- 8 điều không nên làm vào mùng 1 âm lịch kẻo vận xui kéo đến
- Tại sao lại có chuyện kiêng kỵ không cắt móng tay vào ban đêm?
- Những điều kiêng kỵ vào 12h trưa và 12h đêm tuyệt đối đừng phạm phải
1. Giờ Ngọ ba khắc là mấy giờ?
Những điều chưa biết về giờ Ngọ 3 khắc. Từ xưa, giờ Ngọ 3 khắc (giữa trưa) được lựa chọn là thời điểm để xử trảm tử tù. Vậy, khoảng thời gian này có gì đặc biệt, có gì cần kiêng kị? Hãy cùng khám phá ngay!
Để biết được giờ Ngọ 3 khắc là mấy giờ theo cách tính giờ hiện tại, trước hết phải biết rằng hệ đo thời gian của người xưa khác với chúng ta bây giờ, một ngày không được chia làm 24 tiếng mà chỉ được chia làm 12 khoảng thời gian, mỗi khoảng thời gian ứng với 2 giờ đồng hồ và đặt tên theo các con giáp bắt đầu từ Tý cho đến Hợi.
Cụ thể, từ xưa ông cha ta có cách tính giờ theo 12 con giáp do ảnh hưởng bởi văn hóa du nhập từ Trung Quốc. Theo đó, "thời" và "khắc" là 2 đơn vị tính thời gian.
Một ngày đêm được chia thành 12 thời, mỗi thời 2 tiếng và phân ra làm 100 khắc (vạch khắc trên thùng nhỏ nước tính giờ, một ngày đêm thì nước rỏ hết một thùng, mỗi khắc tương đương 15 phút).
Giờ đầu tiên là giờ Tý sẽ bắt đầu từ 11 giờ đêm tới 1 giờ sáng, giờ Hợi là giờ cuối cùng từ 9 giờ đêm đến 11 giờ đêm. Theo quy luật này, giờ Ngọ tương đương 11h đến 13h.
Ngoài ra, sách "Thuyết Văn Giải Tự" (cuốn sách đầu tiên của người Trung Quốc viết và nghiên cứu về hệ thống các ký tự) của học giả Hứa Thận thời Đông Hán cũng ghi: "Về khắc tiết, trú dạ trăm khắc" – nghĩa là trong một ngày đêm có tổng cộng 100 khắc được chia đều.
Với 100 khắc như vậy thì tương ứng mỗi khắc là 14,4 phút bây giờ, đến thời nhà Thanh thì đặt lại là 96 khắc, quy ra thời gian như hiện tại thì mỗi khắc tròn 15 phút.
Như vậy, "giờ Ngọ ba khắc" là khoảng 11h45 phút hiện tại, gần 12 giờ trưa, lúc mặt trời đứng bóng.
2. Vì sao giờ Ngọ 3 khắc được gọi là giờ “tử huyệt”?
Người xưa gọi giờ Ngọ ba khắc là giờ “tử huyệt” bởi đây là khung giờ để hành hình tử tù. Vậy vì sao lại chọn giờ này để tiến hành việc hành quyết phạm nhân? Có 2 nguyên nhân chính như sau:
Do yếu tố tâm linh
Theo sách “Công môn yếu lược”, người xưa rất mê tín về chuyện hành hình. Họ cho rằng kết liễu sự sống của ai đó chính là “âm sự”. Dẫu cho người bị giết có đáng tội hay không, hồn ma của họ có thể lởn vởn bám theo pháp quan, quan giám trảm, đao phủ và những người có liên quan phán quyết xử tử.
Giờ Ngọ Ba khắc là lúc mặt trời ở đỉnh điểm đứng bóng, nên bóng người trên mặt đất thu lại ngắn nhất. Người xưa quan niệm lúc này dương tính mạnh nhất trong ngày.
Vì vậy, hành hình vào giờ Ngọ ba khắc - lúc dương khí cực thịnh - sẽ trấn át được âm hồn của phạm nhân, khiến hồn ma trở nên yếu ớt, dễ dàng bị khống chế để đưa xuống âm phủ.
Thêm vào đó, người Trung Quốc cho rằng cũng chính vì giờ ngọ ba khắc là lúc dương khí mạnh nên các linh hồn còn đang lang thang sẽ bị áp chế, không thể dụ dỗ linh hồn mới của kẻ tử tù, ngăn chúng tập hợp lại với nhau.
Còn ban đêm là lúc "âm khí" mạnh mẽ nhất, sẽ là lúc linh hồn có thể chống lại quy luật phải về âm phủ trình diện mà ở lại lang thang trên dương gian để phá hoại người còn sống.
Đây là nguyên nhân chủ yếu người xưa quyết định hành hình vào “giờ Ngọ ba khắc”.
Do sự nhân văn
Lý do thứ 2 khiến người xưa lựa chọn giờ Ngọ 3 khắc để hành hình là do sự nhân văn.
