- Làm thế nào để giàu có tiền bạc - làm thế nào để có nhiều tiền
- 5 cách đưa video TikTok lên xu hướng nhanh nhất bạn nên biết
- Định nghĩa về Mẹ là gì? Mẹ trong tiếng Anh và những thành ngữ về mẹ hay nhất
Phim hoạt hình là một trong những thể loại phim được nhiều người yêu thích, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Những thước phim vui nhộn, hài hước, nhân vật dễ thương nhưng cũng ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn trong đó. Phim hoạt hình được ra mắt từ rất lâu tuy nhiên rất ít người hiểu được về khái niệm này.
1. Phim hoạt hình là gì?
Phim hoạt hình là hình thức sử dụng ảo ảnh trong quang học để tạo nên sự chuyển động. Sự chuyển động này là do những hình ảnh tĩnh được chiếu liên tục không ngưng trong thời gian nhất định.
Thực tế thì phim hoạt hình được thiết lập từ những hình ảnh đã được thiết kế, tô màu sẵn, được chụp bằng máy quay phim chuyên ngành hoạt hoạ. Các bức ảnh này được khéo léo ghép nối với nhau, tạo nên những ảo giác chuyển động liên tục cho người xem.
Phim hoạt hình là một thể loại phim đòi hỏi sự đầu tư kỹ lưỡng và công phu trong nhiều giai đoạn để cho ra được một tác phẩm hoàn chỉnh.
Hiện nay, với những cải tiến vượt bậc trong ngành hoạt hoạ mà ngành sản xuất phim hoạt hình phát triển hơn hẳn so với thời kỳ sơ khai ban đầu.
2. Có mấy loại phim hoạt hình?
Bên cạnh thắc mắc phim hoạt hình là gì thì nhiều người cũng băn khoăn không biết có nhiều loại phim hoạt hình hay không.
Phim hoạt hình có 2 thể loại chính là 2D và 3D và 2 loại này cũng là thể loại được khán giả yêu thích nhất hiện nay.
Phim hoạt hình 2D là phương pháp sản xuất hoạt hình truyền thống và nó đã tồn tại vào những năm 1880. Khi đó người ta đã biết sử dụng một chuỗi liên tiếp những hình ảnh hay bức tranh được vẽ vời các tư thế khác nhau để tạo ra một chuyển động của nhân vật.
Thông thường, người họa sĩ sẽ vẽ chì cho mọi khung hình của phim, những bức tranh này có thể sẽ được vẽ trên những tấm nhựa trong để tránh phải vẽ lại những cảnh nền cho mỗi hình. Hàng nghìn bức tranh như vậy sẽ được chụp lại để dựng thành phim hoạt hình. Ngày nay, phần lớn phim hoạt hình 2D đều sử dụng các phần mềm đồ họa máy tính, thay bằng vẽ tay và người họa sĩ có thể sử dụng máy tính để thể hiện những hình ảnh mình muốn vì vậy chất lượng của hình ảnh phụ thuộc rất nhiều vào tài năng và phong cách người họa sĩ.
Phim hoạt hình đồ họa 3D có thể hiểu đơn giản là những hình ảnh có thể được dựng nên một cách sống động như vậy với sự trợ giúp của những phần mềm đồ họa vi tính.
Tuy được dựng trong thế giới 3 chiều: chiều dài, chiều rộng và cả chiều sâu nhưng hình ảnh của phim hoạt hình đồ họa 3D vẫn có các giới hạn bởi không gian phẳng của màu hình. Còn phim được chiếu trên màn ảnh theo công nghệ 3D (còn gọi là Real 3D) là những bộ phim mang lại cảm giác cực kỳ sống động và bạn có cảm giác như mình sống trong khung cảnh trên phim vậy. Bạn phải đeo kính đặc biệt mới có thể thưởng thức trọn vẹn các bộ phim chiếu theo công nghệ 3D.
Xem thêm: Top 25 phim hoạt hình hay nhất mọi thời đại xem là nghiền
3. Lịch sử ra đời và phát triển của phim hoạt hình
Phim hoạt hình đã bắt đầu xuất hiện từ rất lâu và Winsor McCay được mệnh danh là cha đẻ của thể loại này. Trước đây phim hoạt hình được làm ra chỉ để phục vụ cho nhu cầu giải trí, dần dần khi được nhiều người đón nhận, phim hoạt hình đã được chú trọng về giá trị thương mại.
Để hiểu rõ hơn về phim hoạt hình là gì? Cùng nhìn lại xem lịch sử ra đời và sự phát triển của phim hoạt hình như thế nào qua những mốc thời gian quan trọng:
- Năm 1911 bộ phim hoạt hình đầu tiên trên thế giới được sản xuất. Tuy nhiên đến năm 1914 khán giả mới biết đến thể loại này khi bộ phim “Gertie the Dinosaur” của nhà sản xuất John Bray được trình chiếu.
- Năm 1919 bộ phim hoạt hình với hình ảnh chú mèo hoang Felix của nhà sản xuất Messmer đã tạo ra bước ngoặt lớn vì khán giả có thể xem đi xem lại tùy thích với công nghệ mới.
