- Loài hoa không những đẹp mà còn có nhiều tác dụng diệu kỳ đối với sức khỏe
- Trẻ ngừng thở vì bố mẹ rửa mũi bằng xi lanh, bác sĩ hướng dẫn cách rửa mũi đúng
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM, Nguyên trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, trong mâm cơm của người dân nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam không thể thiếu được món cơm hoặc mì.
Trung bình mỗi ngày người Việt ăn khoảng 4 chén cơm. Lượng cơm ăn trong một ngày của người Việt bằng khẩu phần tinh bột trong một tuần của người Châu Âu. Đây cũng là lý do khiến cho bệnh đái tháo đường ở các nước Châu Á và Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước Châu Âu.
Nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho biết ăn gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn rất nhiều so với đồ uống có ga. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, sử dụng một bát cơm trắng mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường lên 11%.
PGS. Nguyễn Xuân Ninh cho biết, "Ăn quá nhiều carbs hay tinh bột khiến lượng đường trong máu của bạn tăng quá mức, và việc sản xuất insulin của bạn bị đình trệ và không thể hạ đường huyết".
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cơm là một trong những nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Nếu lượng tinh bột cung cấp nhiều, không được chuyển hóa hết thành năng lượng sẽ tích tụ dưới dạng glycogen. Khi ăn thừa tinh bột, phần năng lượng dư thừa từ tinh bột này sẽ dự trữ dưới dạng các mô mỡ và nguy cơ cao sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân béo phì.
Một số loại tinh bột "xấu"có chỉ số GI (Glycerin Index) khá cao trong đó có cơm trắng, làm tăng nhanh đường huyết nhưng cũng giảm nhanh chóng gây ra tình trạng đói khiến bạn ăn nhiều hơn. Trong khi năng lượng trước đó vẫn được tích lũy trong cơ thể.
"Đây là tình trạng bạn ăn no nhưng vẫn muốn ăn tiếp. Ăn nhiều cơm có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu dẫn dễ tăng insulin và có thể dẫn đến giảm lượng đường trong máu đột ngột (hạ đường huyết). Lượng đường trong máu thấp báo hiệu cho cơ thể cần nhiều thực phẩm hơn, khiến bạn cảm thấy đói thường xuyên", PGS. Nguyễn Xuân Ninh nói.
PGS. Nguyễn Xuân Ninh khuyến cáo, ăn nhiều cơm sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tim mạch. Triglyceride là một chất béo không lành mạnh có trong máu của chúng ta. Chế độ ăn thừa tinh bột làm tăng lượng chất béo trung tính trong máu, làm tăng nguy cơ các bệnh liên quan đến tim mạch.
"Tác hại khi ăn nhiều cơm trắng thể hiện rõ nhất ở sự thay đổi tâm trạng. Khi ăn quá nhiều cơm cơ thể bạn sẽ phải tiết ra nhiều hoocmon insulin hơn để ổn định được đường huyết trong máu.
Insulin quá cao trong máu sẽ khiến bạn dễ cáu gắt, thậm chí là không kiểm soát được hành động của mình, một số trường hợp nặng hơn có thể gây rối loạn tâm lí nghiêm trọng", PGS. Nguyễn Xuân Ninh nhấn mạnh.
Theo chuyên gia vi chất lượng ăn cơm thích hợp không nên ăn quá 3 bát một ngày. Hãy tập thói quen giảm lượng cơm trắng ở mỗi bữa ăn, thay vào đó hãy đa dạng các món ăn đi kèm.
Để lại bình luận
5