Nười ta quan niệm rằng buổi trưa sẽ là lúc con người cảm thấy mệt mỏi nhất. Nếu chém đầu một người vào buổi sáng khi họ mới thức dậy, tràn trề năng lượng và tỉnh táo thì sự đau đớn mà họ cảm nhận sẽ rất rõ.
Vì vậy, nếu để đến giữa trưa mới hành hình, là lúc cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung thì phần nào có thể khiến người tử tù xao lãng việc mình sắp lên đoạn đầu đài.
Như vậy, sự đau đớn mà họ phải chịu cũng sẽ nhanh chóng qua đi hơn. Đồng thời, những người chứng kiến cũng sẽ ít tập trung hơn, giảm thiểu cảm giác đáng sợ.
3. Những điều tuyệt đối kiêng kỵ trong giờ Ngọ ba khắc
Những việc tuyệt đối kiêng kỵ trong giờ Ngọ ba khắc bao gồm:
Kiêng sát sinh, hiến tế súc vật
- Giờ Ngọ ba khắc lúc giữa trưa là thời điểm dương khí cực thịnh, vì thế nên mới được chọn xử trảm tử tù để át đi âm khí, linh hồn phiêu tán, không siêu thoát được.
- Với những sinh linh nhỏ và yếu ớt thì linh hồn dễ hóa thành mây khói, không thể được siêu sinh. Mà hiến tế súc vật là việc để cầu xin mong ước thành sự thật, nên phải để cho con vật sớm siêu sinh đầu thai.
- Giờ này nếu sát sinh sẽ khó nhận được phúc báo sau này, ảnh hưởng vận thế lâu dài. Vậy nên cần kiêng kỵ sát sinh, hiến tế súc vật vào khoảng thời gian này.
Kiêng chuyện phòng the
- Người ta quan niệm rằng buổi trưa sẽ là lúc con người cảm thấy mệt mỏi nhất. Chuyện phòng the không chỉ mang tính chất bản năng mà còn có ý nghĩa sinh sản, duy trì nòi giống.
- Đó là hành vi âm dương giao hợp, cần phải có linh khí thuần âm trợ lực, nên thường làm vào buổi tối, khi âm khí thịnh.
- Còn giờ Ngọ ba khắc là thời điểm âm khí yếu nhất trong ngày, dân gian truyền rằng, nam nữ giao hợp lúc này sẽ có thể sinh ra đứa con ngốc nghếch.
Kiêng bái thần Phật
- Thông thường, bái thần Phật lúc sáng sớm là tốt nhất vì dân gian quan niệm rằng, cầu càng sớm thì càng linh, càng được nhiều phù hộ.
- Giờ Ngọ ba khắc là giờ quan đi tuần, chuyển giao giữa sáng và chiều nên ma quỷ quấy nhiễu, không hợp để lễ bái.
- Nhưng đến với Phật tấm lòng là chính, bái Phật tùy duyên, nếu giữa trưa mà ngang qua điện Phật thì vẫn nên cúi đầu.
Kiêng mai táng, bốc mộ
- Thời điểm dương khí cực thịnh lúc giờ Ngọ 3 khắc cũng không thích hợp để tiến hành việc mai táng, cải táng kẻo linh hồn người chết bị phiêu tán, không thể đầu thai.
- Thực chất, có thể do buổi trưa nắng nóng mệt mỏi, người thực hiện những việc đó không còn đủ tỉnh táo nên dễ dẫn đến sai sót, tốt nhất nên tránh không làm.
Nên cung phụng thần thú
- Buổi trưa dương khí thịnh, Thủy lại thuần âm, nên lau chùi những thần thú (vật phẩm phong thủy) trong nhà bằng nước sạch để gia tăng công lực. Tốt nhất là tiến hành vào buổi trưa của một ngày ngũ hành Thủy, mà buổi trưa tết Đoan Ngọ là ngày tốt nhất trong năm.
- Ngoài ra, người xưa coi giờ trưa là giờ không nên thực hiện những việc được coi là tốt như xây nhà, chuyển nhà, sang cát huyệt mộ (tức chuyển nhà cho người đã khuất), cúng bái thần Phật, thành hôn, mua bán...
- Những "hỷ sự" cần đến vận may thì sẽ được thực hiện tránh giờ Ngọ. Ngược lại, những việc mang tính trừng phạt, không cần đến may mắn như hành hình tội nhân thì cần thực hiện vào "giờ xấu". Chính Ngọ cũng là lúc mặt trời đứng bóng nên mọi người cũng nên hạn chế ra ngoài tránh bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những thông tin trong bài hy vọng đã cung cấp cho bạn đọc hiểu về giờ Ngọ ba khắc là gì, cách tính theo giờ hiện đại cũng như vì sao người ta hay hành hình phạm nhân vào đúng khung giờ này.
Dù những thông tin về giờ Ngọ 3 khắc cũng chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào kiểm chứng song các cụ xưa vẫn truyền lại cho con cháu từ đời này sang đời khác, bởi “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chuyện không được tốt đẹp gì cứ tránh đi là hơn.
Để lại bình luận
5