- Bí quyết để tự tin, dễ dàng thành công hơn trong cuộc sống
- Không phải đường đến thành công quá dài - Mà là người có thể kiên trì quá ít
- Làm gì để thành công? 5 bí quyết bạn nên khắc cốt ghi tâm ngay bây giờ
- Đừng khóc vì không có giày đi, bởi vì có người còn không có chân để đứng
Bạn có biết giá trị cốt lõi của mình là gì không? Bạn đã quyết tâm bao nhiêu và làm được những gì? Nếu chưa có câu trả lời chính xác, hãy nhìn lại những gì bạn đã và đang làm. Đó chính là thước đo chính xác cho thấy giá trị con người bạn!
1. Giá trị quyết định hành vi
Hành động được quyết định bởi suy nghĩ, cho dù những suy nghĩ đó là ý thức hay tiềm thức. Suy nghĩ của chúng ta được xây dựng bởi tập hợp các giá trị và niềm tin cá nhân, chúng được xử lý thông qua các đường dẫn thần kinh để giúp chúng ta đi đến việc đưa quyết định thực hiện.
Theo khoa học xã hội, các giá trị mang tính cá nhân nhưng cũng có yếu tố văn hóa giúp bạn hiểu được đâu là đúng, đâu là sai; tốt và xấu; quan trọng và không quan trọng. Các giá trị thường gắn kết mọi người với nhau và tạo ra các hệ thống chuẩn mực xã hội của một nền văn hóa.
Điều quan trọng là phải biết bạn nắm giữ những giá trị nào để có thể thực hiện hành động có chủ đích. Các nghiên cứu chỉ ra rằng các giá trị hoạt động như một hướng dẫn cho hành vi và tạo nên dấu ấn cá nhân. Khi một giá trị trở thành "bản sắc" cho danh tính, đó là lúc nó trở thành một chỉ báo mạnh mẽ về hành vi của bạn.
Điều này có nghĩa là nếu bạn muốn trở nên thành công (như bạn đã định nghĩa), bạn cần phải có những giá trị tương ứng. Ví dụ, nếu phiên bản thành công của bạn coi trọng tổ chức nhưng bạn sống trong một mớ hỗn độn, thì bạn cần dành thời gian để sắp xếp lại bản thân và ưu tiên nó. Các hành động có thể hình thành giá trị của bạn và khi bạn "nâng cấp" các tiêu chuẩn hành vi của mình, chúng quyết định cách bạn nhìn nhận bản thân. Để bắt đầu quá trình này, hãy viết ra tất cả các giá trị mà bạn tin rằng phiên bản thành công của bản thân phải có.
"Giá trị tốt giống như một thỏi nam châm - chúng thu hút những người tốt". - John Wooden
2. Hành vi quyết định thành công
Hành vi của bạn sẽ cho bạn thấy vị trí và giá trị cốt lõi của bạn. Nếu bạn không chắc cái nào quan trọng với mình, hãy nhìn vào hành vi của bạn. Nếu bạn coi trọng sự an nhàn hơn nỗ lực, bạn sẽ thấy rất nhiều thứ lộn xộn hoặc cẩu thả trong cuộc sống của mình. Nếu bạn coi trọng sự phát triển hơn sự thoải mái, bạn sẽ liên tục thử thách bản thân và tham gia vào các hoạt động giúp tư duy của bạn được mở rộng. Hành vi của bạn sẽ cho bạn thấy những giá trị đã trở thành một phần bản sắc của bạn.
Khi bạn nhận ra những hành động bản thân đang thực hiện thường xuyên, bạn có thể xác định các giá trị và niềm tin mà những hành vi đó đang thực hiện. Lập danh sách các giá trị và niềm tin hiện tại dành cho bạn. Nhìn vào danh sách thứ hai đó, bạn có thể so sánh chúng với danh sách bạn đã tạo cho phiên bản tương lai của chính mình .
Các danh sách có điểm gì chung? Sự khác biệt nào tồn tại giữa hai danh sách? Việc trau dồi những điểm chung và khác biệt cho bạn một dấu hiệu rõ ràng về nơi bạn cần nỗ lực để vun đắp những giá trị mới hoặc mạnh mẽ hơn trở thành một phần bản sắc của bạn.
3. Tập trung và hỗ trợ
Giá trị của bạn là những chỉ số nhất quán về những gì bạn tập trung vào, cho phép bạn đưa ra các quyết định có ý thức hơn để có thể dẫn đến thành công. Khi bạn phải đối mặt với các quyết định hoặc hành động, một cách tốt để thu hút sự chú ý của bạn trở lại thành công của chính bạn là tự hỏi bản thân, "Sự lựa chọn này có phù hợp với thành công mà tôi muốn và các giá trị tôi nắm giữ hay không?". Câu trả lời đó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định cứng rắn hơn giúp bạn đạt được mục tiêu của mình .
Tương tự, chúng cũng giúp bạn gắn kết với những người khác. Bạn sẽ thường làm việc với những người có giá trị tương đương mình. Nếu một trong những niềm tin và giá trị cốt lõi của bạn đang nâng tầm người khác, thì bạn sẽ có nhiều khả năng làm việc với những người sẽ nâng tầm bạn. Có một hệ thống hỗ trợ hiểu và tôn trọng các giá trị của bạn sẽ giúp bạn đi đúng hướng để thành công.
4. Xây dựng giá trị mới
Tạo một hệ thống mới đòi hỏi một chút kỷ luật. Bạn phải tạo khoảng trống cho những hành vi và kiểu suy nghĩ mới xảy ra trong khi bắt kịp những cái cũ trước khi chúng "phá hoại" bạn.
Để làm được điều đó, bạn phải ý thức được những gì bạn muốn thay đổi và chủ động lựa chọn những hành động mới cho những thói quen mà trước đây có thể là tự động. Bạn càng thực hiện những thay đổi này, mọi hành vi sẽ nhất quán và dễ dàng hơn. Đó là cách các giá trị mới trở thành một phần "bản sắc" của cá nhân, mang lại thành công khi những thay đổi đó phù hợp với mục tiêu của bạn.
Nguồn: Addicted 2 Success
Theo Nhịp sống kinh tế
Để lại bình luận
5