Nếu bạn là người yêu thích phim cổ trang Trung Quốc thì có lẻ bạn sẽ không còn xa lạ với cụm từ "Song Hỷ long môn", nó còn là câu nói thường xuất hiện nhiều trong lời chúc của người thân, bạn bè dành cho cô dâu, chú rể trong ngày cưới. Tuy được xuất hiện nhiều trong văn hóa Việt nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của Song Hỷ lâm môn là gì. Hãy cùng Reviews365 khám phá những khía cạnh xung quanh của câu nói này nhé!

Tìm hiểu Song hỷ lâm môn nghĩa là gì?

1. Giải thích về mặt ngữ nghĩa

Song Hỷ là gì? Song Hỷ là một chữ trang trí truyền thống của người Trung Hoa, là biểu tượng hạnh phúc của Hôn Nhân và gia đình, tuy nhiên được sử dụng tại Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới (chữ Song Hỷ tiếng Anh gọi là Double Happiness). Ý nghĩa của chữ "Hỷ" trong tiếng Hán là vui vừng, Cong "Song" tức là hai cái, hay một đôi, cuối cùng "lâm môn" có nghĩa là cửa vào nhà, ngụ ý là trong gia đình.

Song Hỷ lâm môn là gì? Lưu ý gì khi dán chữ Song Hỷ trong đám cưới?
Song Hỷ lâm môn là gì?

2. Song Hỷ lâm môn nghĩa là gì?

Khi nói Song Hỷ lâm môn tức là gia đình có hai điều vui mừng cùng đến một lượt. Dân gian còn có các câu thành ngữ quen thuộc như là "Ngũ phúc lâm môn" - Năm loại phúc vào nhà: "Đại Hỷ sự lâm môn" - Gia đình có điều vui mừng lớn,.... Ngoài ra, Song Hỷ nếu áp dụng trong Cưới hỏi nghĩa là (1) Nhà Trai cưới được vợ cho con trai; (2) Nhà Gái gả được chồng cho con gái

Nguồn gốc và ý nghĩa của câu chúc “Song Hỷ lâm môn”

1. Nguồn gốc câu chúc Song Hỷ lâm môn

Mặc dù cụm từ Song Hỷ lâm môn xuất hiện rất phổ biến trong đám cưới như được in trên thiệp mời, dán chữ trên bàn thờ gia tiên, cổng hoa cưới, cho đến phòng tân hôn của cô dâu chú rể,…. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc câu nói này đến từ đâu.

“Song Hỷ lâm môn” xuất phát từ một điển tích rất hay với giai thoại Vương An Thạch. Đây là một chàng thanh niên tuổi trẻ, tài cao và rất thông minh thời nhà Tống, 20 tuổi đã đỗ Trạng Nguyên. Một cơ duyên tiền định, có dịp chàng đi ngang qua nhà Mã Viên Ngoại đang thách đối kén chồng cho cô con gái. Nhờ tài năng hơn người mà Vương An Thạch đã lấy được cô con gái này nhà Mã Viên Ngoại, nổi tiếng xinh đẹp, gia giáo và giàu có nhất vùng.

Vì may mắn vừa được đỗ Trạng Nguyên lại cưới được vợ đẹp, Vương An Thạch đã viết lớn 2 từ Song Hỷ dán trước nhà. Cũng từ đây mà trong đám cưới của người Trung Hoa từ xa xưa luôn xuất hiện cụm từ “Song Hỷ lâm môn” với mong muốn bày tỏ sự hạnh phúc, vui mừng trong đám cưới.

Có khởi nguồn từ câu chuyện của Vương An Thạch, chữ "Song Hỷ" trải qua hàng ngàn năm đã trở thành một phần không thể thiếu trong Hôn Lễ, nhằm thể hiện niềm vui của gia đình, nói thay lời cầu mong hạnh phúc đến với cặp đôi, luôn vui vẻ và đầm ấm. Vì thế, chư "Song Hỷ" xuất hiện trong hầu hết Lễ Cưới, Lễ Đám Hỏi của người Việt kể từ thiệp cưới, backdrop cho đến hộp bánh, quả cau, lá trầu,...

