Mặc dù một số tính năng phải cắt bỏ như độ dốc, đai mát xa máy rung… để đổi lấy sự gọn nhẹ, compact nhất có thể, nhưng những cắt bỏ này hoàn toàn xứng đáng.

Máy chạy bộ tại nhà tốt nhất có kích thước thuận tiện, chạy bằng động cơ đủ mạnh và được trang bị các tính năng cung cấp hướng dẫn tập luyện, theo dõi theo dõi số liệu thống kê từ quá trình tập luyện bao gồm thời gian, khoảng cách, tốc độ, lượng calo, nhịp tim và giải trí. Vì máy chạy bộ sẽ luôn ở trong nhà, nên chúng ta ưu tiên cho những máy có độ linh hoạt cao (di chuyển, gập gọn) để đáp ứng nhu cầu luyện tập của tất cả các thành viên trong gia đình đồng thời cũng đủ yên tĩnh để hoạt động mà không làm phiền ai quá nhiều.

Điểm làm tôi cảm thấy ưng ý nhất ở KingSmith R2 là thiết kế linh hoạt, gọn, hiện đại chứ không cục mịch như nhiều máy chạy bộ khác. Khi sử dụng, nó khá thông minh, đáp ứng nhu cầu sử dụng của dân chạy không chuyên và nhất là có tính đến độ an toàn khi đặt máy trong nhà. Về thương hiệu, đây là sản phẩm trong hệ sinh thái của Xiaomi, khá nổi tiếng với rất nhiều danh mục sản phẩm công nghệ, điện gia dụng. Tất nhiên, tôi không cho rằng đây là một máy chạy bộ tại nhà hoàn hảo, và dưới đây là những ưu nhược điểm của máy chạy bộ tại nhà KingSmith R2 tôi đúc kết được sau một tuần sử dụng.

Thiết kế: tối giản, gập gọn vô đối

Máy chạy bộ thông minh KingSmith R2 có bề ngoài cực kỳ đáng kinh ngạc với kích thước có thể gập lại chỉ như một chiếc vali du lịch - chính xác khi gập đôi bàn chạy, nó có kích thước: 1000mm x 720mm x 161.5mm (cao x rộng x dày).

Review máy chạy bộ Kingsmith R2: Bạn đồng hành với người lười vận động
Review máy chạy bộ Kingsmith R2: Bạn đồng hành với người lười vận động

Cấu tạo máy chạy bộ KingSmith R2 chủ yếu bao gồm hai bộ phận – bàn chạy và tay cầm. Thiết kế độc đáo cho phép người dùng không chỉ gấp gọn máy chạy bộ mà còn có thể làm cho nó rất mỏng như một chiếc vali. Bạn có thể dựng hoặc đặt nó vào bất kỳ vị trí nào trong nhà mà không làm tốn không gian. Đây chính là điểm đột phá nhất của chiếc máy này.

Khi sử dụng, tôi chỉ cần mở bàn chạy, siết bốn vít hai bên để định vị và cố định phần kê tay bằng hai thanh kim loại khá cứng cáp. Toàn bộ quy trình gấp, mở máy, di chuyển từ phòng này qua phòng khác tôi có thể xử lý một mình thoải mái nhờ hai bánh xe. Bánh xe tuy hơi nhỏ nhưng di chuyển tốt trên cả sàn gỗ và sàn thảm. Tuy nhiên, nó không phù hợp để chuyển từ tầng này đến tầng khác bởi trọng lượng khoảng 37 kg không hề nhẹ chút nào.

Khi đi bộ thì tôi không cần dựng phần kê tay lên. Còn để chạy bộ, khi dựng phần kê tay lên thì kích thước máy là 1452x720x1032 mm. Trên phần kê tay có hộc nhỏ có nắp đậy, mở ra làm chân đế kê điện thoại, máy tính bảng, còn không làm hộp cất điều khiển từ xa. Đây cũng là nơi để cắm dây an toàn (kết nối với người chạy, trường hợp bị ngã, dây bị dứt ra khỏi ổ máy sẽ ngừng chạy ngay lập tức).

Bảng điều khiển phía trước bàn chạy có một màn hình LED để theo dõi các thông số cơ bản tốc độ, khoảng cách và thời gian tập thể dục. Dưới đó là động cơ và đặt công tắc, ổ kết nối nguồn.

