cầu hiền tìm bạn, tình ý lâu bền.
Trong các hoạt động chẳng có dính dáng gì đến công danh lợi lộc kia, niềm vui luôn luôn song hành cùng cuộc sống. Những khoảng thời gian vui vẻ này, là một trong những lý do quan trọng nhất người xưa vui vẻ sống trên đời.
Cuộc sống người hiện đại bận rộn và căng thẳng hơn người xưa rất nhiều, những vẫn cứ nên học “tâm pháp vui vẻ” của người xưa.
4. Động: Người chuyển động thì sống, cây di chuyển thì chết
Lắng nghe lời Phật dạy, động có thể dưỡng sinh. Sinh mệnh tồn tại ở vận động.
Nước chảy luôn động, nên không hôi thối; then cửa luôn động, nên không mối mọt. Con người cần giữ trạng thái động, đừng an dật với hiện trạng, chịu khuất phục, an dật khiến tâm hồn “chết” đi, chi bằng hãy phấn chấn mà chống lại nó.
“Cùng thì suy nghĩ thay đổi”, “Người tìm đến chỗ cao, nước chảy về chỗ thấp”, hãy công phá những thói quen đã quá quen thuộc của mình, dám bước ra khỏi “cái lồng” quen thuộc, tìm điểm nghỉ ngơi mới. Nơi mới có nghĩa là sự khởi đầu mới.
5. Tĩnh: Tĩnh để tu thân, dưỡng đức
Dưỡng tâm cần tĩnh. Tĩnh có thể sinh ra trí tuệ.
Sách viết: “Tĩnh thì được, nóng nảy thì mất”.
Tĩnh không phải là sự ước thúc để yêu ghét không lộ ra nét mặt, cũng không phải tâm địa thâm trầm không hiển lộ.
Tĩnh chân chính là cuộc sống có mục tiêu, có truy cầu chân chính, để thực hiện mục tiêu cuộc đời mà mình đã đặt ra, kiên định không gì lay chuyển nổi, làm việc nghĩa chẳng quay đầu nghĩ lại.
Tĩnh chân chính là vứt bỏ hết cái tâm nóng vội, đứng núi này trông núi khác, là không truy cầu những ảo tưởng mơ hồ mịt mùng, không thiết thực, là không có tạp niệm, tà niệm. Trong vô vàn dụ dỗ mê hoặc của thanh sắc hưởng lạc, không vì sai lầm của một niệm của mình mà nuốt hận cả đời.
6. Thiện: Người thiện lương được lâu bền
Kinh Dịch có viết: “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh - Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”, có nghĩa là: Gia đình tích thiện, ắt sẽ có đầy may mắn phúc lành. Gia đình tích bất thiện, ắt sẽ có đầy tai ương.
Người xưa thường nói: “Nhân giả đa thọ”, nghĩa là, người nhân đức thì trường thọ. Trong dân gian cũng thường nói, thiện có thiện báo, ác có ác báo.
Lời Phật dạy, thiện với người, suy cho cùng cũng chính là thiện với mình.
Chỉ có tâm địa thuần khiết, không có ác ý với người, mới có thể giữ được cái tâm thiện lương, mà lời nói cử chỉ hành vi từ cái tâm thiện lương này lại khiến cho thân tâm được thọ ích càng nhiều, cuối cùng nhận được báo đáp thiện.
Do đó, vui vẻ thiện đãi cuộc sống, thiện đãi người khác, thiện đãi bản thân, luôn mỉm cười dụng tâm sống mỗi ngày, có lẽ cũng chính là ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Phật dạy làm người: Lương thiện là việc không cần cố gắng.
7. Ngộ: Phồn hoa cuối cùng cũng hư không
Thế gian phồn hoa chỉ là hiện tượng bề ngoài, hết thảy đều sẽ đi vào tĩnh lặng và hư không.
Bình thản đối đãi với được mất, lặng nhìn hết thảy phồn hoa, đối diện với cõi hồng trần huyên náo bằng một tâm thái khoát đạt thoát tục, đó lẽ nào chẳng phải là lĩnh ngộ.
Ngộ là một loại tu sửa, là sau khi có đủ lịch duyệt, trải đầy gió sương, chuyển mình hoa lệ. Chuyển mình quyết không phải là rút lui ảm đạm, mà là một lần niết bàn tái sinh giữa đường đời.
Trải qua một phen rèn luyện cái tâm trần tục, chuyển mình sẽ càng ung dung bình thản đối diện với hết thảy, nắm bắt hết thảy, cuộc đời thăng hoa.
Để lại bình luận
5