Sau khi xem xong thì trời ơi, cứ tưởng phim không hay, ai ngờ lại xem rất ổn luôn. Nào, hãy cùng mình tìm hiểu những điểm thú vị của phim, đồng thời giải thích một xíu đoạn kết cho bạn nào vẫn còn thắc mắc nhé.

  • Thời lượng: 113 phút
  • Đạo diễn: Egor Abramenko
  • Diễn viên: Oksana Akinshina, Fedor Bondarchuk, Pyotr Fyodorov
  • Quốc gia: Nga
  • Thể loại: Khao học viễn tưởng, Kinh dị
  • Khởi chiếu: 14/10/2020

Review phim Sputnik – Quái vật săn đêm - Chỉn chu và đáng xem

Cốt truyện: Lấy bối cảnh ở Liên Xô năm 1983, Sputnik kể về một phi hành gia tên là Konstantin có những biểu hiện khác thường sau khi trở về từ trạm không gian ngoài vũ trụ. Tatyana là một chuyên gia điều trị tâm lý được mời về viện nghiên cứu của liên bang để bắt bệnh cho phi hành gia nói trên. Những tưởng rằng mọi chuyện chỉ đơn giản là Konstantin bị sang chấn tâm lý nhưng dần dần Tatyana lại phát hiện ra nhiều thứ bí ẩn và phức tạp đằng sau những hành xử dị thường của anh phi hành gia.

Tổng quan chung, Sputnik – Quái vật săn đêm là một bộ phim được xây dựng rất chỉnh chu về mặt kịch bản, hình ảnh, âm thanh và cả diễn xuất. Xuyên suốt gần 2 tiếng đồng hồ thời lượng phim, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ trong phim hầu như đều rất trơn tru với lối kể chuyện chậm rãi nhưng vẫn bảo đảm được sự kịch tính và lôi cuốn trong từng tình tiết và bí ẩn mà phim lật mở dần dần cho người xem.

Review phim Sputnik – Quái vật săn đêm - Chỉn chu và đáng xem

Điểm mạnh của Sputnik – Quái vật săn đêm chính là tạo ra được một câu chuyện rất thú vị, đủ sức khiến bạn phải dán chặt 2 mắt vào màn hình dù bạn chẳng phải là fan cứng của thể loại khoa học viễn luôn í. Ghiền review thực sự rất bất ngờ vì sự phát triển của điện ảnh Nga bởi vì tác phẩm mà các bạn sẽ được thưởng thức ở rạp mà mình đang review này quả thật không hề thua kém bất cứ tác phẩm nào cùng thể loại của Hollywood hết.

Yếu tố kinh dị và quái vật của Sputnik ở mức tròn trịa và hoàn chỉnh, đủ để người xem cảm nhận được trọn vẹn cốt truyện và không khí mà phim muốn mang đến với độ chân thực rất cao. Tuy nhiên, nếu bạn nào kỳ vọng về việc phim sẽ có nhiều phân cảnh khiến bạn phải la hét hoặc giật bắn mình trong rạp thì có vẻ như bạn sẽ phải hơi thất vọng í. Đổi lại, chất kinh dị trong Quái vật săn đêm lại vô hình chung tạo ra nhiều nét hấp dẫn hơn cho phim, đặc biệt là những cảnh máu me và giết chóc trong phim cực kỳ lạnh lùng và đáng sợ.

Review phim Sputnik – Quái vật săn đêm - Chỉn chu và đáng xem

Cách giải quyết tình huống của Sputnik – Quái vật săn đêm dù có hơi lòng vòng, bùng binh một xíu nhưng nhìn chung đó là phương án xử lý tối ưu nhất đối với những vấn đề mà phim đặt ra. Câu chuyện phim thực sự rất dễ hiểu và có sự đầu tư, tính toán cũng như thể hiện được tầm nhìn của đội ngũ biên kịch. Duy chỉ có cảnh cuối phim có thể khiến một số bạn hơi bị lấn cấn và chưa thể thông tỏ mọi vấn đề. Vì vậy ở cuối bài viết này, mình sẽ giải thích thêm một tẹo về khúc cộm cộm này để các bạn hiểu hơn nhé.

Mặc dù khen nhiều là thế nhưng phim vẫn có những điểm đáng để chê. Có nhiều tình tiết của Sputnik – Quái vật săn đêm mang nặng tính sắp đặt cũng như cách chuyển cảnh của phim hơi bị đột ngột quá mức, từ đó làm vơi bớt đi phần nào trải nghiệm của người xem với phim. Bên cạnh đó, sự thay đổi tính cách và suy nghĩ của nhân vật trong phim có phần hơi vội vã nên khán giả dường như chưa kịp cảm nhận được mạch cảm xúc của họ khi hành xử như vậy.