Máy có thể điều khiển trực tiếp từ trên điều khiển từ xa (bật/ tắt, tăng/ giảm tốc độ), kích cỡ đủ nằm gọn trong lòng bàn tay hoặc cài đặt ứng dụng trên điện thoại/ máy tính bảng. Trên ứng dụng sẽ theo dõi được nhiều thông tin hơn, có thể cài đặt mục tiêu và theo dõi quá trình luyện tập của cá nhân. Máy có thể dễ dàng kết nối với nhiều điện thoại, nhờ đó tất cả thành viên trong gia đình có thể cá nhân hóa, lưu trữ và theo dõi việc luyện tập trên điện thoại của mình.

Tính năng và thông số

Máy chạy bộ KingSmith R2 có tốc độ tối thiểu từ 0,5 km/h, tốc độ tối đa 12km/h. Động cơ 1,25 mã lực hoặt đông liên tục (CHP) đủ dùng với nhu cầu đi bộ và chạy bộ cho cả đối tượng người trẻ và người già. Ưu điểm của động cơ đó là nó sử dụng công nghệ không chổi than DC. Lưu ý rằng động cơ sử dụng dòng điện một chiều DC gây ra ít tiếng ồn hơn so với động cơ sử dụng dòng điện xoay chiều AC. Thực tế, máy vận hành êm, ở tầng dưới không biết có người đang chạy bộ ở tầng trên.

Sau động cơ, chi tiết quan trọng thứ hai của máy chạy bộ là thảm chạy. Thảm chạy của KingSmith R2 có kích thước 1200×440 mm (dài x rộng), không phải là rộng rãi, thoải mái nhưng nhờ thiết kế hầu như phẳng với hai biên nên cảm giác cũng khá rộng.

Review máy chạy bộ Kingsmith R2: Bạn đồng hành với người lười vận động
Review máy chạy bộ Kingsmith R2: Bạn đồng hành với người lười vận động

Theo nhà sản xuất, thảm chạy 4 lớp EVA vân sần chống trơn nhưng thực tế khá mỏng, chỉ khoảng 1 mm. EVA là tên viết tắt của ethylene vinyl acetate, một loại nhựa cao su có khả năng chịu nhiệt và chịu lạnh cao, đặc biệt rất bền. Phía dưới thảm còn có một tấm phim màu đen, có lẽ bằng nhựa, cũng dày tương tự. Khi gập đôi thảm chạy, tấm phim bên dưới uốn cong nên không tạo thành nếp gấp – có nghĩa không cần quá lo lắng tấm đệm này bị giòn, gãy sau nhiều lần gập, mở. Về độ bền của thảm chạy, được biết loại 1 lớp có tuổi thọ khoảng 3-5 năm đối với người dùng bình thường, loại từ 2 lớp trở lên tuổi thọ lâu hơn nhiều - từ 5-10 năm.

Về tính năng, máy chạy bộ thông minh KingSmith R2 được trang bị hai chế độ cơ bản – đi bộ và chạy bộ. Cả hai đều có hỗ trợ các chế độ tự động (A - automatic) và cài đặt thủ công (M - manual) tùy theo nhu cầu của người dùng. Trên thực tế, chế độ tự động chỉ dành cho đi bộ, với tốc độ mặc định 3 km/h. Để sử dụng chế độ này, tay vịn cần phải kéo dài, gập xuôi xuống bàn chạy.

Còn để chạy bộ, chúng ta bắt đầu bài tập ở chế độ thủ công, nhưng phải dựng tay đỡ vuông góc với bàn chạy.

Người sử dụng có thể theo dõi tốc độ, khoảng cách và thời gian luyện tập trên màn hình. Bên dưới màn hình còn có 3 phím tắt: Nguồn, Chế độ Thủ công, Chế độ Tự động. Tuy nhiên, nó chỉ sáng màu để chỉ dấu đang luyện tập ở chế độ nào, còn điều khiển phải thực hiện trên app.

Máy đang ở chế độ bật, khi có người bước lên thảm chạy thì máy tự động hoạt động ở tốc độ 2 km/giờ. Đáng chú ý là nếu đặt một vật nặng lên thảm chạy thay vì người thì máy không hoạt động. Chưa hết, khi người đi bộ ở vị trí nửa sau của thảm chạy thì máy tự động dừng. Những thiết lập tự động thông minh này không phải quá khó đối với một hãng công nghệ như Xiaomi, chỉ cần tích hợp cảm biến nhiệt, nhưng nó giúp đảm bảo an toàn mà bất kỳ máy chạy bộ tại nhà nào cũng nên có.

