- 8 điều không nên làm vào mùng 1 âm lịch kẻo vận xui kéo đến
- Những điều kiêng kỵ vào 12h trưa và 12h đêm tuyệt đối đừng phạm phải
- Những con giáp kiêng kỵ đi đêm tháng Cô hồn là ai? Vì sao lại như vậy?
Theo phong tục truyền thống của người Việt, hầu hết các gia đình đều đi sắm vật lễ để thắp hương vào ngày mùng 1 và 15 (rằm) âm lịch cho ông bà tổ tiên. Cùng tìm hiểu tại sao lại phải thắp hương những ngày này và nếu quên cúng liệu có làm sao hay không?
Vì sao phải thắp hương ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng?
1. Theo quan niệm dân gian.
- Tương truyền vào ngày mùng 1 (ngày Sóc) và rằm (ngày Vọng), mặt trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, rồi tạo ra một năng lượng đặc biệt gây tác động vào con người (sinh bệnh tật, thiên tai,…). Vì chưa hiểu rõ về tự nhiên nên thế hệ trước rất sợ hãi, tưởng bản thân đắc tội quỷ thần nên bảo nhau cùng thắp hương lễ bái nhằm cầu cho tai qua nạn khỏi.
- Song cũng có quan niệm dân gian khác kể rằng ngày Sóc, Vọng là ngày “thiên – địa – nhân” hòa hợp thích hợp để dâng hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên hay ước cầu thần linh phù hộ độ trì được bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn, thành đạt.
2. Theo quan điểm Nho giáo, Phật Giáo.
- Theo truyền thống của Nho giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm là thời điểm “Thiên địa mở thông”. Nghĩa là ngày con người và trời đất như hòa thành một thể thống nhất, người trần gian sẽ cảm ứng, kết nối với vong hồn, thần linh. Thắp hương vào 2 ngày này thì ông bà tổ tiên sẽ cảm nhận được tấm lòng của con cháu, thần linh sẽ lắng nghe rõ nguyện vọng của người trần gian.
- Đối với Phật giáo, ngày Sóc, Vọng là ngày cát tường thích hợp thắp hương, tụng kinh. Trong ngày này, các Phật tử sẽ cầu an (mong gia đình bình an, khỏe mạnh, may mắn), cầu siêu (mong các vong linh siêu thoát, không vướng bận trần thế) hay cầu sám hối (tự ăn năn về những lỗi lầm).
Quên thắp hương mùng 1 và ngày rằm có sao không?
Theo các chuyên gia phong thủy, thờ cúng tổ tiên, thần Phật là một nét văn hóa truyền thống của người Việt, thể hiện lòng biết ơn sự hy sinh của thế hệ trước, đồng thời cầu mong mọi chuyện tốt lành. Thông thường các gia đình thắp hương vào mùng 1 và ngày rằm không phải do cấm kỵ yếu tố tâm linh nào mà đơn giản là theo thói quen do ông bà truyền lại.
Mặt khác, tục lệ thắp hương trong ngày Sóc, Vọng cũng là cách con cháu tìm kiếm chỗ dựa tinh thần khi gặp khó khăn trong cuộc sống mà mình không thể tự giải quyết. Cho nên nếu vì quá bận rộn mà quên dâng hương vào mùng 1 hay ngày rằm thì cũng không bị làm sao.
Tuy biết quên thắp hương thờ cúng tổ tiên, thần linh cũng sẽ không quá ảnh hưởng đến đời sống và nghiệp quả của mỗi người. Nhưng nếu có điều kiện thực hiện thì nên làm việc này một cách thường xuyên.
Hòa thượng Thích Thành Từ (Hậu duệ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông) đã chỉ rõ: “Nếu mọi sự kiện xảy ra đều do nhân quả thì sự cầu nguyện khó mà toại nguyện. Bởi lẽ thế gian có kẻ tạo nghiệp lành, người tạo nghiệp dữ. Người tạo nghiệp lành khi Phúc báo đến thì được như nguyện. Kẻ tạo nghiệp dữ khi nghiệp báo đến, dù có nguyện cầu cũng khó thoát khỏi quả khổ…”.
Văn khấn khi thắp hương ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng
Ngoài lễ vật, văn khấn cúng ngày mùng 1 hay ngày rằm âm lịch hàng tháng cũng nhận nhiều sự quan tâm. Không ít người thắc mắc nên đọc bài cúng như thế nào để gửi được những tâm tư nguyện vọng tới gia tiên, gia thần? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời.
Văn khấn cúng ngày mùng 1 và ngày rằm
Văn hóa thờ phụng ở Việt Nam rất phong phú đa dạng, mỗi gia đình lại có cách sắp xếp bàn thờ khác nhau. Song đa số các gia đình đều tách riêng bàn thờ gia tiên và bàn thờ thần. Bởi thờ gia tiên là cách con cháu tưởng nhớ những người thân đã khuất và thể hiện lòng biết ơn tới những sự hy sinh của tổ tiên. Còn thờ thần (Thổ Công, Thổ Địa, Thần Tài,…) là nhằm cầu mong bình an, may mắn, phát đạt, thành công. Chính vì sự tách biệt này mà văn khấn cúng ngày 1 và ngày rằm cũng được chia thành 2 loại:
- Bài cúng các vị thần.
- Bài cúng gia tiên.
1. Văn khấn các vị thần mùng 1 và ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân
– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần
– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………
Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
2. Văn khấn gia tiên mùng 1 và ngày rằm
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần.
– Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại:……
Hôm nay là ngày ….. gặp tiết …. (ngày rằm, mồng một), tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Những điều lưu ý khi thắp hương ngày mùng 1 và ngày rằm
1. Cách sắm lễ cúng mùng 1 và ngày rằm
- Đồ cúng dâng lên tổ tiên, thần Phật trong ngày đầu tháng và ngày rằm hàng tháng thường đơn giản hơn các dịp lễ khác như cúng Rằm tháng Giêng, Tết Nguyên Đán, vía Thần Tài,…. Thông thường lễ vật trong ngày này chỉ gồm: hương, hoa, trái cây, trầu cau, nước, tiền vàng mã.
- Nếu gia đình nào muốn thịnh soạn hơn thì có thể thêm một số món ăn như: xôi, thịt gà hoặc lợn luộc, canh (măng, mọc, bóng,…) hay các món xào khác. Song để chuẩn bị đồ cúng, các gia đình nên tùy theo điều kiện kinh tế của mình, “giàu thì làm kép, hẹp làm đơn”.
2. Tác phong của người cúng
Ngoài việc chuẩn bị văn khấn gia tiên, gia thần vào mùng 1 và 15 âm lịch thì tác phong của người cúng cực kỳ quan trọng. Cho nên khi cúng bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề.
- Thành tâm, trong lòng không có tạp niệm khi đọc văn khấn.
3 Nghi thức cúng
Về nghi thức cúng, gia chủ cần đảm bảo các lưu ý như sau:
- Dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, bày biện lễ vật thật chu đáo.
- Bày mâm lễ vật thấp hơn bàn thờ.
- Cúng ông Công trước rồi mới cúng tổ tiên sau.
Để lại bình luận
5