- Tiền nhiều để làm gì? Điểm danh những mặt hàng có nhiều tiền cũng không mua được
- 9 quy tắc xã giao cơ bản chúng ta vẫn đang phá vỡ hàng ngày
- Vì sao người ta lại sợ cô đơn? Lý giải nỗi sợ hãi cô đơn trong tiềm thức
FOMO là gì?
FOMO (Fear of missing out) là “cảm giác bất an và đôi khi ám ảnh rằng bạn đang bỏ lỡ điều gì đó – rằng bạn bè của bạn đang làm, đang biết, hay đang có thứ gì đó nhiều hơn hoặc tốt hơn bạn”. Từ đó, hội chứng này sẽ thôi thúc người mắc phải nó thực hiện một hành động gì đó tại thời điểm thiếu lý trí, dẫn đến quyết định sai lầm.
Hội chứng này được đặc trưng bởi “mong muốn tiếp tục kết nối với những gì người khác đang làm”. FOMO cũng được định nghĩa là nỗi sợ hối tiếc, những lo ngại, ám ảnh về việc có thể bỏ lỡ cơ hội giao tiếp xã hội, trải nghiệm mới lạ, đầu tư có lãi hoặc các sự kiện thỏa mãn cảm xúc khác.
Một số dấu hiệu phổ biến của hiện tượng này là:
Bạn đã từng cố gắng mua 1 cái iphone mới cho theo kịp trào lưu, mặc dù không sử dụng hết tính năng hoặc các tính năng vẫn y nguyên như cái điện thoại đang dùng? Nếu đã từng như vậy thì xin chia buồn, bạn nằm trong số những người bị hội chứng sợ bị lãng quên (FOMO). Bạn sợ ai cũng có iPhone mới mà bạn thì không. Thế là hi sinh vài tháng lương cho con iPhone mà bạn cũng chỉ dùng để nghe, gọi, nhắn tin và lướt Facebook. Nhưng tin vui cho bạn là, bạn không phải là duy nhất hoặc thuộc số hiếm những người bị hội chứng FOMO.
Có một thống kê cho thấy khoảng 56% số người sử dụng mạng xã hội có mắc phải hội chứng FOMO. Sự phổ biến của nhiều loại mạng xã hội cũng như hàng loạt trang tin tức khiến cho FOMO ngày càng trở nên phổ biến hơn.
FOMO khiến bạn liên tục kiểm tra Facebook để không bỏ lỡ những thông tin từ bạn bè, từ các ngôi sao, thần tượng của mình? Bạn sợ bị bỏ lỡ những thông tin “nóng” để “chém gió” với bạn bè.
- Kiểm tra status/hình mà bạn post lên facebook thường xuyên hay cứ vài phút là lướt newsfeed một lần.
- Chụp hình tất cả mọi thứ, từ đồ ăn cho đến mọi nơi bạn đến.
- Để mở mọi lựa chọn, đặc biệt là không cam kết vào một mối quan hệ tình cảm nhất định.
- Thường xuyên cảm thấy điện thoại rung, dù thực ra không có gì cả.
- Kiểm tra điện thoại / email liên tục.
Bạn ngày càng phụ thuộc vào Internet vào những gì bạn thấy trên Newsfeed. Bạn lo lắng khi cảm thấy bị ngắt kết nối.
Và nghiêm trọng nhất khi bạn luôn để mở mọi lựa chọn, đặc biệt là không cam kết vào một mối quan hệ tình cảm nhất định.
Những hành động nhất thời này có thể khiến bạn cảm thấy bớt lo lắng trong giây lát, nhưng rồi sẽ cuốn bạn chạy theo những dòng cập nhật vô tận trên mạng hay không thể cảm thấy yên bình trong tâm trí.
FOMO gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của mọi người và góp phần vào tâm trạng tiêu cực và cảm giác chán nản đối với cuộc sống.
FOMO phát sinh từ sự thiếu hạnh phúc
- Các kết quả nghiên cho thấy những người có mức độ hài lòng thấp đối với các nhu cầu cơ bản về năng lực, sự độc lập và mối quan hệ có mức độ sợ bỏ lỡ cao hơn, tương tự như những người kém vui và kém hài lòng với cuộc sống.’
- Nghiên cứu còn cho thấy những người có mức độ FOMO cao có xu hướng sử dụng facebook thường xuyên ngay sau khi thức dậy, trước khi ngủ và giữa các bữa ăn.
- Thực tế thì bạn đang không cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ với những gì ở hiện tại, và bạn tìm kiếm đến mạng xã hội, kiểm tra điện thoại / email để cảm thấy tốt hơn.
Làm thế nào để không còn bị FOMO?
FOMO xảy ra là do chúng ta đang hướng ra bên ngoài quá nhiều thay vì hướng vào bên trong, chúng ta đi tìm sự vui vẻ, thỏa mãn, hạnh phúc ở bên ngoài cũng như bạn đang không cảm thấy hài lòng với hiện tại.
Sau đây là một số giải pháp để giảm bị FOMO:
1. Học cách biết ơn
- Mỗi ngày bạn hãy tìm kiếm 3 điều để biết ơn trong cuộc sống. Có thể là lớn cũng có thể là nhỏ. Nhưng biết ơn sẽ giúp chúng ta trân trọng vài hài lòng hơn với những gì mình đang có. Người ta hay nói câu là “Có không giữ, mất đừng tìm” bởi vì lúc đó mọi thứ gần như đã muộn rồi. Ví dụ như là: “Mình biết ơn vì giường đã cho mình giấc ngủ thoải mái”. “Mình biết ơn vì bạn A đã lắng nghe mình”. “Mình biết ơn ba mẹ vẫn đang ở bên cạnh mình”.
- Bạn không phải là người khác và không thể sống cuộc đời của người khác, giống người khác, hãy trân trọng hiện tại và kiên định với kế hoạch cho tương lai. Hãy sống đùng với mục đích và sứ mệnh cuộc sống của bạn.
2. Đặt ra giới hạn
- Bạn có thể nhắc nhở bản thân là chỉ kiểm tra facebook, email mỗi 2 tiếng 1 lần chẳng hạn. Hoặc chỉ 2-3 lần một ngày. Không sử dụng điện thoại khi nói chuyện với bạn bè. Nếu có thể, bạn có thể để điện thoại ở nhà luôn, hoặc tắt máy trong thời gian đó.
3. Hướng vào bên trong
- Thay vì theo đuổi và quan tâm đến cuộc sống của người khác, hãy dành thời gian để hướng vào bản thân, quan tâm đến bản thân nhiều hơn, hãy tạo nên một kế hoạch cho bản thân mình.
- Dành thời gian để thiền định, tản bộ, hay đọc sách là những cách rất hay để các bạn có thể quan sát suy nghĩ, nhận ra bản thân mình thực sự cần gì.
Sau bài viết này, hy vọng mọi người hiểu rõ hơn về hội chứng sợ bỏ lỡ. Hãy để mình là người sử dụng công cụ, chứ đừng để công cụ điều khiển mình nha.
Để lại bình luận
5