- Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 ở 3 miền Bắc - Trung - Nam khác nhau thế nào?
- Văn khấn Tết Đoan Ngọ, bài cúng Tết Đoan Ngọ ngoài sân, trong nhà chuẩn nhất
- Tết Đoan Ngọ là ngày gì? Sự tích và Ý nghĩa của tết Đoan Ngọ của việt nam
Tết Đoan Ngọ là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Đây là ngày Tết truyền thống ở Việt Nam, còn gọi là Tết giết sâu bọ cùng nhiều điều kiêng kỵ mà không phải ai cũng biết.
Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm ở Việt Nam là ngày Tết truyền thống, được biết đến với nhiều cái tên như tết Đoan Dương, tết Trùng Ngọ hay 1 cách dân dã hơn.
Đoan ở đây là mở đầu, còn Ngọ là giữa trưa, Đoan Ngọ là bắt đầu lúc giữa trưa, tháng 5 âm trời bắt đầu nắng to, dương khí thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa.
Vào ngày tết này, người dân sẽ dâng lễ cúng để đánh dấu việc bước sang khí tiết mới, mừng đất trời đổi thay. Tìm hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của tết Đoan Ngọ nhé.
Tuy nhiên, tết Đoan Ngọ nằm trong tháng Cửu Độc nên cũng có nhiều điều kiêng kị, bởi nếu không chú ý thì có thể sẽ vướng vào rắc rối, xui xẻo.
1. Không được để rơi hay mất tiền
Vào ngày này, các bạn nên thận trọng khi làm những giao dịch tiền bạc hay khi xuất hành, tránh để tiền bạc hư hao.
Làm rơi hay mất tiền vào ngày này là đại kị, bởi điều này không khác gì việc bạn để tài lộc của mình rơi mất, vận trình tài lộc cũng theo đó mà càng ngày càng sa sút, dễ rơi vào cảnh nợ nần, túng thiếu.
2. Không ở lâu nơi âm u, nhiều tà khí
Bị ảnh hưởng bởi tà khí từ ngũ độc trong tháng Cửu độc nên tháng 5 âm có nhiều điều phải kiêng kị, ngày Tết Đoan Ngọ cũng vậy.
Tuy nhiên, người ta đặc biệt lưu ý rằng không nên đi đến những nơi âm u, hoang vắng, nhiều tà khí và lưu lại đó quá lâu trong ngày 5 tháng 5 âm lịch. Âm khí quá nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, âm dương giao thái gây ra trường khí hỗn loạn, dễ dẫn đến ốm đau, bệnh tật.
3. Kiêng để giày dép lộn xộn
Đây là một trong những điều kiêng kỵ tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ văn hóa dân gian Trung Quốc. Trong tiếng Hán, “giày dép” đồng âm với “tà”, vì thế người ta cho rằng nếu để giày dép lộn xộn, không đúng chỗ sẽ khiến tà khí phân tán, xâm nhập vào nơi ở của chúng ta.
Theo đó, khi đi về nhà, bạn nên tháo giày dép và để mũi giày hướng ra ngoài, để tà khí thuận đường tiêu tan. Còn không để ý mà để giày dép hướng vào trong nhà thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc dẫn dụ tà khí vào nhà.
4. Kiêng soi gương sau 12h đêm
12h đêm là thời điểm âm khí cực vượng, mà gương lại thuộc tính âm, dễ chiêu âm khí, còn được coi là cửa ngõ giao giữa 2 giới âm – dương.
Chính vì thế, sau 12h đêm, tốt nhất không nên soi gương hay đứng trước gương chụp ảnh, bởi không chỉ sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng mà có thể bạn sẽ bị dọa bởi những hiện tượng tâm linh kì bí nữa đó. Đọc ngay để biết những vị trí nên và không nên treo gương trong nhà nhé.
5. Kiêng mua đồ lưu niệm trong ngày tết Đoan Ngọ
Vạn vật trên đời đều có linh khí, song không phải trường khí nào cũng tốt cho con người. Đồ lưu niệm là thứ chúng ta mua khi đến 1 vùng đất mới, thường có phong tục tập quán ít nhiều khác với nơi ta đang sinh sống. Nếu không hiểu rõ ý nghĩa của nó thì tốt nhất trong ngày tết Đoan Ngọ, bạn không nên mua đồ lưu niệm về làm quà, dùng sai hay không đúng mục đích có thể sẽ mang tới những hậu quả khôn lường, hại mình hại người.
Những điều kiêng kị trên được người xưa truyền lại qua bao đời, tuy chưa được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học nhưng với những thứ thuộc về tâm linh này, nhiều người vẫn cho rằng “có kiêng có lành”, lựa chọn hoàn toàn nằm trong tay bạn.
Để lại bình luận
5