Review phim Sputnik – Quái vật săn đêm - Chỉn chu và đáng xem

Với một đề tài thú vị như trên, Sputnik – Quái vật săn đêm đã khai thác thành công thắc mắc về định nghĩa của 2 từ “quái vật”. Liệu rằng có phải những sinh vật gớm giếc ngoài vũ trụ kia là quái vật hay chính cái tà ác trong mỗi chúng ta mới là những con quái vật thực thụ? Bên cạnh đó, phim cũng luận bàn về vấn đề anh hùng và gián tiếp phê phán tư tưởng chính trị cực đoan của một số tướng lĩnh Liên Xô xưa. Mình cảm thấy khá ưng cốt truyện của phim nên mình chấm phần này 7.5/10 các bạn nhé.

Hình ảnh – Âm thanh: Nếu như phần cốt truyện của Sputnik – Quái vật săn đêm đã vượt qua kỳ vọng của Ghiền review về phim điện ảnh Nga thì phần hình ảnh – âm thanh lại càng khiến mình phải trầm trồ về nền điện ảnh của quốc gia rộng lớn này. Những góc máy, màu sắc, tạo hình nhân vật và kỹ xảo của phim cực kỳ xịn, chân thực và đầy tính nghệ thuật. Đặc biệt hơn nữa, phần nhạc nền của phim siêu hay, nghe vừa sợ, vừa thấy phấn chấn trong lòng dữ dội luôn các bạn ạ. Âm thanh, tiếng động của phim đều rất tốt, được đầu tư chỉn chu với chất lượng cao, nghe trong rạp nữa thì quả là tuyệt vời hết sức luôn. Mình chấm 8.5/10 cho phần này nha.

Review phim Sputnik – Quái vật săn đêm - Chỉn chu và đáng xem

Diễn xuất: Các diễn viên người Nga đều khá xa lạ với khán giả Việt chúng ta nhưng khả năng diễn xuất của họ trong Sputnik – Quái vật săn đêm đều khá tốt và để lại được nhiều ấn tượng trong lòng khán giả. Nữ chính của phim do nữ diễn viên Oksana Akinshina thể hiện, mang đến một vẻ đẹp và cuốn hút khó cưỡng. Nhờ có gương mặt sáng và đôi mắt biết nói của mình, Oksana thực sự khiến rất nhiều người phải dán chặt mắt vào màn hình đó các bạn ạ. Vì vậy, mình chấm phần diễn xuất 8/10 luôn.

Thang điểm đánh giá:

  • IMDB: 6.3/10 (8.293 đánh giá)
  • Google: 82/100
  • Rotten Tomatoes: 88/100 (Cà chua tươi)

Review phim Sputnik – Quái vật săn đêm - Chỉn chu và đáng xem

Tóm lại, Sputnik – Quái vật săn đêm là một bộ phim khoa học viễn tưởng xen lẫn kinh dị rất đáng xem trong thời điểm hiện nay. Phim có thể là một trong những bộ phim tròn trịa nhất trong số những bộ phim cùng thể loại được chiếu suốt thời gian qua ngoài rạp, thậm chí nếu so với phim Coma thì có thể Sputnik có phần nhỉnh hơn luôn í. Nếu yêu thích thể loại nói trên hoặc đơn giản là thích ngắm nhìn vẻ đẹp Nga thì các bạn hãy nhanh chân đặt vé ra rạp thưởng thức luôn nhé.

Phần này mình sẽ giải thích nhẹ cho các bạn về đoạn kết của phim nên bạn nào chưa xem thì cân nhắc đọc nhé.

Review phim Sputnik – Quái vật săn đêm - Chỉn chu và đáng xem

Xuyên suốt bộ phim chúng ta thấy được một số cảnh về một đứa bé ngồi xe lăn ở trại mồ côi và ở cảnh cuối cùng, đứa bé này nói mình không phải là con trai mà là nữ với tên gọi là Tatyana. Như vậy, những hình ảnh về đứa bé nói trên không phải là con trai của phi hành gia Konstantin (đồng âm với constantine – chúa quỷ trong tiếng Anh) như chúng ta lầm tưởng, mà đó chính là hình ảnh của nữ chính lúc còn bé. Những cảnh flashback này cho thấy lúc nhỏ, chuyên gia tâm lý của chúng ta cũng là trẻ mồ côi và từng bị tai nạn gì đó khiến cô phải ngồi xe lăn và khó khăn trong việc đi lại. Đó là lý do mà cô có những vết sẹo ở lưng và chân.

Ngoài ra, đôi giày lúc nhỏ cô bé luôn muốn lấy cũng cùng một loại mà cô dùng để chạy thể dục khi đến viện nghiên cứu. Đứa bé mà Tatyana nhận nuôi khúc cuối phim (khác với bé gái ở mọi cảnh phim còn lại) chính là con trai của Konstantin. Quả thật, kịch bản của phim được tính toán hơi bị logic, chi tiết và có tầm nhìn các bạn nhỉ?

(Reviews365 tổng hợp)