Song Hỷ lâm môn là gì? Lưu ý gì khi dán chữ Song Hỷ trong đám cưới?
Song Hỷ lâm môn là gì?

2. Ý nghĩa câu chúc Song Hỷ lâm môn

Nếu với người dân Trung Quốc xưa, song hỷ lâm môn là hai niềm vui lớn xuất hiện cùng một lúc: vừa đạt được công danh sự nghiệp vừa lấy được vợ đẹp. Thì theo tục cưới xin ở Việt Nam, câu chúc “Song Hỷ lâm môn” lại được chúng ta treo nhiều trong đám cưới với ý nghĩa chúc mừng gia đình nhà trai có thêm cô dâu thảo mới, nhà gái lại có thêm chú rể hiền. Niềm vui 2 bên gia đình đều nhân đôi, hòa quyện vào nhau.

Ngoài ra, có đôi khi Song Hỷ lâm môn còn được áp dụng trong lời chúc sớm sinh quý tử, gia đạo bình an,… đến với cặp vợ chồng mới cưới. Cũng vì ý nghĩa may mắn này mà dường như trong đám cưới nào thì từ song hỷ đều được dán chữ đỏ rất to trên tường hoặc thêu tay tỉ mỉ trên gối tân hôn của cô dâu chú rể.

Lưu ý gì khi dán chữ Song Hỷ trong đám cưới?

Trở thành một phong tục không thể thiếu, chữ Song Hỷ luôn được sử dụng trong lễ cưới với ngụ ý về niềm vui, sự may mắn dành cho tân lang và tân nương. Vì thế mà việc dán chữ hỷ có ý nghĩa rất quan trọng.

Là chữ thể hiện cho niềm vui và những điều tốt lành, Song Hỷ có thể được dán ở bất cứ đâu trong không gian nhà của bạn, ví dụ như: trên xe, trước cửa nhà hay trên các lễ vật bưng quả,….

Để tăng tính trang trí và niềm vui, nhiều gia đình hiện nay chọn dán chữ song hỷ ở những nơi dễ dàng nhìn thấy như: trên cửa sổ, phòng khách hay đằng trước nhà,… với mong ước “Hỷ càng thêm Hỷ”.

Song Hỷ lâm môn là gì? Lưu ý gì khi dán chữ Song Hỷ trong đám cưới?
Song Hỷ lâm môn là gì?

Cách dán chữ hỷ khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý dán đúng chiều của chữ là được. Tuy nhiên, chữ Trung Quốc cũng khá khó phân biệt được như thế nào mới là đúng chiều và ngược chiều. Do đó, bạn nên lưu ý khi dán chữ song hỷ thì cần để bộ thổ tức là phần chữ có đầu nhọn hướng lên trên.

Nếu chữ song hỷ có thêm những họa tiết khác như: long phụng, đôi chim câu thì cần phải dán ở các vị trí có kính như cửa kính hay kính xe,… hoặc họa tiết 2 con chim phượng thì nên dán lên các đồ trang sức của cô dâu.

Một số chữ hỷ có hình ảnh như: chữ hỷ hình chim câu, chữ hỷ hình trái tim hay chữ hỷ hình em bé,… thì nên ưu tiên dán ở một số nơi cụ thể như sau:

  • Chữ Hỷ hình trái tim nên dán lên đèn điện, đèn cầy.
  • Chữ Hỷ có viền thường được dán lên tivi.
  • Chữ Hỷ có hình em bé ưu tiên dán ở đầu giường.
  • Chữ Hỷ có đuôi cá nên dán ở khu bếp.

Trên đây là những thông tin chia sẻ hữu ích nhất về Song Hỷ lâm môn là gì, nguồn gốc và ý nghĩa của câu nói này cũng như vị trí treo chữ Song Hỷ trong ngày cưới của người Việt. Hy vọng qua đây bạn đọc sẽ ứng dụng và trang trí chữ này một cách đẹp mắt và phù hợp nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

3, Theo Reviview 365 tổng hợp