Năm 2010, bức ảnh "Con à, mẹ đưa con về nhà" gây chấn động dư luận Trung Quốc khi đất nước tỷ dân bước vào mùa xuân vận. Trong bức ảnh, người mẹ tất tả địu đứa con trước ngực, vai vác bao đồ cồng kềnh. Tay phải cô đưa tay đỡ con, tay còn lại xách ba lô.

"Một bức ảnh lay động nhưng đầy suy ngẫm", một cư dân mạng bình luận.

"Cuộc sống trên vai tôi, hy vọng trong vòng tay tôi", một người khác chia sẻ về bức ảnh.

Năm 2011, bức ảnh này giành giải Giải Vàng Nhiếp ảnh Báo chí Trung Quốc hàng năm và Giải thưởng Báo chí Trung Quốc lần thứ 21.

Số phận mẹ con trong 'bức ảnh chấn động Trung Quốc' 10 năm trước

Dù đã 11 năm qua, hình ảnh trên vẫn tiếp tục được chia sẻ trên các mạng xã hội Trung Quốc và trở thành "biểu tượng cảm xúc mùa xuân vận". Tuy nhiên, danh tính của bà mẹ trong bức ảnh vẫn là một ẩn số.

Sau nhiều năm tìm kiếm, cuối cùng phóng viên Chu Khả của Tân Hoa xã - người bấm máy ghi lại bức ảnh này cũng tìm được người khiến anh tiếc nuối nhiều năm vì không xin thông tin liên hệ.

Người phụ nữ này là Ba Mộc Ngọc Bố Mộc, 32 tuổi, tới từ Nhạc Tây, khu tự trị Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.

"Bức ảnh đó là khi tôi đưa con gái thứ hai trở về nhà", Ba Mộc cho biết.

Tuy nhiên, cô bé không may qua đời nửa năm sau đó. Con gái thứ ba của Ba Mộc cũng rời bỏ cô cùng năm.

Nhớ lại khoảng thời gian cách đây 10 năm, Ba Mộc cho biết ngôi làng nơi cô sinh sống là một trong những khu nghèo nhất của huyện. Cuộc sống của cô và gia đình rất vất vả, cả nhà sống dựa vào ít hoa mùa canh tác trên sáu mẫu đất ruộng.

Khi con gái lớn chào đời vào năm 2007, Ba Mộc thỉnh thoảng dùng chút tiền lẻ dành dụm mua vài kg gạo trộn với bột ngô cho con ăn dặm. Năm 2009, cô sinh đứa thứ hai. Trăn trở lo con gái sẽ phải trải qua những tháng ngày tuổi thơ vất vả như mình, Ba Mộc quyết định lên thành phố tìm việc.

"Làm một tháng có thể kiếm được năm sáu trăm tệ, tốt hơn làm ruộng ở nhà", cô chia sẻ.

Số phận mẹ con trong 'bức ảnh chấn động Trung Quốc' 10 năm trước

Tới thành phố Nam Xương, Ba Mộc xin được công việc chuyển gạch trong một nhà máy. Do không thể gửi con cho ai trông, bà mẹ Tứ Xuyên địu luôn con đi làm. Cuộc sống gắn liền với nhà máy gạch khiến mọi thứ bên ngoài trở nên lạ lẫm với Ba Mộc.

Cô bập bẹ học nói tiếng phổ thông để hòa nhập với mọi người. Khi ra ngoài, Ba Mộc choáng ngợp dưới ánh đèn trên những con phố đông đúc và những tấm bảng hiệu rực rỡ bên đường. Cô cũng chưa từng nhìn thấy sữa bột và tã.

Nhưng với bà mẹ hai con khi đó, điều rắc rối nhất là con gái thường xuyên bị ốm. Ở thành phố, cô không biết làm thế nào để đưa con đi viện. Cuối cùng, Ba Mộc quyết định đưa con về nhà.

Cuối tháng 1, năm tháng sau khi đi làm xa nhà, Ba Mộc cùng con gái tới ga Nam Xương, bắt chuyến tàu đông đúc về quê ăn tết.

Hai mẹ con ngồi tàu hết hai ngày một đêm mới tới thành Đô. Ở Thành Đô, cô nghỉ lại nhà trọ một đêm trước khi bắt tuyến xe lửa 14 tiếng về Nhạc Tây. Ba Mộc về tới nhà cũng lúc trời đã về khuya.

Chuyến hồi hương này của Ba Mộc mất ba ngày hai đêm.

Khi Chu Khả đưa Ba Mộc xem bức ảnh chụp lại cô 11 năm trước, bà mẹ 32 tuổi rất ngạc nhiên. Cô nhớ lúc đó ba lô trên vai chất đầy quần áo, chăn màn, còn có cả mì gói, bánh mì và tã lót cho con.

Hiện tại, nhắc lại về cô con gái đồng hành với mình trong ngày những ngày đầu xuống Nam Xương, Ba Mộc vẫn không giấu nổi nỗi buồn. Cô nhớ không lâu sau con gái qua đời, hai vợ chồng định trở lại thành phố tìm việc.

Nhưng cũng đúng lúc này, giới chức địa phương bắt tay vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Hai vợ chồng Ba Mộc quyết định bám trụ quê nhà. Những năm đầu, họ trồng thuốc lá. Dù tay nghề vẫn còn non nên cặp đôi chỉ kiếm được vài nghìn tệ một năm.

Nhưng dần dà qua các năm, tay nghề được cải thiện, thu nhập của vợ chồng Ba Mộc cũng tăng đáng kể. Gia đình quyết định mở rộng diện tích canh tác từ 6 mẫu lên 15 mẫu.

Số phận mẹ con trong 'bức ảnh chấn động Trung Quốc' 10 năm trước

Tới năm 2020, thu nhập của gia đình Ba Mộc đã tăng lên tới 100.000 nghìn tệ (khoảng 360 triệu đồng).

Với số tiền kiếm được, hai vợ chồng Ba Mộc xây một ngôi nhà bê tông mới, đầy đủ tiện nghi.

Từ năm 2013, Ba Mộc sinh thêm ba con. Các con của cô được cho đi học đầy đủ, thành tích học tập cũng rất tốt.

Tâm sự với phóng viên, Ba Mộc nói điều cô thấy an lòng nhất hiện tại là bữa cơm nào của gia đình cũng có cơm, rau, thịt, không còn chịu cảnh đói kém như ngày xưa.

Về phần mình, Chu Khả cảm thấy cảm phục ý chí kiên cường của bà mẹ trẻ.

"Ba Mộc chỉ là một trong hàng nghìn con người bình thường ở đất nước nước chúng ta. Câu chuyện đấu tranh với số phận của cô ấy thực sự cảm động", anh chia sẻ.

11 năm sau khi gặp lại, điều Chu Khả nhớ nhất ở Ba Mộc là nụ cười lúc nào cũng rạng rỡ trên môi cô dù thời gian đã bào mòn, để lại những nét khắc khổ trên gương mặt bà mẹ 32 tuổi.

7, Theo Reviview 365 tổng hợp