Sử dụng thực tế

Với một người lười vận động, có nhiều lý do để bỏ luyện tập như tôi thì chiếc máy chạy bộ thông minh KingSmith R2 giúp tôi có thêm động lực và cảm hứng chạy bộ hơn. Tôi có thể chạy máy trong phòng ngủ, kéo ra phòng có gần cửa sổ hoặc tập ở phòng khách, vừa chạy bộ vừa xem TV.

So với các máy chạy bộ có thể gấp, chiếc KingSmith R2 nhẹ hơn hẳn, nhưng không vì thế mà kém chắc chắn. Khung máy được làm bằng kim loại. Phần kê tay khi dựng lên trông có vẻ mảnh khảnh nhưng không bị rung lắc khi người chạy bộ vừa chạy vừa bám vào. Tôi cũng chưa thể lý giải vì sao khi chạy bộ với máy chạy bộ này, tôi không có nhu cầu bám vào tay vịn, trong khi bình thường khi chạy bộ cùng ở tốc độ 7 km/h được một lúc tôi đã phải cần bám víu vào đâu đó!

Mặc dù không có hệ thống giảm chấn lò xo trợ lực ở đế máy chạy bộ, nhưng theo thông tin tôi tìm hiểu được, thảm chạy EVA nổi bật nhờ đặc tính đệm đặc biệt của nó, giúp đảm bảo mỗi bước chân được hấp thụ nhẹ nhàng, giảm phản lực tác động lên các khớp gối, xương giúp tránh chấn thương do luyện tập gây ra. Thực tế, trong một tuần chạy bộ trên máy hằng ngày, tôi thấy máy chạy êm. Đi chân trần có cảm giác gợn lên ở phần giữa thảm chạy (nơi gập máy), nhưng không thấy khó chịu mà giống như mát xa chân.

Review máy chạy bộ Kingsmith R2: Bạn đồng hành với người lười vận động
Review máy chạy bộ Kingsmith R2: Bạn đồng hành với người lười vận động

Một điểm đáng chú ý là khi chạy bộ thì thảm chạy không bị nóng quá. Thường đi bộ hoặc chạy chúng ta đều đi giày nên ít cảm nhận được độ nóng. Nhưng với KingSmith R2, chạy bộ chân trần trong khoảng 15 phút mà thảm chạy chỉ hơi ấm lên.

Chúng ta biết rằng ma sát quá nhiều lên thảm chạy khiến nó nóng lên dẫn đến giảm tuổi thọ của thảm chạy. Vì vậy có thể giải thích việc tôi thấy chạy bộ trên máy KingSmith R2 không bị quá nóng là bởi máy mới, dầu bôi trơn giữa trục và thảm chạy đã giúp giảm ma sát.

Để biết được các con số thống kê chi tiết như vậy, tôi phải truy cập ứng dụng, còn trên màn hình LED chỉ hiển thị số km, thời gian và tốc độ. Chạy ở tốc độ cao nhất 12km/h, máy không bị quá rung và ồn Về tiêu thụ điện, nếu chạy bộ mỗi ngày 30 phút đến 1 tiếng thì không tốn điện lắm. Với người chạy bình thường, tôi nghĩ cũng nên chạy khoảng đó thời gian, không nên luyện tập quá sức.

Kết luận

Máy chạy bộ thông minh KingSmith R2 có ưu điểm lớn nhất là khả năng gấp gọn, thiết kế đẹp, tiện dụng. Ngoài ra nó còn được hoàn thiện bằng vật liệu cao cấp, đi kèm cả điều khiển từ xa, đang tạo lên 1 trào lưu luyện tập thể thao tại nhà, trong những không gian hẹp và mới mẻ.

Tầm giá 12 triệu thuộc phân khúc máy chạy bộ tại nhà giá vừa phải! Nói chung, đây là một khoản đầu tư tốt và giúp chúng ta có động lực luyện tập tại nhà, nhất là trong thời gian đại dịch, việc ra ngoài cần hạn chế tối đa!

7, Theo Reviview 365 tổng hợp