- Năm 1923 Studio Walt Disney được thành lập tại New York và thành công vượt bậc với hình ảnh Chuột Mickey trong loạt phim hoạt hình Steamboat Willie. Ở giai đoạn này, tính thương mại của phim hoạt hình đã được thể hiện rất rõ.
- Năm 1928 Studio Walt Disney chuyển đến đóng tại Hollywood, sau đó đến California. Cũng trong thời gian này, hai hãng sản xuất khác là Warner Bros và MGM đã nắm bắt được thành công vang dội của Studio Walt Disney vì thế cũng chuyển sang sản xuất và kinh doanh phim hoạt hình.
- Đầu những năm 30 – 40 của thế kỷ XX, hàng loạt các bộ phim hoạt hình được sản xuất và bắt đầu tăng cường thêm những yếu tố như màu sắc, âm thanh để tạo nên sự sinh động, và hấp dẫn. Những tác phẩm có thể kể đến đó là: “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” (1937), “Pinocchio” (1940) hay “Fantasia” (1940).
- Vào những năm 60 của thế kỷ XX, xu hướng xem phim hoạt hình trở nên thịnh hành tại Mỹ. Lúc này các rạp chiếu phim không chỉ có trẻ em mà ngay cả những người lớn cũng đổ xô đến để xem hoạt hình. Cũng nhờ vậy mà tên tuổi của hai đạo diễn Bill Hanna và Joe Barbara (MGM) nổi như cồn với phim hoạt hình nổi tiếng “Tom và Jerry”.
- Thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Disney và Warner Bros đã bước vào thương trường với tư cách là những nhà kinh doanh thực thụ thay vì là những nhà phục vụ nhu cầu giải trí như trước đây. Duck Tales (1986 – Walt Disney) và Tiny Toon Adventures (1989 – Warners Bros) được xem là những thành công vang dội của hai nhà sản xuất phim hoạt hình hàng đầu lúc bấy giờ.
- Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự suy thoái về kinh tế đã gây ảnh hưởng đến kinh phí đầu tư sản xuất phim hoạt hình. Tuy nhiên trong thời gian đó, bộ phim hoạt hình “Người dơi” được sản xuất tạo nên đột phá để đảm bảo sự tồn tại của ngành.
4. Quy trình làm phim hoạt hình 2D và 3D
Phim hoạt hình 2D và 3D có sự khác biệt hoàn toàn, do đó các bước tạo ra nó cũng khác nhau, cụ thể như sau:
Quy trình làm phim hoạt hình 2D: Quy trình sản xuất phim hoạt hình 2D mất rất nhiều thời gian
- Giai đoạn 1 – Chuẩn bị
- Hiểu rõ mục đích của dự án hoạt hình 2D.
- Xác định đối tượng khán giả xem sản phẩm hoạt hình.
- Lên kế hoạch phân bổ nguồn lực, thời gian, ngân sách.
- Tìm tài liệu tham khảo, lên ý tưởng.
- Giai đoạn 2 – Tiền kỳ
- Viết kịch bản cho phim hoạt hình
- Thiết kế nhân vật trong phim hoạt hình
- Tạo ra Concept art theo đúng phong cách và định hướng nghệ thuật.
- Thực hiện storyboard.
- Tạo ra animatic.
- Giai đoạn 3 – Sản xuất
- Vẽ layout & background phim hoạt hình.
- Diễn hoạt chuyển động cho phim hoạt hình.
- Composition – Ghép cảnh và nhân vật vào nhau.
- Giai đoạn 4 – Hậu kỳ
- Chỉnh sửa, bố trí lại những footage hoạt hình sao cho hợp lý.
- Lồng tiếng, âm thanh và âm nhạc.
- Thêm kỹ xảo hình ảnh cho phim.
- Xuất file ra phiên bản cuối cùng.
Quy trình làm phim hoạt hình 3D: Quy trình sản xuất phim hoạt hình 3D nhanh hơn 2D
- Bước 1: Lên kịch bản phim.
- Bước 2: Dựng Layout đơn giản.
- Bước 3: Modeling chuyển động cho các nhân vật trên máy tính dựa vào kịch bản.
- Bước 4: Thêm màu sắc và chất liệu cho các vật thể.
- Bước 5: Gắn xương cho nhân vật chuyển động.
- Bước 6: Thực hiện animation để các nhân vật chuyển động sống động hơn.
- Bước 7: Thêm hiệu ứng hình ảnh và âm thanh vào phim hoạt hình 3D.
- Bước 8: Thêm ánh sáng, cường độ ánh sáng, sự tương tác giữa chất liệu với ánh sáng… Đồng thời xuất ra các hình ảnh cuối cùng.
Trên đây là những chia sẻ của Reviews365 về phim hoạt hình là gì cũng như lịch sử phát triển của phim hoạt hình và các thông tin thú vị liên quan. Trong tương lai với công nghệ hiện đại, chắc chắn phim hoạt hình sẽ có những bước tiến xa và được nhiều khán giả yêu thích hơn nữa.
Để lại bình luận
5